Tâm từ của một bà mẹ đối với đứa con thân yêu là biểu hiện của sự thiêng liêng và thánh thiện phải không các bạn? Đó là một kinh nghiệm thiêng liêng và thánh thiện. Đối với tôi, quên mình để hiến dâng chỉ gì một người nào đó cần đến, hay nói khác đi, hy sinh những đặc ân và tiện nghi cá nhân để phục vụ người khác là một biểu hiện thánh thiện. Khi chúng ta thật sự ứng xử với cuộc đời một cách công bình và chân thật, khi chúng ta không còn thành kiến và thiên vị, khi có sự hoan hỷ, quân bình, và xả bỏ trong tâm, khi tâm thanh tịnh không bị những phiền não chi phối, thì chúng ta sẽ tiếp cận với sự thiêng liêng và thánh thiện.
Thiền Vipassanà,Tổ Sư Thiền và Khán thoại đầu
Cốt tử của thiền là trực chỉ nhân tâm và kiến tánh. Vì căn cơ trực chỉ kiến tánh quá hiếm hoi nên đành phải vận dụng ra phương tiện...
PHÁP TRONG THIỀN TÔNG
Để có cái nhìn rộng rãi hơn, và cũng để cho chúng ta thấy rõ không phải chỉ có trong Nguyên Thủy mà cả Đại Thừa và Thiền Tông cũng có cái thấy như vậy. Chúng ta sẽ điểm xuyết một vài.
Thiền Tông đã nói về cái thực, về pháp: “Xúc mục vô phi thị đạo”, nghĩa là tiếp xúc với mắt thì không có gì không phải là đạo. Ở đây, đạo là cái thực, là chân lý, là thực tánh pháp.
Có người hỏi một vị Thiền Sư:
– Bạch Ngài cái gì là đạo?
Thiền Sư trả lời:
– Thế ông chỉ cho ta xem cái gì không phải là đạo?
CÕI THƠ THIỀN SƯ HUYỀN QUANG
Có thể nói khởi đi của thơ bắt nguồn từ thi kệ. Hầu hết thiền sư đều là những nhà thi sỹ vĩ đại. Ở đây thơ được hiểu là sự tuôn trào không biên giới khi chọc thủng vào tận cùng đối tượng, đẩy nó bay bổng ra ngoài suy tưởng để vụt khởi. Chặng đường nầy không khởi đi từ ý niệm, bởi lẽ ý niệm không bao giờ rượt kịp theo đối tượng, có thể ý niệm phủ trùm và quyết đoán về một cái gì và điều ấy không hẳn là đối tượng. Khi đề cập về cái gì, tức còn đứng bên ngoài để nhìn ngắm, như vậy chỉ mới trông thấy bóng dáng giả hợp trãi dài của sự vật. Đây là lối mòn thông tục thường xuất hiện ở trong ta, nếu đứng từ ngoài thì làm sao trông thấy được bản thể linh hiện của từng hiện hữu? Nhất là những ý niệm được dựng nên từ sự suy tư trong ý niệm, thì kết quả sẽ trái ngược, vì trong ý niệm không có cái gì hoàn toàn bất biến, bản chất của nó vốn đong đưa biến hóa và không thật.
Vấn Đạo Thiền Sư Bassui (1327-1387)
Có người hỏi: "Chư Phật chư Tổ xưa nay đã dùng biết bao pháp môn và phương tiện để tu học pháp Phật, làm sao có câu nói là "không có gì ngoài kiến tánh thành Phật"? Xin đại sư chỉ giáo".
Bassui trả lời: "Ta thọ giới xuất gia trong những năm sau này, chưa từng học kinh. Ngươi hãy nói cho ta nghe có pháp nào ngoài việc "kiến tánh thành Phật" không.
Hỏi: "Theo như kinh nói, Đức Thế Tôn đã thành tựu Phật quả sau khi tu được Lục Độ Vạn Hạnh. Làm sao điều này có thể được gọi là "Kiến tánh thành Phật"?
