GIÁC NGỘ và ĐẠO ĐỨC


Tất cả những hành động, lời nói, ý nghĩ khác cũng vậy, hãy giác ngộ chúng thì chúng sẽ trở nên đạo đức chứ đừng bắt chúng phải đạo đức một cách miễn cưỡng mà tạo nên những mâu thuẫn đấu tranh căng thẳng.
Sách dạy làm người, Nho giáo hiểu theo nghĩa luân lý khắc kỷ, đều là những khuôn khổ đạo đức nguy hiểm khiến con người bị nô lệ vào đạo đức giả tạo hơn là giúp con người có khả năng sáng tạo đạo đức. Luân lý bao giờ cũng chỉ có ý nghĩa tùy thời, tùy chỗ, tùy dân tộc tính v.v... chứ không bao giờ tuyệt đối. Chỉ có con người giác ngộ mới đích thực có đạo đức tự mạch nguồn nội tại. 


Giá trị của CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC



Chánh niệm tỉnh giác không phải là nỗ lực loại bỏ hay nắm giữ một trạng thái thực tại nào mà là thái độ rỗng lặng trong sáng hoàn toàn vô ngã đối với mọi trạng thái thực tại đang là. Nắm bắt và loại bỏ chính là tham và ưu (sân) mà đức Phật đã khuyến cáo là không để xen vào khi chánh niệm tỉnh giác.
Buông thái độ phản ứng của cái ta lăng xăng trong nỗ lực nắm giữ hay loại bỏ trạng thái thực tại chính là tinh tấn, và ngay đó lập tức chánh niệm tỉnh giác lặng lẽ chiếu soi thực tại như nó đang là một cách tự nhiên vô vi, vô ngã.



Đóa Hoa Vô Thường


Con xin kính Thầy luôn đầy sức khỏe! Thưa Thầy trong bài Đóa Hoa Vô Thường của Trịnh Công Sơn có câu:

Tìm trong vô thường, có đôi giòng kinh/
Sấm bay rền vang, bỗng tôi thấy em/
Dưới chân cội nguồn, tôi mời em về/
Đêm gội mưa trăng, em ngồi bốn bề, thơm ngát hương trầm.

Xin thầy hoan hỷ cho con biết thêm ý nghĩa của đoạn nhạc trên của vị nhạc sĩ tài năng này vì có gì đó mà con chưa thực sự hiểu hết. Con cám ơn thầy.



Trả lời:

Tìm chi ngôn ngữ của người
Sao không thấy lại nụ cười an nhiên
Sát-na thực tại hiện tiền
Quỷ Ma chẳng có, Thánh Hiền cũng không.


***

Có lẻ, người hỏi câu này đã hiểu "Đoá hoa vô thường" của Trịnh Công Sơn qua 4 câu thơ Thầy phải không ạ?
Sau đây xin mời đọc " Đóa Hoa Vô Thường" của Thầy: