THỜI GIAN, KHÔNG GIAN và CÁI TRUNG TÂM





Lý tưởng, ý tưởng, và “cái gì là”. Cần hiểu rõ sự chịu đựng đau khổ: phiền muộn, cô độc, sợ hãi, ganh tị. Cái trung tâm vị kỷ. Không gian và thời gian của cái trung tâm. Liệu có thể không có một trung tâm của cái tôi và vẫn sống trong thế giới này hay không? “Chúng ta sống trong nhà tù của suy nghĩ riêng của chúng ta.” Thấy cấu trúc của cái trung tâm. Nhìn không có cái trung tâm. 
KRISHNAMURTI: Sáng nay chúng ta sẽ cùng nhau xem xét điều gì đây? 
Người hỏi: Ký ức tâm lý là gì, và làm thế nào nó được khắc sâu vào bộ não? 

Tiến Trình Giải Thoát Của Ðức Phật Khi Ngài Thành Ðạo




Gia chủ Tapussa cùng với Tôn Giả Ananda đến hỏi Ðức Phật, vì sao giới cư sĩ gia chủ "Thọ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục", xem đời sống viễn ly của các vị xuất gia như là vực thẳm. Tuy vậy trong pháp và luật của Thế Tôn lại có những Tỳ Kheo trẻ tuổi phấn khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú, hướng đến xuất ly, và các vị này thấy trong sự xuất ly "Ðây là an tịnh". Chính ở nơi đây là sự sai khác trong Pháp và Luật này giữa các Tỳ kheo và phần đông quần chúng. Sự ngạc nhiên và khâm phục của Tapussa được Thế Tôn chấp nhận, và Ðức Phật kể lại kinh nghiệm của Ngài trong tiến trình thành đạo của Ngài dưới gốc cây Bồ Ðề.

Niết bàn cơn ác mộng cuối cùng



- Nếu bạn muốn sống một cách thực sự, bạn phải thật thoải mái , tự nhiên. Cuộc sống là tự nhiên, không gò bó. Hãy sẵn sàng cho giây phút hiện tại. Hãy để cái giây phút hiện tại dẫn dắt bạn, đừng lập kế hoạch cho nó. Cuộc sống chẳng có mục đích gì. Hãy nhìn những bụi cây, ánh nắng mặt trời. Đâu là mục đích của cây cối ra hoa? Chim hót vì mục đích gì? Đâu là mục đích của mặt trời mọc hàng ngày mỗi sáng? Chẳng có mục đích gì…
- Tương lai không phải là một phần của thời gian; nó chỉ là một phần của ước muốn. Thời gian chỉ là duy nhất cái hiện tại, luôn luôn là cái hiện tại, không bao giờ là cái gì khác. Quá khứ chỉ ở trong ký ức, trong tâm trí, nó không phải là một phần của thời gian. Và tương lai cũng chỉ là một phần của tâm trí- là cái ước muốn. Và giữa hai cái đó là là một khoảnh khắc rất nhỏ được gọi là hiện tại. Thời gian luôn luôn là hiện tại bây giờ. Nếu bạn lỗi cái bây giờ, bạn đang phạm lỗi tự sát. Bạn đang trì hoãn cuộc sống cho một lý tưởng nào đó. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên một thông lệ chết, vô dụng. Hãy là- và quên đi việc trở thành. Trở thành chính là cơn ác mộng. Hãy buông x. Bạn đã là hoàn hảo. Cuộc sống như nó là, là hoàn hảo từng giây, từng phút. Niết bàn đơn giản là chẳng có gì. Nó là cái không tuyệt đối, là sự trống rỗng. Làm sao bạn theo đuổi được cái trống rỗng? Bạn vừa biến mất hoàn toàn một cách tối hâu.
- Cách duy nhất để trở thành một vị Phật: Hãy là chính mình. 

Làm thế nào bạn BIẾT chấm dứt tư tưởng đúng lúc...?


   

Thấy biết là thể tánh
Suy nghĩ là tướng dụng.
Cả hai không thể thiếu
Trong tuệ giác viên dung.

(Viên Minh)



Có thể nói, suy nghĩ hay tư duy là điểm ưu việt, độc đáo nhất của loài người. Suy nghĩ nâng cao trình độ nhận thức và đem lại cho con người vô số thành tựu tốt đẹp trên nhiều lãnh vực. Suy nghĩ hình thành tư tưởng, lý luận, biện giải, hiểu biết, quan niệm, chủ thuyết, triết học và rất nhiều hoạt động tri thức khác, kể cả khoa học thực dụng nhất cũng phải xem tư duy là yếu tố then chốt. Người không biết suy nghĩ thì chẳng khác gì gỗ đá.

Hạnh Phúc, Khổ Đau và Niết Bàn


Mục đích của Thiền Phật Giáo là Niết Bàn. Chúng ta hướng đến Niết Bàn và tránh xa những rắc rối của thế giới dục lạc - vòng tròn không dứt của những thói quen. Niết Bàn là mục đích mà ta có thể đạt được ngay hiện đời. Chúng ta không cần đợi lúc lià đời mới biết Niết Bàn hiện hữu.
Các giác quan & thế giới dục lạc là cõi của Sanh, Già, Bệnh, Chết. Cái thấy là một thí dụ, nó dựa vào rất nhiều nguyên nhân : cho dù là ngày hay đêm, cho dù mắt tốt hay không tốt. Chúng ta hay bám víu vào màu sắc, hình dáng mà ta cảm nhận được bằng mắt và bắt đầu đồng hóa với chúng.

