Bàn về ĐÚNG SAI



Đó là duyên nghiệp và trình độ căn cơ của mỗi người mà chỉ qua đó họ mới học ra bài học của họ, vì vậy con không nên quá lo cho bạn con. Duyên nghiệp là bài học khó lường của pháp nên cũng khó mà phân tích đúng sai xấu tốt theo một hướng nào nhất định, sơ suất một tí là phán đoán chủ quan ngay. Cái đúng của người này có thể là cái sai của người khác, cái tốt ở chỗ này có thể là cái xấu ở chỗ kia. Tất cả duyên nghiệp dù đúng sai xấu tốt đều là bài học hay nếu như ai biết học ra bài học giác ngộ của mình. Con đừng quá quan tâm đến việc thì phi của người khác khi đó là bài học hay của pháp đối với họ. Hãy tin vào sự vận hành của pháp đừng chủ quan theo phán đoán của mình.

Những bài Pháp ngắn (12)[THẦY VIÊN MINH]




HAPPY NEW YEAR

Thưa thầy, đầu năm con kính chúc thầy sức khỏe, an lạc. Con cúi đầu đảnh lễ và tạ ơn những lời dạy dỗ của thầy cho con cũng như Phật tử Việt Nam khắp thế giới, chúng con đã biết con đường nào tốt nhất để mà đi. Quý hóa thay cho Phật tử chúng con sống trong thế kỷ này mà có thầy hiện hữu để dẫn dắt chúng con. Con cúi đầu tạ ơn thầy.



Trả lời:

Ơn thầy là nhỏ
Ơn Pháp khó lường
Biết sống thuận Pháp
Vạn sự tỏ tường.


Khi có những biến cố con mới nhận ra rằng không dễ thực hành theo lời Thầy dạy




...Chính những “khổ đau, trắc trở” 
là cơ hội tốt nhất giúp con thân chứng sự thật nơi chính mình và cuộc sống, 
tại sao con lại muốn lẩn tránh chúng?...



Tốt lành và xấu xa


Naudé: Tốt lành và xấu xa thực sự tồn tại, hay chúng chỉ là những quan điểm bị quy định? Có một sự việc như xấu xa và nếu có, nó là gì? Có một sự việc như tội lỗi? Và có một sự việc như tốt lành? Và nó có nghĩa gì khi ở trong tốt lành thực sự lẫn thăm thẳm?

Krishnamurti: Sáng nay tôi đang suy nghĩ về cùng đề mục như những câu hỏi của bạn hàm ý, liệu có một tốt lành tuyệt đối và một xấu xa tuyệt đối: như ý tưởng của Thiên chúa giáo về tội lỗi và ý tưởng của Châu á về Nghiệp

Thiêng liêng là gì?



Needleman: Khi thay đổi hoàn toàn sự tiếp cận đến chủ thể ,có cái gì đó được gọi là thiêng liêng. Những lời dạy thiêng liêng, những ý tưởng thiêng liêng, những thiêng liêng, mà trong lúc này dường như bộc lộ cho tôi rằng trung tâm này và không gian này mà ông nói là một ảo tưởng.

"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”




Hãy sống vô ngã vị tha, đừng muốn đạt được gì cho riêng mình, chỉ sống vì lợi lạc của nhiều người. Từ trong hành động tích cực đó con thận trọng chú tâm quan sát lại chính mình để phát hiện ra đâu là pháp tánh tự nhiên, tịch tịnh Niết-bàn, đâu là cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác ra luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Động thái khám phá này chính là thiền, là soi chiếu, là minh, là giác được gọi là không, vô tướng, vô tác, vô nguyện trong hành trình giác ngộ.



Krishnamurti bàn về LÃO SUY VÀ NHỮNG TẾ BÀO NÃO


Krishnamurti: Thưa bạn, tôi muốn nói chuyện cùng bạn, và có lẽ cũng cả Narayan  nữa, điều gì đang xảy ra cho bộ não của con người. Tôi sẽ thâm nhập nó từng chút một.
Các bạn có một văn minh tiến bộ rất cao và tuy nhiên cùng lúc lại vẫn phát triển tính ích kỷ sâu đậm, man rợ được bao bọc trong mọi loại lớp áo thuộc tinh thần – thánh thần, các đấng thiêng liêng và mọi chuyện phụ họa của nó. Nhưng sâu thẳm, sâu thẳm hơn, tánh ích kỷ kinh hoàng đang gia tăng cao độ. Và bộ não của con người đã và đang tiến hóa qua hàng thiên niên kỷ và thiên niên kỷ và vẫn vậy, nó đã đến nơi này: phân chia, hủy diệt và vân vân, mà tất cả chúng ta đều biết. 


