PHẬT TRƯỜNG - PHÚC LẠC



PHẬT TRƯỜNG

Một nhà huyền môn Ấn Độ vĩ đại, Paltu, đã nói điều gì đó rất kì lạ; không ai khác đã bao giờ nói điều đó. Ông ấy đã nói: Chỉ những người mù mới có khả năng hiểu ta, chỉ những người mù mới có khả năng thấy ta - ta là ai. Một phát biểu rất kì lạ khi bạn nghĩ tới các phát biểu khác của các nhà huyền môn khác. Chẳng hạn, Jesus nói: Những người có tai, hãy nghe ta! Những người có mắt hãy nhìn ta!
Paltu nói: Chỉ người mù mới có thể thấy được ta. Ông ấy ngụ ý, "Ta có thể được thấy chỉ bằng mắt nhắm."

Krishnamurti và cơ cấu của thực tại


Vào giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, Krishnamurti đã trải qua một kinh nghiệm sâu xa và kinh nghiệm chuyển hóa, đã giải thoát ông khỏi những khuynh hướng ràng buộc của sự liên hệ cá nhân và ném ông vào biển cả bao la của sự khám phá, của sự gặp gỡ thực tại – một lần nữa, của sự tự do đối với mọi phương pháp cách thức và mọi thái độ, quan điểm. Kinh nghiệm giải thoát này, tuy vậy, không phải là chuyện ngẫu nhiên tình cờ; nó đã được báo trước bằng một thời kỳ vật vả khó khăn của sự hoài nghi đầy đau khổ và sự tìm kiếm cam go khó nhọc. Để thấy chân lý, ông phải đặt chân lý lên trên tất cả những thứ khác.

Audio: Giới, Định, Huệ trong đời sống thường ngày


Trước khi đức Phật nhập diệt chư Thiên rải hoa cúng dường đầy trời. Ngài Ananda khen ngợi đó là cúng dường cao thượng, nhưng đức Phật nói đó không phải là cúng dường cao thượng và dạy rằng: Ai hành đúng pháp, sống thuận pháp thì người ấy mới cúng dường Như Lai một cách cao thượng. 


- Sống thuận Pháp đó là Sống TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP



Niết-bàn...ở ngay tại đây và bây giờ.

Ngày 13 - 10 - 2013
Kính thưa Thầy,
Cách đây khoảng 3 năm, sau một thời pháp thoại cho chúng con, Thầy ngồi yên thật trầm lắng một lúc rồi Thầy đã đặt pháp danh cho con là Thường Minh. Mãi đến gần đây, con mới bỗng ngộ ra ý nghĩa cái tên đạo của mình.
Hóa ra con được sinh ra trong cuộc đời này không phải để thành công, cũng không để làm điều gì to tát, mà là cơ hội để con trải nghiệm và học hỏi những chân lý đời thường như tình cảm cha mẹ - con cái, tình thương vợ - chồng, anh - em, bạn bè,... thông qua những khó khăn, khốn khổ, bệnh tật, mâu thuẫn, hiểu lầm, ganh tị...

Bản ngã và vô ngã (Chỉ trái chín mới rụng)

Tương truyền rằng có lần Diogenes đến thăm Socrates. Diogenes sống như một kẻ ăn xin; ông ta bao giờ cũng mặc quần áo bẩn thỉu với nhiều vết vá và lỗ hổng. Cho dù bạn có tặng cho ông ta một bộ quần áo mới ông ta cũng không dùng nó - trước hết ông ta phải làm cho nó bẩn đi, cũ đi, sờn đi và thế rồi ông ta mới mặc. Ông tới thăm Socrates và ông ta bắt đầu nói về vô ngã. Nhưng con mắt thấu suốt của Socrates phải nhận ngay ra rằng con người này không phải là người vô ngã. Cách thức ông ta nói về khiêm nhường là rất bản ngã. Tương truyền rằng Socrates đã nói: Qua bộ đồ bẩn thỉu của ông, qua những lỗ thủng trên quần áo ông, tôi chẳng thấy gì ngoài bản ngã cả. Ông nói về khiêm tốn, nhưng câu chuyện đó lại bắt nguồn từ trung tâm sâu của bản ngã.

NIỀM AN BÌNH của Thượng Đế.

Có nhiều câu chuyện về những người do gặp phải tai đương hay những bất hạnh lớn trong đời mà bỗng nhiên họ chứng nghiệm được chiều tâm thức mới này. Có người thì do mất hết của cải, mất con cái, hoặc mất vợ hay chồng; có người thì mất đi một địa vị trong xã hội họ đã từng có trước đây, bị mất danh dự hay bị tàn tật. Nhiều trường hợp khác là do thiên tai hoặc chiến tranh mà bỗng dưng họ mất đi tất cả, lúc đó họ thấy mình bỗng dưng trắng tay. Ta có thể nói rằng những người ấy bị rơi vào một tình huống khó khăn, bó buộc. Những gì họ tự đồng nhất mình, những gì thường tạo cho họ một cảm nhận, một giá trị về bản thân trước đây, bây giờ đều mất hết.

Ngũ uẫn và Sự hóa giải


...Ngũ uẩn nguyên là gốc của quá trình nhận thức và xử lý thông tin tự nhiên, mà yếu tố cơ bản không thể thiếu là xúc, thọ, tưởng, tư, tác ý... 
...Muốn hóa giải sự hình thành 5 uẩn...dùng sự quan sát của tánh biết để thấy tiến trình ngũ uẩn đang diễn ra...chính là pháp hành chánh niệm tỉnh giác trên diễn biến của thân thọ tâm pháp để thấy rõ ngũ uẩn và hóa giải sự hình thành bản ngã...

Audio: Vô sư trí - Hậu đắc trí

Trong phương diện thực tánh chân đế, tâm và pháp vốn hoàn hảo, nên nếu trở về với tự tánh thì có thể lập tức "đốn ngộ" nên Pháp mới được gọi là sanditthiko, akāliko, ehipassiko... (thực tại hiện tiền, vượt khỏi thời gian, trở về là thấy...). Đó là cái ngộ của vô sư trí. Tuy nhiên, trong phương diện khái niệm tục đế thì dù có đốn ngộ vẫn phải trải qua 4 giai đoạn tiến hóa mới hoàn thành hậu đắc trí. Hai trí này phải hợp tác song song, không thể bỏ qua giai đoạn "tiệm tu" nào thì mới giác ngộ hoàn toàn được. 

Bài học sinh động về giáo lý Duyên Khởi

Chư Phật không phải là những người tạo ra những thứ mới lạ, mà là người phơi bày cho thiên hạ nhìn thấy những điều vốn đã có sẳn nhưng hầu hết không thể nhìn ra. Những cái thấy đó quan trọng vì chúng giúp người thấy chấm dứt được đau khổ, cái đi ra từ những ngộ nhận. Giáo lý Duyên Khởi hay Tứ Đế cũng đều là những vấn đề của muôn thuở. Từ vô thủy đến vô chung, những nguyên tắc đó đã là luật chung của vạn hữu. Qua lời Phật, ta có thể nhìn thấy những nguyên tắc đó vốn dĩ bàng bạc khắp mọi khía cạnh của đời sống, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Trong mấy dòng chữ ngắn ngủi này, chúng tôi muốn giới thiệu đại lược về giáo lý Duyên Khởi, một vấn đề giáo lý quan trọng có thể nói là bậc nhất của Phật giáo nguyên thủy.

Sống với Pháp trong cuộc đời

Có một số người vẫn chưa hiểu tính chất của sự thực tập Thiền. Họ nghĩ rằng thiền hành, tọa thiền và nghe pháp thoại là thực tập.
Thật là như vậy, nhưng đây chỉ là những thực tập phiến diện, sự thực tập thật ra nằm nơi phần tinh thần, với một đối tượng. Ðấy mới là sự thực tập thật sự. Ví dụ khi người ta nói một điều gì đó mà mình không thích thì sự bực dọc, tức tối nổi lên; nếu họ nói gì đó mà ta thích thì ta vui vẻ và đồng lòng. Và đấy là lúc mà ta cần phải thực tập. Thực tập như thế nào ? Ðây mới là vấn đề chính.
Nếu chúng ta chỉ luôn luôn chạy theo sự sung sướng và quay lưng với đau khổ thì suốt đời ta không thấy được pháp. Thật là vô ích! Khi sung sướng hay đau khổ xuất hiện, chúng ta hãy thực tập giáo pháp để thoát khỏi sự kềm chế của chúng, và đây mới là sự thực tập tốt, có lợi ích.

CẢM XÚC VÀ BẢN NGÃ

Bản ngã không những là phần trí năng không được kiểm soát của bạn, là tiếng nói luôn vang vang ở trong đầu bạn, thường giả vờ là bạn, mà bản ngã còn là phần cảm xúc, mà bạn thường không ý thức, được gây ra do phản đứng của cơ thể với tiếng nói ở trong đầu bạn.
Như ta đã biết, tiếng nói của bản ngã này hầu như lúc nào cũng tạo ra loại ý nghĩ tương tự đi kèm, và sự tha hóa hiển nhiên diễn ra trong cơ cấu của các quá trình suy nghĩ của bản ngã, bất kể chúng mang nội dung gì. Cơ thể bạn luôn phản ứng lại lối suy nghĩ mang tính tha hóa này bằng cách tạo ra những cảm xúc tiêu cực.Tiếng nói ở trong đầu bạn kể ra một câu chuyện mà cơ thể bạn tin như thể đó là một điều có thật và cơ thể bạn sẽ có phản ứng dưới dạng những cảm xúc tiêu cực. Đến lượt những cảm xúc đó lại cung cấp thêm năng lượng cho những ý nghĩ vô thức đã tạo nên xúc cảm ban đầu đó.

MỘT TÂM HỒN PHONG PHÚ TRONG SÁNG


Thực Tại, Thượng Đế đích thực -- Thượng Đế đích thực, không phải là vị Thượng Đế do loài người tạo ra -- không hài hòa với một tâm hồn đã bị tàn phá, nhỏ nhen, nông cạn, thiển cận, hẹp hòi. Phải là một tâm hồn lành mạnh mới thẩm thấu nổi. Nhu cầu để hòa nhập với Thực Tại phải là một tâm hồn phong phú -- phong phú ở đây không phải là giầu kiến thức mà là một tâm hồn an nhiên, vô tư ; một tâm hồn chưa hề bị trầy trụa vì kinh nghiệm, một tâm hồn không bị ràng buộc bởi thời gian. Những thần thánh do quý vị sáng chế ra để tự an ủi thì chịu đựng được sự giày vò; loại thần thánh đó chấp nhận được một tâm hồn đã bị làm cho u mê trì trệ.

NHẬN BIẾT và ĐỊNH TÂM

Trước hết phải hiểu nhận biết nghĩa là gì. Bạn bước đi. Bạn nhận biết về nhiều thứ - về cửa hàng, về người đi qua bạn, về giao thông, về mọi thứ. Bạn nhận biết về nhiều thứ, chỉ vô nhận biết về một điều - và đó là bản thân bạn. Bạn đang bước đi trên phố, bạn nhận biết về nhiều thứ, và bạn chỉ không nhận biết về bản thân mình! Nhận biết này về bản thân mình, George Gurdjieff đã gọi là tự nhớ. Gurdjieff nói, "Dù bạn ở bất kì chỗ nào, thường xuyên nhớ tới bản thân mình."

AI LÀ NGƯỜI ĐANG TRẢI NGHIỆM?


 Những gì mà bạn nghe, thấy, nếm, sờ hay ngửi dĩ nhiên là các đối tượng của giác quan. Nhưng đó cũng là những gì bạn trải nghiệm. Nhưng ai là chủ thể của những trải nghiệm đó? Nếu bạn nói rằng: “Dĩ nhiên là tôi, Jane Smith, kế toán trưởng, 45 tuổi, người Mỹ… là ‘chủ thể’ đang trải nghiệm” thì bạn đã lầm. Jane Smith hoặc bất cứ ai đã tự đồng nhất mình với khái niệm ở trong đầu rằng tôi là Jane Smith (hay là gì gì đó) đều chỉ là đối tượng của sự trải nghiệm, mà không phải là chủ thể của sự trải nghiệm.

Ham muốn là tù túng...

