QUAN SÁT

Quan sát, chỉ nhìn im lặng. Là nhân chứng.
Quan sát nghĩa là nhìn vào mọi sự không có đánh giá nào, không nói nó tốt không nói nó xấu - bởi vì chẳng cái gì là tốt và chẳng cái gì là xấu. Mọi sự đơn giản là điều chúng đang là.
Bông hồng là bông hồng và gai là gai; gai không xấu mà bông hồng cũng không tốt.

Tuyệt Quán luận

ĐOẠN MỘT

Ðại đạo vốn không lặng, bao la mà thâm diệu, không thể lấy tâm mà hỏi, không thể lấy lời mà giải được. Nay cho là có hai người đang cùng nhau luận bàn những điều chân thực. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử hiệu là Duyên Môn. Lúc bấy giờ tiên sinh Nhập Lý lặng yên không nói, bỗng Duyên Môn đứng dậy hỏi rằng:
- Cái gì gọi là tâm? Thế nào là an tâm?
Ðáp: - Không cần phải lập ra tâm để mà cố cho được an, thế gọi là an vậy.

NGŨ THÔNG & THẮNG TRÍ - LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH:

NGŨ THÔNG & THẮNG TRÍ (abhiññā): Thần thông là loại hình khoa học tâm linh đạt được nhờ một sức mạnh nội tâm gọi là thắng trí, trí tuệ siêu việt này phát sinh từ thiền định ở mức độ cao. Hành giả sau khi đạt được tứ thiền, đã có những pháp thuần thục, đã tu tập bốn điều kiện như ý một cách đầy đủ, có thể đạt được năm loại thần thông sau đây:

Con đường của tự do

Đạo Phật là con đường của tự do. Tự do ở chặng đầu, tự do ở chặng giữa, tự do ở chặng cuối cùng. Con đường ấy tự do từ bước đầu cho đến bước cuối bởi vì con đường ấy đặt nền tảng trên tánh Không.
Tánh Không là bản tánh của sự vật và tâm thức, mà vật chất và tâm thức chỗ nào cũng có, nên tánh Không ở khắp tất cả. Nói riêng về con đường, thì tánh Không có mặt trên suốt con đường, từ bước đầu đến bước cuối.
Tánh Không là sự không có hiện hữu cố hữu và nội tại của tất cả sự vật thuộc vật chất và thuộc tâm thức.

Xướng Họa: Một Vầng Trăng



Xướng

Bước chân nào còn đồng vọng âm vang
Nơi phố cổ, không - thời - gian đứng lại!
Mưa tơi bời, gió trêu thân tứ đại!
Người mỉm cười, mây nước một màu thôi!

Hạt nhân của hạnh phúc

Hạnh phúc là một ước vọng chân thành và cũng là mục đích tối hậu của đời sống con người. Mặc dù mỗi người có một cách mô tả khác nhau về giấc mơ hạnh phúc của mình, nhưng trên căn bản của thực tại, hạnh phúc bao giờ cũng cưu mang trong chính nó một sức sống tràn đầy sinh lực của cảm xúc an bình được sinh khởi từ bản thể của nội tâm. Vì vậy, khi tâm bất an chúng ta sẽ không thể nào chế tác được năng lượng hạnh phúc cho dù hoàn cảnh và điều kiện sống có hoàn hảo đến mức nào đi nữa.

Kính Mừng Khánh Tuế Lần Thứ 88 Ngài Trưởng Lão Kim Triệu


1. Cánh Hương Khẽ Va Động Sương Mù

THÊNH THANG

ta sống thênh thang một đời gió lộng
chẳng vướng mây trời,
vướng núi, vướng cây
ta bước tới bước lui và thở
ngắm nhân tình
cùng sương trắng lay bay

Gương Thiền - Thiền Gia Quy Giám

(1)
Có một vật sáng sủa ẩn mật, từ vô thủy đến nay chưa từng sanh, chưa từng diệt, gọi tên không được, diễn tả không được.
Một vật đó là vật gì?
Người xưa có bài tụng:
Khi Cổ Phật chưa sanh
Một vật đã toàn nên
Thích Ca cũng không hiểu