Sự an lạc trong tâm hồn





Món quà vô giá mà cơn xuất huyết não mang lại cho tôi là sự cảm nhận được an vui và hạnh phúc, cái mà mọi người và tôi đang đi tìm. Hạnh phúc và an vui là một nhận thức có thật và thật sự nằm ngay trong não bộ phải của chúng ta mà chúng ta không hề hay biết, cứ mãi loay hoay đi tìm như ở một nơi nào xa xăm.

Audio: Bốn giai đoạn tiến hóa trên con đường giác ngộ giải thoát

1. Hình thành bản ngã ( bản ngã này chỉ mới là bản ngã bản năng): Chính là sống trong vô minh ái dục ( sống với bản năng) ---> hình thành cái ta bản năng có khuynh hướng chọn lựa cảm giác “lạc” để hưởng thụ.

Phỏng vấn về thiền định


Người phỏng vấn: Ông có ý gì qua từ ngữ thiền định? Từ ngữ đó thường xuyên xuất hiện trong những quyển sách của ông. Tôi tra cứu nó trong Oxford Dictionary trước khi đến gặp ông và nó định nghĩa thiền định là buông thả trong sự suy nghĩ. Nhưng ông không muốn chúng tôi thực hiện điều này.
Krishnamurti: Người ta phải thâm nhập vào nó để biết nó thực sự là gì – đối với tôi nó là một trong những sự việc quan trọng nhất.

Con phải làm sao để sống đạo sống thiền...???


Trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu
Sáng suốt hồn nhiên khỏi vọng cầu
Buông hết một phen không luyến tiếc
Con ơi, ngay đó thấy đạo mầu!


CÁI CHẾT

Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất.
Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
Thái độ thực tế nhất mà ta có thể nuôi dưỡng là hy vọng điều tốt đẹp nhất nhưng chuẩn bị điều tồi tệ nhất. Nếu điều xấu nhất không xảy ra thì mọi sự đều tốt đẹp, nhưng nếu nó xảy ra, nó sẽ không tấn công chúng ta bất ngờ.

Tâm Và Thiền


osho
 
Khi tâm không có niệm tưởng, đó là thiền (When the mind is without thought, it is meditation). Tâm không có niệm tưởng ở trong hai trạng thái – hoặc trong giấc ngủ sâu hoặc trong thiền. Nếu bạn có nhận biết sáng tỏ ( be aware: giác chiếu, viên minh) và các niệm tưởng biến mất, đó là thiền. Nếu các niệm tưởng biến mất và bạn trở thành không nhận biết (unaware: bất giác), đó là giấc ngủ sâu.

CÔNG CUỘC TẦM ĐẠO

Trong công cuộc tầm đạo, làm sao tôi có thể biết rằng đây là đạo, là thực tại, là chân lý tuyệt đối ? Làm sao tôi có thể biết được ? Tôi có thể nói rằng :" Đây là thực tại", được chăng? Cho nên, tại sao tôi phải đi kiếm tìm ? Vậy thì, cái gì khiến cho tôi đi tìm ? Cái gì khiến cho người ta đi tìm đạo là câu hỏi còn chủ yếu hơn là chính sự kiếm tìm và tuyên bố :"Đây là thực tại, là chân lý, là đạo".

Trạng thái “trầm cảm”



Hà Nội, ngày 12 - 01 - 2011

Kính thưa thầy,

Cứ vài ba tháng là con rơi vào trạng thái “trầm cảm” một lần. Phải chăng đây là nghiệp của con? Phải chăng do si mê lầm lạc, tư cao tự đại nên con tự chuốc khổ vào thân? Cho nên hết lần này đến lần khác con rơi vào tình trạng này? Một căn bệnh mà con chưa biết từ nguồn gốc nào, sinh ra sao, diệt ra sao?

TỰ CHỨNG



Người hỏi: “Bạch Ngài Osho. Có phải ngài đã tự chứng? Và ngài giải thích như thế nào về mối tương quan với vạn hữu và với mọi người?”
Osho: Từ bạn dùng, “Tự chứng” không đúng, bởi sự chứng đắc luôn có nghĩa là sự chuyển hoá của một cái ngã. Từ “Tự chứng” do vậy mâu thuẫn. Nếu bạn chứng đắc, bạn biết là bạn không chẳng có bản ngã nào. Nếu bạn không chứng đắc, thì ở đó có một bản ngã. Xét rằng, bản tâm là vô đắc, vô đắc là bản tâm. Cho nên, tôi không thể cho rằng tôi tự chứng. Tôi chỉ có thể bảo rằng hiện thời là vô ngã!

ĐỪNG NGHĨ QUÁ KHỨ, ĐỪNG NGHĨ TƯƠNG LAI!?



Tổ Đình Bửu Long ngày 13 - 01 - 2011 

Các Phật tử thân mến, 

Sáng nay thầy đọc được một bài viết của cư sĩ Nguyên Giác thật hay nên muốn giới thiệu với quý Phật tử. Thật ra thầy đã từng giảng rất rõ những điều này trong những khóa học thiền hoặc trong khi trả lời những thắc mắc của Phật tử. Thầy đã từng cảnh báo là sống trong thực tại không phải là sống theo chủ nghĩa hiện sinh hay hiện tại Niết-bàn luận – một trong 62 tà kiến đức Phật đã nói rõ trong Kinh Bramajàla, Dìgha Nikàya - chủ trương cho rằng chỉ cần làm sao sống được an lạc trong hiện tại tức là Niết-bàn.
Nguyên lý cơ bản của sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha ngay trong thực tại là thường sáng suốt, định tĩnh, trong lành, để thấy rõ thực tánh pháp, đồng thời cũng có nghĩa là thường tinh tấn chánh niệm tỉnh giác để không bị cái ta ảo tưởng say mê trong quá khứ, vọng tưởng ở tương lai hoặc đắm chìm vào hiện tại. Một khi cái ta ảo tưởng xuất hiện liền vướng vào cái bẫy tư tưởng, thời gian và đau khổ của chính nó, nên không thể nào thấy được Vô Thủ Trước Niết-bàn(Anupàdàparinibbàna) hay Chân Lý Vượt Khỏi Thời Gian (Akàliko Dhammo). Đó chính là “bí ẩn” trong câu nói kỳ diệu của đức Phật: “Không bước tới, không dừng lại, Như Lai vượt khỏi bộc lưu”.
Vậy mời Phật tử cùng xem bài viết sau đây có nhận đinh rất chính xác đối với một số hiểu lầm trầm trọng về lời dạy của đức Phật trong Kinh Nhất Dạ Hiền Giả: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng…, chỉ có pháp hiện tại tuệ quán chính là đây”.

Cuộc Đời Là Một Hành Trình Tâm Linh



Cuộc đời là một chuỗi những bài kiểm tra. Khó khăn chính là những bài kiểm tra. Chúng ta đang ở trong một trường đời. Toàn bộ cuộc đời chúng ta là một trường học. Từ khi mới lọt lòng sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đều học ở dưới mái trường này.”

THIỀN NGÔN ( Krishnamurti - Viên Minh)



Cuộc đời không phải là nguyên nhân của đau khổ, chính cái ta ảo tưởng biến cuộc đời thành bất hạnh. Cái ta ảo tưởng của mỗi người tuy khác nhau nhưng nội dung hoạt động vẫn là vô minh ---> ái dục ---> trở thành ---> sinh tử ---> khổ đau. Khi bị cái ta ảo tưởng đánh lừa thì bạn mãi đắm chìm trong sầu-bi-khổ-ưu-não, nên gọi là bến mê.
Khi không còn bị cái ta ảo tưởng mê hoặc thì phiền não khổ đau cũng chấm dứt, nên gọi là bờ giác. Ngay tại đây và bây giờ, mê là bờ này, giác là bờ kia. Vậy chỉ có mê hay giác, còn bến này bờ kia chỉ là ẩn dụ mà thôi. Do không thấy rõ ẩn dụ này nên nhiều người vẫn còn ảo tưởng đạt được Niết-bàn ở bờ bên kia, tận chân trời xa tít mù khơi nào đó! Nhưng sự thật chỉ đơn giản là hễ sống theo cái ta ảo tưởng thì ở bờ này, còn sống thuận theo pháp tánh thì ngay đó chính là bờ kia.


Viên Minh


Đến chỗ rỗng lặng cùng cực thì cứ để yên như vậy...




...Cứ thế mà sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha chứ còn nghi ngờ gì nữa!
Cái con gọi là “một trạng thái thật bình thường nhưng rất trong sáng, vượt ngoài mọi ý niệm” sẽ xuất hiện trong một thoáng nào đó khi con vắng bặt cái ta ảo tưởng và lập tức tánh biết bỗng như mặt trời lóe sáng lên khi bầu trời gió lặng mây tan....