Ham muốn là tù túng, bởi vì khi bạn ham muốn, bạn trở thành phụ thuộc vào cái khác, vào đối tượng được ham muốn. Dù nó là đàn bà, tiền, đàn ông. quyền lực, danh vọng, không thành vấn đề - nó là ham muốn, và ham muốn đem tới tù túng. Tại sao? 
Điều đó đơn giản. Khi bạn ham muốn cái gì đó, niềm vui của bạn phụ thuộc vào cái đó. Nếu nó bị lấy đi, bạn khổ; nếu nó được trao cho bạn, bạn sung sướng, nhưng chỉ trong khoảnh khắc đó thôi. Điều đó nữa cũng phải được hiểu. Bất kì khi nào ham muốn của bạn được đáp ứng chỉ trong khoảnh khắc đó bạn cảm thấy niềm vui. Nó là phù du, bởi vì một khi bạn có nó rồi, tâm trí lại bắt đầu ham muốn nhiều hơn, về cái gì đó khác. Tâm trí tồn tại trong ham muốn; do đó tâm trí không bao giờ có thể để bạn không có ham muốn. Nếu bạn không có ham muốn tâm trí chết ngay lập tức. Đó là toàn thể bí mật của thiền. 

Tất cả mọi sáng tạo đều đến từ khoảng không gian rộng thoáng ở bên trong

Bản ngã hỏi: “Làm thế nào để ‘Tôi’ khiến cho tình huống này thỏa mãn những yêu cầu của tôi?”, hay “Làm thế nào để ‘Tôi’ có được một tình huống mà tình huống ấy sẽ thỏa mãn được những yêu cầu của tôi?”.
Sự có mặt là một trạng thái rộng thoáng, có nhiều không gian ở bên trong. Cho nên khi có mặt thì bạn sẽ hỏi: Có điều gì cần làm để đáp ứng được những đòi hỏi của tình huống này, của giây phút này? Thậm chí bạn không cần phải đặt câu hỏi nào cả. Bạn tĩnh lặng, sáng suốt và vồn vã với những gì đang hiện diện. Bạn mang một chiều không gian mới vào trong tình huống đó: chiều không gian ở bên trong.

TÂM PHÂN BIỆT

Nghĩa rốt ráo của Chánh Kiến là không phân biệt. Thấy mọi người như nhau, không tốt cũng không xấu, không thông minh cũng không ngu dốt. Đừng nghĩ rằng mật ong ngọt và tốt, còn một số thực phẩm khác thì đắng và xấu. Mặc dầu bạn có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng khi cơ thể hấp thụ và bài tiết ra ngoài chúng đều giống nhau. Một cái ly được xem là lớn khi so sánh với một cái chén nhỏ. Nhưng khi đặt cạnh cái bình thì ly không còn lớn nữa.
Tâm phân biệt phát xuất từ tham muốn và si mê, nó nhuộm màu mọi vật bằng lối này. Đó là thế giới do chính chúng ta tạo ra. Như vậy cái ly vốn không lớn không nhỏ. Cảm thấy lớn hay nhỏ do tâm phân biệt của chúng ta. Chúng ta dùng tham ái và si mê để so sánh với cái khác nên có sự phân biệt lớn nhỏ.

Đơn giản và khiêm tốn

Khi chúng ta định lên án hoặc bào chữa chuyện gì, hoặc khi tâm trí chúng ta cứ lao xao tính toán, suy nghĩ liên miên không ngừng, thì chúng ta không thể nhận xét sự việc một cách sáng suốt được nữa; do đó, chúng ta không còn nhìn rõ được cái đang là, cái thực tế đang hiện hữu; chúng ta chỉ nhìn thấy những sự kiện do chính ý muốn của chúng ta đã tạo nên được phóng chiếu mà thôi.
Mỗi chúng ta đều mang trong lòng cái hình ảnh mà chúng ta "tưởng rằng chúng ta là như thế" hoặc "chúng ta nên là như thế", chính cái hình ảnh trong tâm tưởng đó đã ngăn cản không cho chúng ta nhìn thấy được "con người thật" của chúng ta.