SÁT-NA HIỆN TẠI VÀ THỰC TÍNH PHÁP

1. Sát-na hiện tại (ārammaṇapaccuppannā)*

Sát-na hiện tại có thể được định nghĩa như là một thời điểm nảy sanh của danh và sắc, được nhận biết bằng ba Danh là tinh tấn (ātapī), chánh niệm (sati) và tỉnh giác (sampajjañña) - gọi tắt là yogavacara - độc lập với ước muốn của con người.
Muốn nhận thức rõ sát-na hiện tại chúng ta phải biết, đối tượng của ba Danh (làm nhiệm vụ quán sát) phải là thực tại tuyệt đối (paramattha), tức là Danh và Sắc; đối tượng ấy phải nằm trong Tứ Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp); khi thực hành, cũng không nên lẫn lộn các đối tượng. Chẳng hạn, khi đang quán sắc ngồi, nếu có sự đau nhức, đừng quán danh biết điều đó. Chỉ cần biết sắc ngồi khổ là đủ, tức là chỉ nên quán "thân trong thân"; Danh và Sắc cần được thấy trong sát-na hiện tại, nghĩa là phải được thấy ở một thời điểm độc lập với ý muốn chủ quan của chúng ta.

Bất lập văn tự

Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ , chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Đạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa hay triệt để y cứ vào kinh điển theo thứ lớp mà truyền pháp, tức cũng có nghĩa Tông môn này không ra ngoài chánh pháp mà hơn hai ngàn rưỡi năm trước đức Phật đã truyền cho Sơ tổ Ấn độ Ma-ha Ca-Diếp, ngay giữa hội Linh sơn khi Phật đưa tay có cầm nhành sen vàng giơ lên trước đại chúng, mà tất cả đều ngơ ngác, duy chỉ có Ngài Ma-ha Ca-diếp đã nhìn Phật mỉm cười lãnh thọ Tâm pháp, cũng là pháp thượng thừa tối vi diệu "Không pháp" từ đức Phật. Phật đã ấn chứng việc truyền thừa Tâm pháp cho Tổ Ca-diếp qua lời tuyên bố trước đại chúng: ‘ Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, Pháp môn vi diệu, nay trao lại cho Ma-ha Ca-diếp.’

Cốt lõi tương đồng giữa Thiền Vipassanā và Thiền Tông - Biểu Đồ Vận Hành 18 Giới

Một số điểm cốt lõi tương đồng giữa Thiền Vipassanā và Thiền Tông:
1) Kiến Tánh và Thấy Biết Như Thực: thấy tánh không có nghĩa là tách thực tại ra phần này là tướng, phần kia là tánh, cái này là thị cái kia là phi, cái này là tiểu cái kia là đại… rồi chọn cho mình một phần vừa với tầm vóc hạn hẹp của mình để thấy. Cũng không vội phê phán theo bất cứ bảng giá trị nào, mà phải thấy pháp đúng như nó là. Tổ Huệ Năng đã nói “không nghĩ thiện không nghĩ ác” cứ ngay đó mà thấy bản lai diện mục. Đã đánh giá dù đánh giá theo tiêu chuẩn nào, thì vẫn coi chừng mắc bệnh thiền, như câu “Thức đắc bổn tâm bổn tánh chính thị tông môn đại bệnh” đã minh xác. Ngộ là ngộ toàn diện, nghĩa là, hoặc bỏ toàn bộ hoặc lấy toàn bộ (Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, sự sự môn trung bất xả nhất pháp), chứ đừng cắt xén cho vừa với cái khuôn lý tưởng của bản ngã rồi yên tâm dán vào nhãn hiệu Thiền Tông hay Thiền Nguyên Thủy.