Hỏi: "Theo như kinh nói, Đức Thế Tôn đã thành tựu Phật quả sau khi tu được Lục Độ Vạn Hạnh. Làm sao điều này có thể được gọi là "Kiến tánh thành Phật"?
GIẢI THOÁT NẰM GIỮA HAI TƯ TƯỞNG.
Giải thoát hay Tánh Không thì không chỗ nào không có, nên bất cứ ở đâu chúng ta cũng có thể gặp nó. Tánh không, vô tự tánh của cái tôi và tất cả sự vật thì có thể tìm thấy nơi sự vật cũng như chính nơi tâm thức này. Bởi vì tánh không là bản tánh của sự vật và của tâm thức.
Trong bài này, chúng ta tìm hiểu và thể nghiệm tánh không nơi tâm thức hiện có của chúng ta, nơi không có tư tưởng và nơi đang có tư tưởng. Tánh không nằm giữa hai tư tưởng thường được nói đến trong hai truyền thống phật giáo Tây Tạng và Trung Hoa, mà Thiền tông, Đại Toàn Thiện (Dzogchen), và Đại Ấn (Mahamudra) là những đại diện tiêu biểu.
Trong bài này, chúng ta tìm hiểu và thể nghiệm tánh không nơi tâm thức hiện có của chúng ta, nơi không có tư tưởng và nơi đang có tư tưởng. Tánh không nằm giữa hai tư tưởng thường được nói đến trong hai truyền thống phật giáo Tây Tạng và Trung Hoa, mà Thiền tông, Đại Toàn Thiện (Dzogchen), và Đại Ấn (Mahamudra) là những đại diện tiêu biểu.
Hai thực tại
Ở đây, chúng ta sẽ nói về một lĩnh vực khác của niệm pháp (dhammānupassanā), là một pháp hành rất rộng, phần lớn nhất và rộng nhất trong kinh Đại niệm xứ. Trước khi nói về niệm pháp, tôi sẽ phải tự mâu thuẫn với chính mình một chút.
Tôi sẽ nói với các bạn những điều hoàn toàn ngược lại với những gì tôi đã nói lúc trước. Ngày hôm nay tôi sẽ nói cho các bạn biết một điều là: tất cả mọi thứ đang tồn tại này đều là khổ, đều là bất toại nguyện, tất cả mọi thứ đều rất tệ.
Trước đây tôi nói rằng mọi thứ thật tuyệt vời, làm sao tôi lại nói hai điều hoàn toàn trái ngược nhau như thế? Bởi vì cả hai đều đúng theo cách riêng của nó khi chúng ta sống trong hai dạng thực tại, hay hai dạng thức tồn tại khác biệt nhau. Đức Phật dạy hai loại chân lý, hay hai loại sự thật khác nhau; đừng bao giờ quên điều này, bởi vì nếu bạn quên và trộn lẫn hai loại thực tại này với nhau, bạn sẽ trở nên vô cùng rối.
Tôi sẽ nói với các bạn những điều hoàn toàn ngược lại với những gì tôi đã nói lúc trước. Ngày hôm nay tôi sẽ nói cho các bạn biết một điều là: tất cả mọi thứ đang tồn tại này đều là khổ, đều là bất toại nguyện, tất cả mọi thứ đều rất tệ.
Trước đây tôi nói rằng mọi thứ thật tuyệt vời, làm sao tôi lại nói hai điều hoàn toàn trái ngược nhau như thế? Bởi vì cả hai đều đúng theo cách riêng của nó khi chúng ta sống trong hai dạng thực tại, hay hai dạng thức tồn tại khác biệt nhau. Đức Phật dạy hai loại chân lý, hay hai loại sự thật khác nhau; đừng bao giờ quên điều này, bởi vì nếu bạn quên và trộn lẫn hai loại thực tại này với nhau, bạn sẽ trở nên vô cùng rối.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)