Sự nghi ngờ cần thiết


Nếu tình cờ chúng ta gặp phải những điều nào đó mà chúng ta cảm thấy khó chấp nhận được ngay cả khi chúng ta đã điều tra tìm hiểu một cách thật cẩn thận, điều đó cũng không có nghĩa là toàn bộ một giáo pháp chứa đựng những điều đó cần được vứt bỏ.
Có lẽ nền giáo dục Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo của người phương Tây đã khiến nhiều người có khuynh hướng xem sự nghi ngờ là một gì điều đáng xấu hổ, đến mức coi nó như kẻ thù. Người ta cảm thấy rằng nếu họ nghi ngờ, điều đó có nghĩa là họ đang phủ nhận giáo lý, trong khi lẽ ra họ nên có một niềm tin không thắc mắc. Hiện nay, trong một số tôn giáo, niềm tin không truy vấn- tin một cách mù quáng- vẫn được coi là phẩm chất cần có của người tín đồ. Thế nhưng giáo pháp Phật đà không đòi hỏi điều đó. Khi nhắc tới giáo pháp, Đức Phật chỉ nói, “hãy đến để mà thấy” hoặc”hãy đến để khám phá sự thật” ; Ngài không hề nói “hãy đến để mà tin”. Một tâm thức rộng mở và biết đặt nghi vấn hoàn toàn không bị coi là trở ngại đối với những người tin tưởng vào Phật pháp.

Trái Tim Thiền Tập




Sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại với một sự quân bình, tĩnh lặng và hiểu biết, cho dù kinh nghiệm ta có là dễ chịu, khó chịu hoặc trung hòa, là một chuyện có thể được. Ðó là nhờ sức mạnh của chánh niệm.


Khóa tu đầu tiên của chúng tôi tổ chức đặc biệt cho gia đình, tại trung tâm Insight Meditation Society, được dành riêng cho các bậc cha mẹ của các thiền sinh. Ðem thiền tập giới thiệu đến với họ là một cách để giải trừ những lo âu của họ về cái mốt ưa chuộng kỳ lạ của con cái. Một thiền sinh, hiểu rõ về thái độ của mẹ mình khi đến học thiền, nói, "Má tôi là người đàn bà mà sẽ than phiền rằng 'Cái con chim khốn kiếp kia làm ra mất ngủ cả đêm'.". Mà thật, bà ta đã nói y như vậy sau đêm đầu tiên ngủ tại trung tâm! Nhưng đến cuối tuần thì cách lắng nghe của bà đã hoàn toàn thay đổi. Bà đã tập được cách chỉ đơn giản lắng nghe thôi, buông bỏ hết những sự phê phán của mình về tiếng chim kêu trong đêm khuya.Có nhiều cách để nghe một âm thanh. Chúng ta có thể nghe một tiếng động nào đó rồi trở nên bực mình và phản ứng, cảm thấy khó chịu. Trong trường hợp âm thanh nào đối với ta là dễ chịu, ta sẽ muốn nó tiếp tục mãi. Còn với những âm thanh không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, có lẽ ta chỉ nghe chúng có "nửa tai" thôi. Và ta cũng có thể trực tiếp lắng nghe một âm thanh, mà không phê phán, không thêm bớt - nó chỉ đơn giản là một tác động của thính giác - chừng ấy, cả một thế giới mới sẽ phơi bày trước mặt ta. Kinh nghiệm được mọi hiện tượng trong cuộc sống này bằng đường lối trực tiếp ấy chính là tinh túy của chánh niệm.

Audio: TỨ DIỆU ĐẾ (Thầy Viên Minh)

Trong Phật giáo người ta gọi hành trình này là Tứ Diệu Đế: Thấy khổ, thấy nguyên nhân phát sinh ra khổ, thấy khổ đi đến hoại diệt và thấy yếu tố nào đưa khổ đi đến hoại diệt (khổ, tập, diệt, đạo).

Đức Phật mô tả rõ ràng trong bốn Sự Thật: Sự thật về khổ, về nguyên nhân khổ, về sự chấm dứt khổ và về yếu tố chấm dứt nguyên nhân sinh khổ. Chúng ta không nên nói Đạo Đế là con đường chấm dứt khổ, vì có thể dẫn đến hiểu lầm xem giải thoát là ý muốn diệt khổ để được lạc (ly khổ đắc lạc). Đúng hơn, chúng ta nên hiểu Đạo Đế là yếu tố chấm dứt nguyên nhân sinh khổ. Nguyên nhân đó là không nhận ra chân lý nơi thực tại hiện tiền (vô minh) ---> ham muốn trở thành (ái dục) ---> tạo tác để trở thành (hữu). Và tạo tác trở thành chính là Tập Đế tạo ra luân hồi sinh tử mà hậu quả là phiền não khổ đau tức là Khổ Đế.