...Hãy tiếp tục chiêm ngoạn sự sống, đừng dừng lại ở đâu, đừng cố nắm giữ điều gì, rồi con sẽ khám phá biết bao điều thú vị bất ngờ. Đó là cánh cửa của mọi điều kỳ diệu.

HIỂU RÕ và QUAN SÁT chính mình


Những vấn đề của thế giới là những vấn đề quá rộng lớn, quá phức tạp, đến độ muốn hiểu rõ và vì thế giải quyết được chúng người ta phải tiếp cận chúng một cách rất chân thật và mộc mạc; và chân thật, mộc mạc đó, không phụ thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài cũng như không phụ thuộc vào những thành kiến và tâm trạng đặc biệt của chúng ta. Như tôi đã trình bày, giải pháp không thể tìm được qua những hội nghị, những kế hoạch, hay qua sự thay thế những vị lãnh đạo cũ kỹ bằng những vị lãnh đạo mới mẻ, và vân vân. Chắc chắn, giải pháp nằm trong người tạo tác của vấn đề, trong người tạo tác của sự ranh mãnh, của sự hận thù và của sự bất hòa to tát đang tồn tại giữa những con người.

SỰ CHỈ TRÍCH - hình thành cái khái niệm về người nào đó..


Hỏi: 
Ngồi lê mách lẻo có cái giá trị trong sự phát hiện bản thân, nhất là trong sự phát giác về người khác. Một cách nghiêm túc, tại sao lại không dùng sự ngồi lê mách lẻo để khám phá "cái đang là", thực tại. Dù từ ngữ "ngồi lê mách lẻo" đã bị nhiều thế hệ chỉ trích, nhưng điều đó không làm cho tôi phải ớn lạnh, sợ hãi nó. 
Krishnamurti: 
 Tôi thắc mắc tại sao chúng ta lại có thói ngồi lê mách lẻo? Không phải vì lý do nó phơi bày chuyện của những người khác cho chúng ta thấy. Và tại sao chúng ta lại muốn chuyện của những người khác bị phơi bày ra? Tại sao bạn lại muốn biết chuyện của những người khác? Tại sao lại có vấn đề đặc biệt quan tâm đến người khác này? 

5 triền cái CHÍNH LÀ những chướng ngại che lấp tánh biết sáng suốt, định tĩnh, trong lành.


Hà Nội, ngày 14 - 02 - 2011

Kính bạch thầy,

Con xin trình bày việc thực hành và các vướng mắc hiện nay của mình. Xin thầy hướng dẫn cho con.
Hiện nay việc bị lôi cuốn vào các mục tiêu tương lai của con đã giảm, nên ngồi thiền dễ an tâm và dễ quan sát các cảm xúc hay tư duy của mình hơn. Khi có vấn đề thì con cũng bình thản và dễ tìm ra giải pháp hơn. Về tâm lý nhìn chung thấy khá thoải mái và an lạc, nhưng vẫn còn một số biểu hiện sau:

VỊ KỈ


Làm sao một người có tình yêu trong tim mình lại vị kỉ được?
Yêu là điều vị kỉ nhất trên thế giới. Yêu về căn bản là yêu bản thân người ta. Nếu bạn yêu bản thân mình, chỉ thế thì bạn mới có thể yêu ai đó khác được. Nếu bạn không yêu bản thân mình, yêu bất kì người nào khác gần như là không thể được. Phẩm chất của yêu phải phát triển bên trong bạn, chỉ thế thì hương thơm mới có thể đạt tới ai đó khác. Nếu bạn không yêu bản thân mình bạn chỉ có thể giả vờ rằng bạn yêu người khác. Tình yêu của bạn sẽ là rởm, giả, lừa dối. Chín mươi chín trong một trăm trường hợp đây là điều đang xảy ra - bởi vì nhân loại đã từng bị ngăn cản, bị ước định. Mọi đứa trẻ đều đã bị ước định không yêu bản thân nó mà yêu người khác. Điều đó là không thể được. Điều đó không thể xảy ra được; điều đó không phải là cách mọi sự hiện hữu. Mọi đứa trẻ đều đã được dạy vô vị kỉ, và đó là cách duy nhất của hiện hữu.

CUỘC SỐNG CỦA CON BUỒN BÃ QUÁ...Con đã mơ hồ về ranh giới giữa cái ác và cái thiện



Cảnh khổ 
là nấc thang của bậc anh tài, 
là kho tàng cho người khôn khéo, 
và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối”



GIẢI THOÁT khỏi mọi loại khái niệm - Chúng ta có thể làm gì trên thế gian?