Thấy rõ cái ta ảo tưởng

Niềm an lạc hạnh phúc đích thực chỉ có mặt khi trong tâm bạn hoàn toàn vắng bóng cái ta tham ái, chấp thủ. Khi bạn bị nó ràng buộc và sai sử thì đời sống trở nên lẻ loi, khô cứng và mất hết quyền tự chủ. 
Cái ta ảo tưởng là ý niệm không thuận theo sự vận hành tất yếu của Nhân duyên, Nghiệp quả.

Thỉnh phật uống trà

Con thỉnh phật uống trà

Chúng ta ai cũng biết lo xa và chuẩn bị cho ngày mai.  Trước khi đi đâu, ta thường xem những dự báo thời tiết để biết mình cần nên sửa soạn như thế nào.  Trong cuộc sống cũng vậy, ta muốn đoán trước được những gì sẽ xảy ra để mình hành xử cho thích ứng.
 Nhưng trong đời sống, tôi nghĩ, có lẽ ta cũng không cần phải đoán biết ngày mai, vì đó cũng là một chuyện không tưởng.  Đôi khi ta chỉ cần tập tiếp xúc với những gì xảy ra trong giờ phút hiện tại cho thật trọn vẹn mà thôi, và nhờ vậy mà mình lại thật sự có được nhiều hạnh phúc hơn.

Nhận Được Bản Tâm Chân Thật Của Mọi Vật

Chánh Pháp ở trong tim ta. Chứ không ở trong các chùa chiền, y áo, hay các gốc cây bồ đề. Pháp chỉ có thể trụ ở một nơi. Những ai biết đem nhập Pháp vào tâm và hành Pháp, họ chính là đền đài chứa đựng Phật Pháp. Gạch ngói làm nên chùa chiền. Cũng như cây Bồ đề, các hình tượng đều chỉ là biểu tượng. Chúng ta cần các biểu tượng để nhắc nhở vì ta rất dễ quên. Nhưng chánh Pháp trụ ở những trái tim biết sống theo chánh Pháp.
Đức Phật đã nói: "Ai nhìn thấy ta, là thấy Pháp. Ai thấy Pháp, là thấy Ta". Sống ở thời đại nầy, ta không hy vọng thấy được Phật sống, nhưng điều đó không cần thiết vì "Ai thấy Pháp, thấy Ta". Nếu bạn có thể tự thấy Pháp trong tim mình, thì bạn có thể thấy Phật. Phật chỉ là tánh Giác của ta. Vì thế nếu ta có Pháp trong lòng, thì ta cũng có Phật ở gần bên ta. Ta không cần phải đi tới đâu đâu để tìm Ngài. Ta không cần phải làm gì đặc biệt để được gặp Ngài. Bạn chỉ cần có chánh niệm và chuyển đổi cái xấu thành cái tốt. Có đơn giản không? Nhưng đơn giản, không có nghĩa là dễ dàng. Đó là những việc khó làm, nhưng chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho chúng ta. Những lợi ích không có gì có thể so sánh được. Giờ bạn đã được trang bị đầy đủ. Tất cả là của các bạn. Hãy sử dụng chúng thật tốt.

Phật là sự phản chiếu cái đang là

Khi bạn tới vị phật, ngài đơn giản soi gương bạn. Bất kì điều gì ngài nói cũng chỉ là sự phản chiếu. Nó là câu trả lời cho bạn, nhưng ngài chẳng có gì để nói về mình. Nếu vị phật khác tới ngài, họ cả hai sẽ vẫn còn tuyệt đối im lặng, hai tấm gương đối diện nhau... chẳng cái gì sẽ được phản chiếu. Các tấm gương sẽ phản chiếu lẫn nhau, nhưng không cái gì sẽ được phản chiếu. Hai tấm gương - hãy nghĩ về hai tấm gương đối diện nhau. Nếu Christ tới gặp Phật, hay Phật ở đâu đó trên các nẻo đường cuộc sống mà bắt gặp Lão Tử, họ sẽ tuyệt đối im lặng - sẽ không có tiếng vọng. 
Cho nên khi Phật nói, hãy nhớ điều đó. Ngài không nói gì đặc biệt. Ngài đơn giản phản chiếu mọi người.