THEO LỜI PHẬT DẠY



Giữ thăng bằng
Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. 

Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất.

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc


Ðức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực được ứng dụng ngay trong hiện tại và kết quả cũng được đem lại ngay trong hiện tại.
Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng viễn vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với đời sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại.

Đối diện với đau khổ


Lo âu và sầu muộn là hai thứ phiền não đồng sinh. Ở đâu có lo âu, ở đó có phiền muộn. Chúng đồng hiện hữu và liên kết chặt chẽ trong việc chi phối đời sống con người.
Chúng ta phải luôn luôn đối diện với thực tế nghĩa là không trốn chạy trước thế lực của giặc phiền não. Mặt khác ta phải tìm cách khắc phục chúng bằng chính sức cố gắng của mình, với sự hỗ trợ của ý chí sắt đá và nhẫn nại kiên trì.

Đức Phật chân thực chính là thực tại đời sống của bạn



Tôn giáo luôn cho rằng điều này là tốt hay điều kia là xấu.
Nếu bạn coi Phật giáo như là tôn giáo và bạn thấy rằng đức Phật đã dạy một điều gì đó là tốt thì bạn sẽ phải tin rằng điều đó là hoàn toàn tốt đẹp. Nếu đức Phật dạy điều đó là xấu thì điều đó sẽ trở nên là xấu 100%. Cách thức của bạn là như vậy! Bạn sẽ không suy xét tường tận về mọi điều vì bạn không được phép làm điều đó! Tương tự, nếu bạn là người Thiên Chúa giáo, bạn phải tin tưởng Thiên Chúa giáo chỉ đơn thuần là tôn giáo, khi đó, bất cứ điều gì chúa Jesus dạy đều trở thành chân lý tối thượng... mà bạn chẳng suy xét, quán chiếu tường tận về những điều đó. Đây chính là phương thức điển hình của tôn giáo khi đề cập tới vấn đề niềm tin tâm linh của mỗi người.

Những bài Pháp ngắn (13) [THẦY VIÊN MINH]


Thiền là gì ? (Ajahn Sumedho)




Hiện nay, chữ 'Thiền' được sử dụng rất nhiều để diễn tả nhiều cách thực tập.
Trong Phật giáo, chữ Thiền được dùng để chỉ định hai cách thực tập sau đây.
Cách thực tập một gọi là 'Thiền định' (samatha), và cái thứ hai gọi là 'Thiền Minh Sát' (Vipassana).
Thiền định (Samatha) là cách tập trung ý tưởng vào một vật và không để bị chi phối bởi gì khác.

Ý NGHĨA CỦA SỰ CHẤP NHẬN MỌI VIỆC



Nhiều lần ông đã đề cập đến việc thực tập “chấp nhận vô điều kiện” những gì đang có mặt trong phút giây này. Nhưng tôi thực không đồng ý cách sống này vì nó có vẻ cam chịu, chấp nhận những việc đã xảy ra, và chúng ta chẳng cố gắng làm gì cả để thay đổi hoàn cảnh hiện tại. Theo tôi, chúng ta đạt được những tiến bộ, cả trong đời sống riêng tư và đời sống cộng đồng, là vì chúng ta đã không chấp nhận những giới hạn của hoàn cảnh hiện tại mà đã gắng sức vượt qua và tạo dựng nên một cái gì đó tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta đã không làm như thế thì giờ đây chắc hẳn chúng ta vẫn còn sống ở trong hang. Làm cách nào mà ông có thể dung hòa được việc thực tập chấp nhận vô điều kiện với chuyện thay đổi và thực hiện mọi việc?

Làm thế nào để dừng những cảm xúc...





...Trong thiền tuệ con chỉ để yên mọi cảm xúc như chúng là, chỉ cảm nhận chúng một cách trung thực, khách quan, vô tư và tự nhiên, không cần lắng sâu để ổn định chúng cũng không cần loay hoay can thiệp vào chúng. Cảm xúc chỉ là cảm xúc đang sinh diệt, không phải ta cũng không phải của ta nên cũng không cần lăng xăng xử lý.


THỨC TỈNH



Mến chào các bạn, 

Xin giới thiệu đến quý vị quyển sách "One Minute Wisdom" (Một phút Minh Triết) của Anthony de Mello rất hay và những mẫu chuyện ngắn đáng để chiêm nghiệm học hỏi...Như Ngài đã nói :“Có thể phải mất cả cuộc đời mới mở được mắt mình ra. Nhưng để nhìn thấy thì chỉ cần một chớp nhoáng.”
Quyển sách được nhà xuất bản Gujarat Sahitya Prakash phát hành và đến nay đã được dịch ra 21 ngôn ngữ khác nhau ở trên thế giới. 
Quyển sách được chia làm 7 phần, với những mẫu chuyện ngắn....Qua những mu chuyện ngắn, ngài mời độc-giả hãy có một cái nhìn khác biệt đối với vấn đề tu đức, một cái nhìn về thực tế, chứ không phải những diễn văn hay những điều xác tín.
Dưới đây, là những mẫu chuyện được lượt trích trong 3 phần đầu của tác phẩm này:

Con sợ bị vô cảm...Con băn khoăn không biết phải làm sao...