Hỏi :
-- Sao ông không giúp đời bằng cách thực tế mà lại phí thời giờ đi thuyết giảng như vậy?

Krishnamurti đáp :
-- Thế bạn muốn nói gì khi dùng chữ thực tế? Bạn muốn nói về chuyện mang đến một sự đổi thay trên thế giới, một sự điều chỉnh hài hòa hơn trong nền kinh tế, một sự phân phối tài nguyên tốt đẹp hơn, một mối quan hệ thân tình hơn, hay nói một cách lỗ mãng, là giúp bạn kiếm được việc làm tốt hơn. Bạn muốn thấy có sự đổi thay trên thế giới, - mọi người thông minh đều muốn, - và bạn muốn có một phương pháp để làm chuyện đổi thay đó, và vì thế, bạn hỏi tôi tại sao lại phí thời giờ đi thuyết giảng thay vì làm việc gì đó cho chuyện thay đổi. Vậy xin hỏi rằng có thật tôi đang làm chuyện phí thời giờ vô ích chăng?

Vấn đề cơ bản của đời sống là gì?



Hỏi :
- Chúng ta sống nhưng không biết vì lý do gì mà chúng ta sống. Đối với phần đông chúng ta, đời sống có vẻ như là vô nghĩa. Ông có thể nói cho chúng tôi biết về ý nghĩa và mục đích của cuộc đời chăng?

Krishnamurti :
- Thế thì tại sao bạn hỏi câu này? Tại sao bạn lại yêu cầu tôi nói cho bạn biết về ý nghĩa và mục đích của cuộc đời? Chúng ta hiểu như thế nào khi nói "cuộc đời"? Vậy cuộc đời có ý nghĩa, có mục đích chăng? Thế bản thân sự sống này không tự nó có mục đích, có ý nghĩa chăng? Tại sao chúng ta còn muốn hơn thế nữa?

Tìm hiểu pháp học và pháp hành



Tp.HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2010.

Kính thưa thầy!

Đầu thư con xin chúc thầy luôn vui khỏe, tràn đầy trí tuệ để tiếp tục giáo dục, giúp đỡ, hướng dẫn chúng con trên bước đường tu tập giải thoát.

Thầy và Đệ tử



Thầy là tác nhân xúc tác

Thầy nói rằng thầy không "làm việc" trên mọi người, vậy có đệ tử nghĩa là gì?

Thầy là tác nhân xúc tác: thầy không làm việc, nhưng công việc xảy ra qua thầy. Thầy không là người làm mà chính tình huống đó mọi sự xảy ra. Bạn có nghĩ mặt trời mọc và bắt đầu làm việc trên nhiều triệu cây thế không?... đi tới mọi hoa, thuyết phục nó mở ra?... đi tới mọi nụ và buộc nó nở ra?... đi tới chính gốc rễ, nuôi dưỡng nó? Không. Mặt trời thậm chí không thể nhận biết được, nhưng cây mọc, nụ nở ra, hoa bắt đầu tung ra hương thơm của chúng, chim bắt đầu hót - cả thế giới thức dậy. Mặt trời vận hành thế nào? Mặt trời có là người làm không?

PHƯƠNG PHÁP MƠ- Mơ là cuộc sống chưa được sống của bạn.



Có phương pháp về cách để tỉnh táo trong trạng thái mơ. Làm một điều, nếu bạn muốn thử.... Đầu tiên là thử trong trạng thái thức. Khi bạn thành công trong thức, thế thì bạn sẽ có khả năng thành công trong mơ bởi vì mơ là sâu hơn, nhiều nỗ lực hơn sẽ được cần tới. Và nó cũng khó bởi vì làm gì trong mơ và làm sao làm nó? Với trạng thái mơ, Gurdjieff đã phát triển một phương pháp hay. Nó là một trong những phương pháp Tây Tạng cổ, và những người tìm kiếm Tây Tạng đã làm việc rất sâu trong thế giới mơ.