VẺ ĐẸP PHẬT PHÁP (CHÂN - THIỆN - MỸ)

Chúng ta thường nghe các tôn giáo cũng như đạo học Đông phương thường nói đến Chân Thiện, Mỹ mà đạo Phật cũng có nói đến Chân, Thiện, Mỹ; vậy chân, thiện, mỹ là gì và nội hàm ngữ nghĩa của nó như thế nào?
Theo đạo Phật, muốn thấy được cái Chân, Sự Thật thì phải có trí tuệ. Có trí tuệ mới thấy rõ chân lý được! Từ thấy rõ chân lý, ta có thể có hướng đi đúng, lập tâm, lập hạnh đúng; và không còn bị tham sân phiền não chi phối. Vậy, Chân phải được xem như cái gốc, cái Thể; còn Thiện, Mỹ là cành nhánh, hoa trái, là Tướng, Dụng để chúng ta sống với cuộc đời.

NHÂN QUẢ (Phật Lý Qua Liêu Trai)


"… Mong rằng người đọc nhận ra ẩn ý những chuyện Liêu Trai muốn truyền đạt hơn là chỉ mua vui qua những hư cấu lắm khi dung tục trong những chuyện ma quỷ, hồ ly,… có vẻ như hoang đường, mê tín này. Thực ra cõi âm dương tuy cách trở nhưng sự tương hội không phải không thường xảy ra, không ai không từng chứng kiến, có điều khó lý giải được mà thôi. Cho dù là ở cõi nào trong tam giới thì đạo lý vẫn như nhau, không ai trốn được quy luật của Pháp. Lẽ được – mất, hơn – thua, thành – bại, vui – khổ, vinh – hư, tiêu – trưởng, thăng – trầm, sinh – diệt… muôn đời vẫn là bài học giác ngộ ngay trong đời sống của mỗi người giữa vũ trụ bao la này. Cốt lõi của sự hiện hữu trong cõi đời vẫn không ngoài hai chữ Đạo và Đức. Thiếu Đạo thì nhận thức sai lầm, thiếu Đức thì hành động xấu ác, nhận thức và hành vi sai xấu thì hại mình hại người, chỉ đưa đến khổ đau bất hạnh. Ngược lại, có Đạo, có Đức thì nhận thức, hành vi đúng tốt và tất nhiên thường được an lạc hạnh phúc. Có lẽ Bồ Tùng Linh muốn nêu lên điều trọng yếu này..."


Pháp thoại và Thư Tri Ân Thầy Viên Minh nhân chuyến hoằng Pháp Úc Châu 2016

... Hướng dẫn Thiền, Thầy chỉ dạy Phật tử biết sử dụng những nguyên lý tự nhiên có sẳn nơi mỗi người chứ không dạy phương pháp gì cả. Thầy vừa cười vừa nói đùa dí dỏm "Thiền vốn rất dung dị mà hiện nay đã có cả 1000 phương pháp khác nhau rồi, thầy không muốn thêm phương pháp 1001 cho thiền càng thêm khó khăn phức tạp hơn". Thầy còn nhấn mạnh "thiền không duy định cũng không duy tuệ như người ta thường phân biệt cực đoan, thiền đúng hướng là tâm rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng mà trong đó giới định tuệ vốn tự viên mãn" nên đức Phật dạy đó chính là tâm “không, vô tướng, vô tác, vô cầu”. Vì vậy, tùy căn cơ trình độ, tuỳ hoàn cảnh và cơ địa riêng của mỗi người mà thiền ngay trên chính mình (thân-thọ-tâm-pháp) chứ không cần kiếm tìm đâu khác hay phải áp dụng phương pháp nào...


SỰ HÀI HÒA TRONG ĐỜI SỐNG - SỰ HÀI HÒA GIỮA SINH VÀ TỬ

SỰ HÀI HÒA TRONG ĐỜI SỐNG

Đời sống không thể thiếu sự quan hệ giữa mọi người với nhau, nhưng mà chúng ta đã làm cho những mối liên hệấy trở nên đau khổ, đáng chán, vì chúng ta đã đặt nền tảng trên căn bản cá nhân và tình yêu chiếm hữu . Người ta có thể yêu mà không chiếm hữu chăng? Bạn sẽ tìm được câu trả lời đích thực, không phải là trong sự lẩn trốn, không phải bằng những lý thuyết cao siêu, hoặc bằng niềm tin, nhưng là xuyên qua sự thấu hiểu về căn nguyên của sự lệ thuộc và sự chiếm hữu . Nếu người ta thấu hiểu sâu xa cái vấn đề liên hệ giữa họ với người khác thì họa may chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề rắc rối trong sự liên hệ giữa chúng ta với xã hội, vì xã hộicũng chỉ là sự mở rộng từ chính chúng ta mà thôi .