Khi đã có cái ta ý chí hay lý trí xen vào thì đồng thời, dĩ nhiên, sự nghi hoặc, sợ hãi cũng phát sinh theo...Tất nhiên khi cái ta nỗ lực “chỉ tập trung nhìn rõ vào các sự vật bây giờ” thì nó không để ý đến những gì đã qua và chưa đến thuộc “thời gian đồng hồ” nữa. Nhưng tập trung vào đối tượng hiện tại chỉ mới là định thôi, chưa phải là tuệ, chính vì vậy mà một mặt con “có cảm giác như bị mất trí nhớ” mặt khác con lo lắng ...và con đã “sợ bị vô cảm”..

...Nếu con buông luôn nỗ lực tập trung (định) vào đối tượng hiện tại, mà chỉ hồn nhiên thấy thực tại đến đi sinh diệt tự nhiên (tuệ) thì tuyệt vời biết bao!

NHỮNG LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA PHẬT



Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Đức Phật. Thật ra, Đức  Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy đức Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, đức Phật gầy gò và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng :
« Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích ».

HỌC CÁCH HÀNH XỬ VỚI CUỘC ĐỜI


(… Năm sa di La Hầu La 17 tuổi được THẾ TÔN giáo hóa )
1. Này La Hầu La con hãy học cách hành xử của Đất:
Dù người ta có đổ hay rải lên đất những thứ tinh sạch và thơm tho như hương hoa, nước ngọt, sữa thơm… hoặc những thứ hôi hám và dơ dáy như máu mủ, nước tiểu, phân rác… thì đất cũng tiếp nhận thứ ấy một cách rất thản nhiên, không vướng mắc, tự hào cũng không oán thù tủi nhục.
Tại sao?
Vì đất là ĐỊA ĐẠI có dung tích rộng lớn, có khả năng tiếp nhận và chuyển hóa. Nếu tâm con rộng lớn vô lượng như đất thì cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả bất công, oan ức và những thứ ấy sẽ không làm con buồn tủi và khổ đau.

KINH HẠNH PHÚC - TRANH CHÚ TIỂU


Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta) được Phật tử rất quý trọng như Mahamangala Sutta- Kinh Đại Cát tường.Người ta nói rằng, Đức Phật đã thuyết giảng những sự cát tường thật sự lý tưởng ra sao cho một vị thần nào đó khẩn cầu giải nghĩa. Cuối cùng Đức Phật mô tả tỉ mỉ 38 điều cát tường được gọi là siêu việt nhất. Đây là Kinh đầu tiên và nổi tiếng nhất trong mười một Minh Hộ Kinh ( paritta sutta) được ấn định trong Phật giáo. 15 câu kệ tiếp bằng tiếng pali được ghi nhớ và tụng niệm không chỉ để bảo vệ tránh khỏi những sự nguy hiểm mà còn là phương tiện nhằm thành tựu mỹ mãn mọi mục đích khó khăn trong phạm vi công việc thế gian và chứng ngộ xuất thế gian.

KINH PHÁP CÚ - HÌNH CHÚ TIỂU




"Kinh Pháp Cú" là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. 
"Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ. "Pháp Cú" là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.
Dưới đây, là những câu kệ được lượt trích và hình chú tiểu rất dể thương:

BỆNH LÝ TRÍ



Chỉ tại cái ta ảo tưởng quá ồn ào với những ý đồ chọn lựa lấy bỏ của nó, mà con không nghe thấy bài học vi diệu đó thôi. Chính vì con cứ mãi so đo tính toán mà đánh mất biết bao cơ hội tuyệt vời mà pháp dành cho con trong từng sát-na đời sống quý giá này!

Hãy lắng nghe bước chân
Bước chân qua thời gian
Thời gian vô sở trụ
Chân bước hề thênh thang!

Vấn đáp: Đạt tới dửng dưng tuyệt đối





Câu hỏi thứ nhất:
Thầy đã nói nhiều về sau về im lặng và trống rỗng bên trong. Sau hai năm làm đệ tử của thầy, nhiều lần, đặc biệt trong những buổi thiền tại thiền viện, tâm trí tôi dường như mất kiểm soát hơn bao giờ và làm việc giống như cái máy tính phát điên. Tôi cố gắng là nhân chứng cho toàn bộ cái ngớ ngẩn, nhưng con quỉ ấy cứ diễn ra mãi!

Oprah phỏng vấn đức Dalai Lama

Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?
Đức Dalai Lama: Mặc dù thế một số người nào đấy lại có ấn tượng rằng đạo Phật nói quá nhiều về khổ đau. Nhằm để trở nên giàu có, người ta phải làm việc thật cần mẫn trước tiên, do vậy người ấy phải hy sinh rất nhiều thời gian nhàn rỗi. Tương tự thế, người Phật tử đang tự nguyện hy sinh những thư thái tức thời vì thế họ có thể đạt đến niềm hạnh phúc miên viễn.