Hãy lắng nghe - Trong im lặng hoàn toàn trí óc nhận ra vĩnh cửu


Hỏi :
Trong lúc ngồi tại đây nghe ông nói thì có vẻ như là tôi hiểu, nhưng khi ra khỏi đây, tôi lại chẳng còn hiểu gì cả, dù rằng tôi đã cố áp dụng theo những lời ông nói.
Krishnamurti :
. . . Bạn hãy lắng nghe từ tâm bạn, chứ đừng nghe theo lời diễn giả. Nếu bạn nghe theo diễn giả thì hắn ta sẽ trở thành kẻ lãnh đạo của bạn, sẽ trở thành đường lối để bạn hiểu biết -- điều đó quả là khiếp hãi, ghê tởm, bởi vì như vậy là bạn đã thiết lập một đẳng cấp của thẩm quyền. Cho nên công việc của bạn tại đây là hãy lắng nghe từ chính tâm bạn. Bạn đang nhìn vào hình ảnh mà diễn giả vẽ lên, đó là hình ảnh của chính bạn chứ không phải là hình ảnh của diễn giả.

Triêt lí - Logic - Thơ ca - Tôn giáo - Nghệ thuật


Triết lí là bệnh tật lớn nhất, và một khi bạn bị bắt vào trong nó thì rất khó thoát ra khỏi nó bởi vì nó đáp ứng sâu sắc thế cho bản ngã. Người ta cảm thấy tổn thương khi người ta biết dốt nát của mình. Và dốt nát là toàn bộ và tuyệt đối; bạn không biết gì chút nào. Bạn đơn giản trong dốt nát tăm tối, và điều này gây tổn thương. Người ta muốn biết cái gì đó, ít nhất là cái gì đó, và triết lí cho bạn sự an ủi: có các lí thuyết, và nếu bạn có thông minh bình thường, điều đó sẽ có tác dụng - bạn có thể học lí thuyết đó, bạn có thể có hệ thống riêng của bạn, triết lí, và thế rồi bạn thấy thoải mái. Thế thì bạn không chỉ biết, mà bạn còn có thể dạy cho người khác, bạn có thể khuyên người khác, bạn có thể cứ biểu lộ tri thức của bạn cho người khác - và mọi thứ được giải quyết, dốt nát bị lãng quên.

Trong tâm không có tiếng nói ... “thân con thì nhẹ tênh”


Kính đảnh lễ Hòa Thượng.

Con là TNg., con đang tập sống theo lời dạy của Sư là "Thận trọng chu đáo, Chú tâm trọn vẹn, Quan sát rõ ràng" - điều đầu tiên mà con nhận biết là, khi 6 căn dừng trên đối tượng trọn vẹn và rõ ràng, thì trong tâm không có tiếng nói (tên của đối tượng), lúc đó tâm vẫn thấy biết toàn vẹn (có khi con thấy đối tượng rã nát ra như viên gạch; có khi con cảm giác luồng âm thanh chạy cực nhanh vào lỗ tai rồi mới phát ra tiếng; một lần ngồi nghe vị Thầy giảng, tiếng giảng không phải nơi vị Thầy mà là trong đầu con, miệng của Thầy chỉ có chuyển động...) mà thân con thì nhẹ tênh.

Đức Phật ở đâu?



Người ta luôn luôn đặt ra câu hỏi này, Đức Phật đã đi về đâu hay hiện Ngài đang sống ở đâu. Đây là một câu hỏi rất khó trả lời đối với những ai chưa từng tu tập một đời sống tâm linh. Lý do là vì họ thường nghĩ về cuộc đời theo cách trần tục, một điều rất khó để cho họ có thể hiểu được khái niệm về một vị Phật. Có một số nhà truyền giáo (Cơ đốc) đến gặp các Phật tử và nói rằng Đức Phật không phải là một vị thượng đế, Ngài là một con người. Ngài đã chết và lìa bỏ thế gian này rồi.

TỰ TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH (Krishnamurti - Daehaeng)



Hỏi :
-- Theo ý ông, điều gì được coi như quan trọng nhất trong cuộc đời? Tôi thường suy ngẫm về điều này, và thấy dường như có quá nhiều điều trong cuộc đời đáng được coi là quan trọng. Tôi xin hỏi ông điều này bằng tất cả tấm lòng thành khẩn của tôi.