Cách nào dễ dàng nhất để tìm thấy Thượng Ðế ?

Hỏi :
– Cách nào dễ dàng nhất để tìm thấy Thượng Ðế ?
Krishnamurti đáp :
– Tôi e rằng không có cách dễ dàng nào để thấy được Thượng Ðế đâu, bởi vì việc tìm Thượng Ðế là việc khó khăn, gian khổ nhất. Thượng Ðế có phải là cái mà tâm trí chúng ta tạo ra chăng? Bạn biết tâm trí chúng ta là cái gì rồi. Nó chẳng qua cũng chỉ là kết quả của thời gian, và nó có thể tạo ra bất cứ loại ảo giác nào. Nó có khả năng tạo ra tư tưởng, phóng chiếu đủ loại tưởng tượng, sáng tác đủ loại hư cấu. Nó luôn luôn bận bịu chuyện gom góp, liệng bỏ, chọn lựa. Ôm trong lòng những thành kiến, hẹp hòi, nông cạn, cái tâm vọng động dựa theo ý mình mà vẽ ra hình ảnh Thượng Ðế.

Hỏi Đáp: Giác Ngộ


1. Giác ngộ và giải thoát

Bạch Ngài cho con hỏi. Một người ngộ rồi nhưng có thể chưa giải thoát, có phải không? Và một người tâm giải thoát nhưng có thể chưa ngộ, có phải không? Con cám ơn Ngài.

Trả lời:

Sự Giác Ngộ...


... Một số người trong chúng ta tin rằng sự tu tập được thực hành ở tu viện hay trong thời gian tịnh tu là sự tu tập chân thật hơn để đưa đến giác ngộ, ngoài ra chỉ là thứ yếu. Một số người lại cho rằng chỉ sự tu tập trong đời sống thế tục và hòa mình vào thế gian mới có thể mở ra Con Đường. Phải chăng sự giác ngộ thật sự thuộc lĩnh vực của cách tu tập nầy hơn là cách tu tập khác? Hoặc có chăng một sự hợp nhất chúng để thành một cái toàn thể, một Con Đường không phân chia và uyển chuyển?

Ánh Sáng cho Chính Mình

Mỗi người phải được tự do để trở thành ánh sáng cho chính mình. “Ánh sáng cho chính mình”. Ánh sáng này không thể nhận được từ người khác, cũng không thể thắp lên bằng ngọn nến của người khác. Nếu bạn thắp bằng ngọn nến của người khác, nó chỉ là ngọn nến, nó có thể bị thổi tắt. Sự nghiên cứu ráo riết để tìm ra thế nào là ánh sáng cho chính mình là một phần của thiền quán. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem thế nào là ánh sáng cho chính mình và sự có ánh sáng này nó đặc biệt quan trọng đến mức nào.

VÌ SAO PHỤ NỮ DỄ ĐI ĐẾN GIÁC NGỘ HƠN ĐÀN ÔNG?

Những chướng ngại để đi đến giác ngộ của phụ nữ có giống như của đàn ông không?
Vâng, nhưng chỉ khác vài điểm. Nói chung, phụ nữ dễ cảm nhận được những cảm xúc phát sinh ở trong mình và an trú ở trong cơ thể của họ dễ dàng hơn, vì thế tự nhiên họ dễ đi vào trạng thái ung dung tự tại hơn và có khả năng dễ đi đến giác ngộ hơn là đàn ông. Đây là lý do tại sao nhiều nền văn minh cổ chọn những nhân vật hay hình tượng phụ nữ để đại diện hay mô tả về thực tại vô hình tướng và vượt thoát. Người nữ thường được xem như người mẹ khai sinh ra mọi vật, duy trì và nuôi dưỡng chúng suốt thế giới hữu hình.