Hỏi Đáp: THIỀN 2 [THẦY VIÊN MINH]



1. THẬN TRỌNG đối với việc ngồi THIỀN

Câu hỏi: Dạ thưa thầy, tại sao con nghe một số người nói là ngồi thiền mang lại nhiều phước đức đến cho mình? Xin thầy giải thích cho con.
Trả lời: Thiền có nhiều loại: Chánh thiền, tà thiền, khí công, yoga, thiền định, thiền tuệ, thiền tông v.v... Vậy phải biết thiền như thế nào là đúng, thế nào là sai thì mới biết được ngồi thiền có phước hay có tội. Nếu ngồi thiền với động lực bản ngã tham sân si thì đó là tà thiền không những không phước mà còn chuốc họa vào thân, nhất là còn bị tẩu hỏa nhập ma nữa là khác. Nếu ngồi thiền để phát hiện và loại trừ bản ngã tham sân si, hoặc với tâm không tham, không sân, không si thì sẽ được phước vô lậu là giác ngộ giải thoát, chứ không phải để được phước đức hay sở đắc gì mà ngồi, vì như vậy lại rơi vào ý đồ của bản ngã tham sân si trong tà thiền mất rồi. Hãy thận trọng đối với việc ngồi thiền, đừng làm điều gì mà mình không biết rõ.

Những phép lạ và con đường đi tới giác ngộ



Ngày 21 tháng 9, năm 1932 (Krishnamurti 37 tuổi) trong thơ gởi cho bà Lady Emily, ông cho biết rằng đã dùng tay để chữa bệnh (physical healing) cho vài người, và nói với họ là đừng nói với ai về việc này cả; ông còn cho biết là đã chữa khỏi cho một người gần bị mù.
Trường hợp bà Vimla Thakkar bị đau đớn nặng ở tai, năm 1960 sau khi giải phẫu xong thì bà hết đau tai, nhưng lại bị điếc hoàn toàn một bên tai. Sau nhờ Krishnamurti dùng tay chữa khỏi hẳn, bà Vimla nghe trở lại bình thường.

Đừng tạo phương pháp hay lối mòn cho chánh niệm...



Chánh niệm chính là tâm trọn vẹn với pháp ngay tại đây và bây giờ mà không khởi một niệm phân biệt nhị nguyên nào, bởi vì một niệm khởi lên là đã phân ra thiện ác, đúng sai, hữu vô, cao thấp, đốn tiệm... của lý trí vọng thức, đó chính là lúc hình thành cái ta ảo tưởng...
...Khi tâm bạn buông ra mọi ý đồ lăng xăng của cái ta ảo tưởng, thì ngay đó không có thất niệm, tạp niệm hay vọng niệm (tức vô niệm) thì đó mới thật là chánh niệm, chứ tuyệt đối không có một hành động tạo tác nào gọi là chánh niệm cả. Đừng tạo phương pháp hay lối mòn cho chánh niệm, mà chỉ cần ngay đó trọn vẹn với thực tại thì chính là tâm đang chánh niệm. Ví như yên lặng thì ngay đó cứ yên lặng chứ không cần phải chấm dứt tiếng ồn, vì khi bạn khởi tâm muốn chấm dứt tiếng ồn thì tâm bạn không còn yên lặng nữa!

Không dừng lại và cũng không vội vã...


Hakuin là một thiền sư Nhật vào cuối thế kỷ 17 (1685–1768), ông cũng là người có công khôi phục lại dòng thiền Lâm tế tại Nhật.  Thiền sư Hakuin là một nhà tu, mà cũng vừa là một nhà thơ và lại là một họa sĩ rất tài. Những bức thư pháp và tranh vẽ của Hakuin, còn được gọi là nét cọ giác ngộ, có những nét đơn sơ và rất mới lạ, chúng đã mang lại nhiều cảm hứng và là sự hướng dẫn tu học cho biết bao thế hệ thiền sinh.

Bên trong bạn không có gì cả


Người ta thường hỏi dọ tôi về sự hành trì riêng của tôi: Tôi chuẩn bị tâm tư như thế nào khi ngồi thiền? Không có gì đặc biệt hết! Tâm tôi để yên chỗ hồi nào tới giờ nó ở. Họ hỏi tôi, "Thế thì Ngài là một vị A-La-Hán chăng?" (A-La-Hán là một vị tu hành đã đạt đến mức độ cao của sự tiến bộ về tâm linh.) Tôi có biết đâu? Tôi như cây cổ thụ đầy lá hoa, hoa và trái. Chim chóc tới ăn và làm tổ trong cây đó. Nhưng cây cổ thụ đó không hiểu biết về thân phận nó. Nó cứ sống tự nhiên vậy thôi, nó sao nó vậy.

Thơ và Tranh Thủy Mặc (THẦY VIÊN MINH)‏




Chuyển tiếng hải triều lòng tỉnh mộng
Đem thơ tịnh thủy rửa bụi trần

Viên Minh dịch


TRÌNH ĐỘ SỐNG ĐẠO



...Thái độ xử lý tình huống đúng tốt của một người ở mức độ nào chính là biểu hiện cụ thể trình độ sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha của người ấy. Trừ những bậc đã giác ngộ hoàn toàn, dù là bậc Thánh hữu học, các ngài vẫn còn phải học tiếp bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình.