Tốt đẹp chỉ nở hoa trong tự do

KRISHNAMURTI BÀN VỀ GIÁO DỤC

Nghệ thuật từ chiếc lá - THIỀN NGÔN


- Người giác ngộ giống như vị lương y thông thái, biết rõ tính dược (tánh, tướng, thể, dụng) của mọi vật trên đời nên biết tùy nghi sử dụng chứ không lấy cái này bỏ cái kia một cách chủ quan mê muội. Thuốc độc mà dùng đúng thì có lợi, thuốc bổ mà dùng sai thì có hại...
- Giữa cuộc đời đầy những lo âu toan tính, những ảo vọng tìm cầu, và những khổ đau phiền muộn... Hạnh phúc thay cho những ai biết trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình, thấy ra chân lý muôn đời vẫn ở đó... Để không còn lăng xăng hướng ngoại tìm cầu...
     Viên Minh 


Audio : Sự tương giao và mối quan hệ ( THẦY VIÊN MINH )


- Chúng ta sinh ra vốn là sự tương giao của vạn Pháp...- Sống hồn nhiên trong sáng chính là tương giao với vạn pháp, không cần thiết lập mối quan hệ nào... Lão Tử gọi là "vô vi nhi vô bất vi" của một người sống hoàn toàn vô ngã vị tha...
- Khi một tâm hồn đã an nhiên tự tại thì sẽ sống vô ngại trong mối quan hệ mà chỉ thấy sự tương giao tự nhiên chứ không hề bị ràng buộc. Cảm thấy bị ràng buộc chính là do cái ta ảo tưởng...

TƯƠNG GIAO VÀ CÔ LẬP


Đời sống là kinh nghiệm , kinh nghiệm trong tương giao – mình không thể sống trong cô lập ; vì thế, đời sống là tương giao và tương giao là hành động. Làm thế nào mình có thể có được khả năng hiểu được tương giao, tức là đời sống ? Phải chăng tương giao chẳng những nghĩa là giao cảm với người đời mà còn có nghĩa thân thiết thâm trầm với những sự vật, và những ý tưởng ? Đời sống là tương giao được diễn tả qua cách tiếp xúc với những sự vật, với người đời và với những ý tưởng. Khi hiểu được niềm tương giao, chúng ta sẽ có khả năng đón gặp đời sống một cách trọn vẹn, một cách thích đáng.

Chùm ý nghĩ di chuyển qua các kiếp sống


Thầy nói chúng tôi phải quay trở lại lặp đi lặp lại, cho tới khi chúng tôi hiểu ra. Nhưng nếu không có 'tôi' - ai quay lại?
Đây là câu hỏi siêu hình, câu hỏi rất logic, nhưng nếu bạn trở nên có tính tồn tại chút ít thì câu hỏi này tan biến. Nếu bạn có thể ở đây mà không có cái 'tôi', sao bạn không thể ở trong các kiếp sống khác mà không có cái 'tôi'? Nếu bạn có thể tồn tại trong bẩy mươi năm mà không có 'tôi', bản ngã, tại sao bạn không thể tồn tại trong nhiều kiếp, vấn đề là gì? Vấn đề nảy sinh trong tâm trí rằng không có 'tôi' ai sẽ đi vào bụng mẹ khác khi thân thể chết?

Những bài Pháp ngắn (11)[ THẦY VIÊN MINH]



ĐƠN GIẢN


Tôi muốn thảo luận về bản tính của đơn giản , và có lẽ nhờ sự thảo luận này, chúng ta có thể đi đến việc khám phá ý nghĩa của cảm tính, khám phá tính nhạy cảm. Dường như chúng ta nghĩ rằng sự đơn giản chỉ là một sự biểu hiện bên ngoài, một tâm thái ẩn dật rút lui khỏi đời sống ; chỉ có rất ít vật sở hữu, đóng khố, vô gia cư, không nhà cửa, mặc đôi ba manh áo quần, dành dụm một món tiền nho nhỏ ở ngân hàng. Cố nhiên, đó không phải là đơn giản. Đó chỉ là sự phô trương bên ngoài. Đối với tôi, dường như đơn giản là điều chính yếu nhất ; nhưng đơn giản chỉ có thể xuất hiện khi chúng ta bắt đầu hiểu được ý nghĩa của sự tự tri, tự kiến.

ĐẠO GIẢN DỊ


Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con,

Quả là thư trước của con bị lạc nếu không Thầy đã trả lời rồi. Thầy rất thông cảm với tâm trạng của con lúc này. Đó chỉ là một giai đoạn khủng hoảng tất yếu khi con lột bỏ những quan niệm cũ để sống một đời sống mới. Ở ngoài đời cũng vậy, một cuộc cách mạng tất yếu phải trải qua thời kỳ khủng hoảng với bao nỗi mâu thuẫn khó khăn. Nhưng con hãy an tâm, chẳng qua là vì con đang mất chân đứng cũ mà chưa lấy lại được thăng bằng trên bước chân mới mà thôi và rồi việc gì cũng đâu vào đó.

