"Chân Không Diệu Hữu" - BÁT NHÃ TÂM KINH


Câu hỏi: Thưa Thầy, xin Thầy cho con một thí dụ để biết thế nào là nghĩa của "Chân Không Diệu Hữu." Con xin rất cám ơn Thầy.
Trả lời:
Con có thể chỉ bất cứ cái gì nó cũng đều là chân không và diệu hữu cả. Vì vậy có câu: "Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không". Nếu có thì giờ con mở qua mục Thư Viện tìm cuốn Thực Tại Hiện Tiền, trong đó thầy đã nói về chân không diệu hữu rất rõ. Tuy nhiên điều này con không nên tìm hiểu bằng lý trí, kiến thức; cứ lắng nghe, quan sát và chiêm nghiệm rồi con tự thấy ra mới thật là hứng thú.

TỰ BIẾT MÌNH

Theo Krishnamurti thiền định giản dị hơn nhiều, có thể hiểu đó là trạng thái thường xuyên tự hiểu mình, tự biết mình, hay tự tri, và trạng thái này cần hiện diện trong mỗi người mọi lúc mọi nơi. Khi nào có trạng thái đó tức là đang thiền định, còn ngoài ra chẳng có gì gọi là thiền định cả. Tự biết mình là biết như thế nào thì qua lời của Krishnamurti trong chương trước cũng có thể hình dung được phần nào, nhưng có thể tóm gọn trong một câu là: nhận ra được mình đang hiện thể trong những ràng buộc của thời gian. Dĩ nhiên, nếu người đọc không đồng ý với suy tưởng của Krishnamurti về thời gian thì những ý niệm về thiền định của ông chẳng có giá trị gì, vì thiền định chỉ để chấm dứt thời gian tâm lý đang hoành hành tâm trí con người, ngoài ra nó chẳng để làm gì khác. Chúng ta hãy xem ông nói như thế nào về thiền định.

TÌM KIẾM


Mọi người đang tìm kiếm thiền, lời cầu nguyện, cách hiện hữu mới. Nhưng tìm kiếm sâu sắc hơn, và tìm kiếm cơ bản hơn, là làm sao lại được bắt rễ vào trong sự tồn tại. Gọi nó là thiền, gọi nó là lời cầu nguyện, hay bất kì cái gì bạn muốn, nhưng điều bản chất là làm sao được bắt rễ vào trong sự tồn tại. Chúng ta đã trở thành cây bị bật rễ - và không ai khác chịu trách nhiệm ngoại trừ chúng ta, với ý tưởng ngu xuẩn riêng của mình về chinh phục tự nhiên.