KHÁM PHÁ CÁI THỰC



Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn hoặc là thành tựu con đường tu tập của mình ngay tại chỗ. Chúng ta ngày nay, kinh điển quá nhiều, hết tông phái này đến tông phái khác. Chúng ta đọc tụng rất nhiều, thu góp chữ nghĩa rất nhiều mà không tiêu hóa được bao nhiêu, không ít người còn chẳng tiếp thu được gì cả, thậm chí còn phản tác dụng nữa là khác vì họ đã hiểu sai, hành sai ý Phật, ý Tổ.Tại sao vậy?

BÍ ẨN CỦA GIÁC NGỘ (The Mystique of Enlightenment)



I. Sơ Lược tiểu sử U.G. Krishnamurti. 

Tên đầy đủ của UG là Uppalori Gopala Krishnamurti. Bạn bè và những người ngưỡng mộ ông thường gọi ông một cách thân thương là UG. Ông sanh ngày 9 tháng 7 năm 1918 trong một gia đình dòng dõi Bà la môn ở Masulipatam, một thị xã miền ven biển thuộc tỉnh Andhra Pradesh, Ấn Độ. Khi UG chỉ vừa chào đời được 7 ngày thì mẹ của UG qua đời, và UG được nuôi dưỡng, dạy dỗ bởi ông ngoại. Ngoại của UG là một luật sư danh tiếng, giàu có, và là một thành viên nổi bật của hội Thông Thiên Học. UG trưởng thành trong môi trường đặc thù của Thông Thiên Học và lại có tín ngưỡng, thực hành theo Ấn độ giáo chính thống. Thậm chí khi còn là một cậu bé, UG là một kẻ hay nổi loạn, chống đối, lỗ mãng nhưng thật thà đối với những gì anh ta đã làm.
UG hoàn tất tiểu học và trung học ở thị xã Gudivada và sau đó lấy bằng cử nhân danh dự về Tâm lý và Triết học tại Đại Học Madras. Nhưng, sự học hỏi nghiên cứu về các hệ thống triết lý đa dạng và tâm lý học tây phương chỉ gây chút ít ấn tượng đối với UG. “Cái tâm thức mà mấy cha nội này đang lý giải thì nó nằm ở đâu vậy?”, có một lần UG đã hỏi vị giáo sư Tâm Lý học của mình như thế. Có điều gì đó lạ thường nơi một sinh viên chỉ vừa mới 20 tuổi đầu, đặc biệt là học thuyết của Freud đã được xem như là thành tựu mới nhất nói về tâm thức nhân loại vào thời đó.

HƯƠNG VỊ CỦA CHỨNG NGỘ

...Phật nói: "Pháp của ta chẳng phải là pháp mà chỉ là tầm nhìn. Ta không trao cho các ông bất kỳ qui tắc lập sẵn nào, ta không trao cho các ông hệ thống nào. Ta chỉ trao cho các ông một cách tiếp cận thực tại. Ta chỉ trao cho các ông chìa khóa mở cửa. Ta không nói điều gì về cái các ông sẽ thấy khi mở cửa. Chẳng thế nói được gì về nó cả".


Để Sống Hạnh Phúc (The Art of Happiness)


Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây. Trước tiên tôi muốn cảm ơn ban tổ chức cũng như ông thống đốc từ lúc đến phi trường và mỗi ngày ông đã hiện diện để nói lời chào mừng tôi và cho thấy một gương mặt với nụ cười mĩm và qua đôi mắt là một thái độ vô cùng thân mật. Nên tôi rất cảm kích.

Có gì là nhiệm mầu trong giây phút hiện tại?



Thật ra, đức Phật có trình bày rất rõ về lý do chúng ta cần thực tập chánh niệm: để nhận diện và loại trừ đi cái nguyên nhân của khổ đau.
"Giữ chánh niệm." "Sống trong giây phút hiện tại." "Chú ý đơn thuần." Trên con đường tu học, chắc chúng ta đều có nghe về những lời khuyên này. Và nếu bạn có kinh nghiệm về thực tập thiền quán, những câu ấy là một tiếng chuông nhắc nhở chúng ta từ sáng đến khuya, rằng ta có thể tìm thấy tất cả những gì là chân thật ngay trong giờ phút hiện tại này.

Chân lý từ tánh biết sẳn có nơi mỗi người



...Tuệ thấy Danh Sắc chính là biểu hiện khởi đầu của tánh biết vô ngã này. Buông cái biết hữu ngã hữu hạn trở về với tánh biết vô ngã vô hạn thì tâm thiền mới có thể thật sự bước vào Tuệ Minh Sát (Vipassanà-ñana). Mười sáu tuệ minh sát đều được tánh biết vô ngã khai mở, thể nghiệm và thực chứng một cách sáng tạo chứ không phải nhờ nỗ lực của cái ta ảo tưởng thấy biết chủ quan.