Việc nở hoa của thiền


Thiền không phải là phương pháp Ấn Độ; nó không đơn thuần là kĩ thuật. Bạn không thể học nó được. Đấy là trưởng thành: trưởng thành của toàn bộ cách sống của bạn, bắt nguồn từ việc sống toàn bộ của bạn. Thiền không phải là cái gì đó có thể được ghép thêm vào bạn như bạn hiện tại. Nó không thể được gắn thêm vào bạn; nó chỉ có thể tới với bạn qua biến đổi cơ bản, chuyển hoá. Đấy là sự nở hoa, trưởng thành.

Thiền và nghệ thuật bắn cung



1. Eugen Herrigel đã học cùng một Thiền sư. Ông ấy học nghệ thuật bắn cung trong ba năm. Và thầy bao giờ cũng nói, "Thế là tốt rồi. Bất kì điều gì ông đang làm cũng đều tốt, nhưng không đủ." Bản thân Herrigel trở thành thầy về bắn cung. Ông ấy bắn trúng đích 100 phần trăm hoàn hảo, và dầu vậy thầy vẫn nói, "Ông làm tốt lắm, nhưng vẫn chưa đủ."
"Với một trăm phần trăm hoàn hảo!" Herrigel nói. "Thế thì trông đợi của thầy là gì? Làm sao bây giờ tôi có thể đi xa hơn được? Bắn chính xác một trăm phần trăm rồi, làm sao thầy còn trông đợi gì hơn nữa ở tôi được?"

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

H. (Hỏi) Thưa Thầy, xin Thầy cho chúng con biết giữa thiền mà Thầy dạy chúng con thực hành hàng ngày với thiền của ngài Dhammarakkhita hoặc thiền mà ngài Khippapañño dạy trong khóa thiền vừa rồi có những điểm đồng dị như thế nào?
Đ. (Đáp) Thầy nghĩ là các con đã đủ sức phân biệt điều đó.

CÁI ĐÃ ĐƯỢC BIẾT và CÁI KHÔNG BIẾT ĐƯỢC





Những cái bóng buổi chiều rất dài trên những dòng nước im lìm, và con sông đang trở nên yên lặng sau nguyên ngày náo động. Cá đang nhảy ra khỏi mặt nước, và những con chim to đang bay đến để trú đêm trong những cái cây. Không một đám mây trong bầu trời xanh bạc; một con thuyền đầy người đang trôi theo dòng nước; họ đang ca hát và vỗ nhịp, và một con bò được gọi ở xa xa. Có hương thơm của chiều tối. Một vòng hoa cúc vạn thọ đang bồng bềnh cùng dòng nước, lấp lánh trong mặt trời hoàng hôn. Tất cả đều đẹp đẽ và sinh động làm sao – con sông, những con chim, những cái cây và những người dân làng.

Chết đi mọi ngày hôm qua


Chết chỉ dành cho những người mà có, và dành cho những người mà có một nơi dựa dẫm. Sự sống là một chuyển động trong liên hệ và hợp nhất; sự phủ nhận của chuyển động này là chết. Có một chỗ ẩn náu phía bên ngoài hoặc phía bên trong; có một căn phòng hay một ngôi nhà, hoặc một gia đình, nhưng đừng cho phép nó trở thành một nơi trú ẩn, một tẩu thoát khỏi chính bạn.

Hữu vi - vô vi, chấp có - chấp không





Kính bạch thầy,
Con xin hỏi thêm thầy cho rõ hơn về vấn đề hữu vi - vô vi, chấp có - chấp không.
Như con đã trình bày qua với thầy, con bắt đầu vào Đạo từ không môn (Lão Tử, Bát-nhã và Thiền đốn ngộ). Con nghĩ khá nhiều Phật tử Việt Nam cũng bắt đầu tiếp xúc với đạo Phật theo cách thức này do sự phổ biến các kinh sách của Thiền Tông và văn hệ Bát-nhã. Tuy nhiên, người mới tu khi tiếp xúc ngay với các kinh sách này thường mắc phải một số lỗi như sau:

Thông Điệp Từ Những Người Anh Cả

Lời dịch giả:

Tháng 10-1993 vừa qua, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ.

Cuốn phim nầy đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ đại hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago, nó đã gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọa. Chúng tôi ghi nhận lại đây bài thuyết trình “Elder Brother's Warning” của ký giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm. ..

Bơ và Viên đá cuội


Một ngày nọ có chàng trẻ tuổi vừa buồn vừa khóc, tìm đến Ðức Phật. Ðức Phật hỏi, “Cái gì sai trái đã làm nhà ngươi khóc?”