Thiền duyệt




Thiền duyệt có nghĩa là sự an vui trong thiền tập. Khi mới bắt đầu tập thiền, tôi tưởng muốn an tâm và phát triển định lực ta cần phải có một sự cố gắng vất vả ghê gớm lắm. Tôi còn nhớ trong khóa tu thiền đầu tiên, tâm tôi cứ suy nghĩ lung tung và chu du đi khắp mọi nơi. Ðến một lúc bực mình quá, tôi tự nhủ là nếu nó xảy ra lần nữa thì tôi sẽ đập đầu vào tường cho biết! Nhưng thật may cho tôi, lúc ấy tiếng chuông báo hiệu giờ ăn trưa cũng vừa được thỉnh lên. Trong khi sắp hàng chờ lấy đồ ăn, tôi nghe trộm hai người đứng phía sau nói chuyện với nhau. Một người hỏi thăm người kia về thời ngồi thiền vào buổi sáng này. Anh ta trả lời với một giọng thật vui tươi, “Sáng này tôi ngồi chẳng được yên gì mấy, nhưng chiều nay chắc chắn là sẽ tốt hơn”.

PHÁP vốn luôn hoàn hảo


Trong một tâm hồn khai mở thênh thang thì mỗi pháp tế hay thô đều hiện ra minh bạch nhưng đến đi vô ngại, như thấy rõ những đợt sống nhấp nhô, thăng trầm, sinh diệt nhưng biển cả vẫn mênh mông, sâu thẳm...; như những đám mây bay qua bầu trời nhưng hư không luôn thản nhiên đón nhận mà vẫn rỗng không và bao la vô tận; như tấm gương soi rõ mọi vật nhưng chỉ thấy có có không không nên không chọn lựa lấy bỏ vật gì; như những pháp được mất, hơn thua, vinh hư, tiêu trưởng diễn ra giữa cuộc đời nhưng tâm hồn giác ngộ vẫn tịch tịnh an nhiên…


BÀI HỌC LÀM MẸ



Mục đích của đời sống không phải để tiến đến một điều kiện tốt đẹp hơn mà là học ra được những bài học quý giá hơn về ý nghĩa của nó. Nếu thấy ra điều đó thì con sẽ không còn muốn cho con cái sau này được sống đầy đủ và thoải mái, vì như vậy chúng sẽ không có điều kiện để trui rèn bản lãnh sống. Quan trọng là con giáo dục con cái thế nào để chúng có đủ khả năng đối mặt với những bước thăng trầm của cuộc sống, để có nhận thức đúng và hành vi tốt, như vậy chúng sẽ sống để thành nhân hơn là quá chú trọng đến thành công, để giác ngộ giải thoát hơn là sở hữu tiền tài danh vọng.


MỘT TRIẾT GIA HỎI PHẬT




Ngày kia, có một triết gia đến hỏi Phật:
"Bạch Đức Thế Tôn, không nói, không phải là không nói, Ngài có thể cho con biết sự thật không?"
Đức Phật im lặng.
Ông triết gia kia đảnh lễ Phật và xưng tán rằng: "Với ánh sáng đại bi đại trí của Phật chiếu soi tâm con, con đã đoạn trừ được mê vọng và bước vào chánh đạo."
Ông triết gia ra về rồi, ngài A Nan bèn bạch Phật:
"Bạch Đức Thế Tôn, triết nhân kia đã đạt tới những gì?"
Phật trả lời:
"Con chiến mã phi nhanh ngay cả dưới cái bóng của ngọn roi da!"

Vài Quan Niệm Sai Lầm Về Pháp Tánh (Dhammata)


Trong một cuộc hội thảo của Hội Nghiên cứu Châu Á ở Mỹ, có một bài thảo luận nói rằng từ Pháp (Dhamma) hay Pháp tánh (Dhammatā) có thể được xem như là một khái niệm của Phật giáo Nguyên thủy tương đương với từ “ân sủng (“Grace”). Trong buổi nói chuyện tiếp theo, một giáo sư tuyên bố rằng theo một số bài kinh trong Tam Tạng “vạn pháp sanh ra từ pháp tánh”.

TRUNG ĐẠO (Ajahn Chah - Daehaeng)


Đức Phật không muốn chúng ta đi con đường đôi. Một bên là tham ái, chìm đắm, và bên kia là sợ hãi, ghen ghét. Ngài dạy chúng ta hãy tỉnh thức trước mọi lạc thú. Sân hận, sợ hãi, bất mãn không phải là lối đi của thiền sinh. Đó là lối đi của người thế tục. Người an tịnh đi trên Trung Đạo, vất tham ái sang bên trái, và bỏ sợ hãi, ghen ghét sang bên phải. Người nào muốn thực hành, phải theo Trung Đạo: không nghiêng về lạc thú hay đau khổ mà chỉ đặt chúng xuống. Nhưng dĩ nhiên, thoạt đầu hơi khó. Chúng ta bị đá sang hai bên: lúc sang trái, lúc sang phải như quả lắc đồng hồ.

PHÁP đã hoàn hảo nơi mỗi người


Sự thật về cuộc sống luôn sẵn có nơi mỗi người chúng ta, sẵn có xung quanh chúng ta. Những người hiểu ra điều này sẽ không thấy có vấn đề gì nữa, cũng không còn gì để họ phải theo đuổi nữa. Bây giờ họ chỉ sống với thực tại và tự chiêm nghiệm, học hỏi mà thấy ra thôi. Vì câu trả lời cho mọi vấn đề của cuộc sống đều nằm trong chính cuộc sống. Mọi thứ đã tự đầy đủ nơi thực tại hết rồi, không cần thêm bớt gì nữa.

THIỀN NGÔN và cảnh đẹp ở NHẬT BẢN



- Vô ngã có nghĩa là tất cả pháp đều không phải là ta hay của ta. Ta và của ta chỉ là ý niệm thôi chứ không có thật. Vì dù không có ý niệm "ta" gán vào thì pháp vẫn vận hành. Trong mỗi cá nhân có những yếu tố hợp lại mà thành như thân vật lý (physical body), cảm giác (sensation), tri giác (perseption), phản ứng tâm lý (mental action and reaction), tâm thức (mind, consciousness), chúng tương quan với nhau mà tạo thành quá trình sự sống (living process), trong đó không có gì là ta và của ta cả.

Viên Minh

Niệm Phật để đạt được trạng thái "nghe được tiếng niệm Phật xung quanh mình"




Vì thấy người đời đắm chìm trong ngôi nhà cháy bởi ngọn lửa tạp niệm, thất niệm, vọng niệm của tam độc tham sân si mà đức Phật chỉ bày pháp môn niệm Phật để dập tắt ngọn lửa thiêu đốt ấy cho tâm được thanh tịnh sáng suốt. Về sau pháp môn ấy được triển khai thành một tông phái gọi là Tịnh Độ Tông, lấy mục đích thanh tịnh và sáng suốt của tự tâm trong pháp môn niệm Phật mà đức Phật Thích Ca đã dạy để vận dụng thành cõi Tịnh Độ (biểu tượng cho sự thanh tịnh) và Phật A-di-đà (biểu tượng cho sự sáng suốt). 

VẤN ĐẠO NGÀI AJAHN CHAH



Lời giới thiệu của người dịch : Ngài Ajahn Chah ( 1918-1992) là một trong những vị thiền sư danh tiếng và được kính trọng bậc nhất ở Thái Lan. Ngài thọ giới Tỷ-kheo vào tuổi 20, theo truyền thống khổ hạnh Sơn Lâm (Forest Sangha), thuộc hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy. Ngài tu tập dưới sự hướng dẫn của một số thiền sư danh tiếng đương thời, trong đó Ngài Ajahn Mun là vị thầy có ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với ngài. Sau nhiều năm hành đạo trong các vùng rừng núi như một vị du tăng, cuối cùng Ajahn Chah dừng chân để thiết lập tu viện Wat Pah Pong tại một vùng quê thuộc miền Đông Bắc Thái Lan. Ngài trở thành một vị thiền sư danh tiếng thế giới qua đường lối tu tập theo truyền thống khổ hạnh của những vị khất sĩ trong rừng. Ngài đã thu hút một số tu sĩ Tây phương theo học với ngài, và đến năm 1975 ngài thiết lập Tu viện Wat Pah Nanachat dành cho thiền sinh Tây phương, cách tu viện Wat Pah Pong không xa, do vị đại đệ tử người Mỹ của ngài là Ajahn Sumedho làm trụ trì. Năm 1979, chi nhánh tu viện đầu tiên theo truyền thống của ngài là Chithurst Buddhist Monastery được thiết lập tại Sussex, Anh quốc. Ngài Ajahn Chah cũng đã từng đi hoằng pháp ở Âu châu, Bắc Mỹ, Canada và Anh quốc. Ngày nay có hơn 200 chi nhánh tu viện của ngài khắp Thái Lan , 15 chi nhánh và 10 Trung tâm tu học dành cho Phật tử ở nhiều nước trên thế giới. Lời giảng dạy của ngài được các đệ tử sưu tập và xuất bản, và được các Phật tử đón nhận như là cẩm nang tu hành theo truyền thống khổ hạnh Sơn Lâm, thuộc Phật giáo Nguyên Thủy. Những tuyển tập các bài pháp thoại nổi tiếng của ngài là : Mặt Hồ Tĩnh Lặng (A Still Forest Pool), Hương Vị Giải Thoát (A Taste of Freedom), No Ajahn Chah (Không Có Ajahn Chah), Thấy Đạo ( Seeing the Way), Con Đường An Lạc ( The Path to Peace)….
Sau đây là tập hợp một số câu hỏi các thiền sinh Tây phương và một số thiền sinh khác đã tham vấn ngài Ajahn Chah, do chư tăng Chùa Bung Wai, thuộc Tu viện Wat Pah Pong - Thái Lan tuyển chọn và ấn hành, được đăng tải trên trang mạng BuddhaNet’s Magazine Articles.

Thấy bản tánh sẳn có của bạn

Bậc đầu tiên để thực hành, hãy buông cái ngã vô minh, làm mãi cho đến khi bạn biết chân ngã  của mình. Ở bậc này, hành giả " chết" lần đầu và, đồng thời là mới sanh.

Krishnamurti và Osho.




Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti , (12 tháng 5, 1895–17 tháng 2, 1986) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.

Ba loại đệ tử




Trong tu thiền, có một điều cần làm là phải “phá vỡ bản ngã” … không có cách nào có thể né tránh điều đó được. Hơn nữa, nếu rụt rè không dám phá vỡ bản ngã của mình … cái thường hay chống trả lại dữ dội khi có nguy cơ bị phá vỡ … thì coi như sẽ chẳng có hi vọng đạt tới Ðạo được.