Trà Đạo ngày 11.07.2017 (Bộ Nhớ Con Người & Vũ Trụ Tâm)



Hỏi: Khi chánh niệm tỉnh giác diễn ra tự nhiên không cần cố gắng, thì tiếp theo là thấy ra vô thường, khổ và bản ngã phải không ạ? Từ khi thực hành con hay quên đi chữ nghĩa, chỉ nắm lý và thấy sự thôi, như vậy có đúng không ạ?

-  Đúng. Có trí nhớ là tốt nhưng đôi khi nhớ quá nhiều chữ nghĩa cũng không hay ho gì, nên quên bớt ngôn từ đi, chỉ cần nắm được (thấy ra, thực chứng) cốt lõi lý và sự thôi lại càng tốt. Thấy ra cốt lõi tinh tuý của sự thật mới có sự sáng tạo. Nếu nhớ từng lời từng chữ - tầm chương trích cú - như mọt sách rồi nhìn mọi sự mọi vật qua lăng kính khái niệm ngôn từ đã có sẵn thì liền đánh mất khả năng khám phá đầy sáng tạo. Còn như không nhớ gì cả, nên khi gặp chuyện, trực diện với sự kiện bất ngờ mà ứng tiếp tự nhiên, hoàn toàn mới mẻ.

Trà Đạo ngày 22.07.2017 (Mục Đích thật sự của Đạo Phật)


Hỏi: Thưa thầy sao gọi là tham thiền và sao gọi là hành thiền, thiền thế nào mới đúng?

- Có điều lạ là không biết tại sao người xưa lại nói Tham Thiền và Hành Thiền để rồi vô tình người sau hiểu lầm mà biến thành "Tham lam thiền" và "Hành hạ thiền".

Chúng ta cần biết mục đích thật sự của Đạo Phật là gì, Đạo Phật không như những Tôn giáo khác hay một số phương pháp hành trì khác.

Hoa nở bên hàng giậu

Chúng ta có một thói quen tìm kiếm, phân tích và tạo dựng nên những hạnh phúc theo ý mình, thay vì biết tiếp nhận tự nhiên trong tĩnh lặng ... Chúng ta có thói quen muốn sửa đổi thực tại để sắp đặt hạnh phúc theo sự phân tách và lý luận của mình. Nhưng dầu ta có khéo léo đến đâu thì đó cũng không còn là một thực tại như nó đang là nữa. Và rất nhiều khi những khổ đau phát sinh, là do sự tìm cầu hạnh phúc và trốn tránh thực tại đang có mặt, của mình...

CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU - SỰ TƯƠNG QUAN TUYỆT VỜI GIỮA KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO

Chân không-Diệu hữu là một chìa khóa để hiểu nhận thức luận về bản thể và hiện tượng của Phật giáo. Vì mọi hiện tượng xuất phát từ “Không” nên nó không có một bản chất trường tồn và riêng biệt, đó là thuyết Vô ngã. Chỉ có Ngũ uẩn đang vận hành, không có người vận hành chúng. Tương tự, Hawking cho rằng có sự sáng tạo nhưng không có ai sáng tạo cả. Thuyết Vô ngã khó hiểu cho những ai mới làm quen với đạo Phật. Cũng thế, vũ trụ tự sáng tạo và sáng tạo một cách tuyệt diệu, nhưng không có đấng sáng tạo. Đó là điều cũng khó hiểu cho nhiều người phương Tây.

Thế nào là Chân không - Diệu hữu? - Thiền sư Thích Duy Lực

Chân không diệu hữu thuộc về giáo môn. Giáo môn nói đến tự tánh về có và không, không là chân không, có là diệu hữu ý là cái “có” chẳng phải thật có, cái “không” chẳng phải thật không, là muốn mọi người không có chấp thật. Vì chấp thật là bệnh của chúng sinh, sở dĩ có cái khổ sinh tử luân hồi đều do bệnh chấp thật sinh ra. Tự tánh chẳng thể dùng lời nói tỏ bày, nói "Chân không Diệu hữu" cũng là phương tiện tạm thời mà thôi.
Vậy thế nào là "Diệu hữu", thế nào là "Chân không"?

Bước vào thiền Vipassana

Để thực hành thiền Vipassanā không nhất thiết
phải đạt tới tận an chỉ định, song tâm bạn vẫn cần phải có một mức độ ổn định và yên tĩnh nhất định.


Thâm chí ngay cả khi không có được mức định đó, bạn vẫn có thể hành thiền với một đề mục Vipassanā. 

... Lúc đầu bạn nghĩ "Tôi đang thở". Không khí đang đi vào, đi ra. Tôi cảm nhận được nó ở gần lỗ mũi. Sau một thời gian bạn quên mất mình đang thở. Không còn "tôi" và không còn hơi thở nữa. Không còn hơi thở ra, không còn hơi thở vào. Không có cả mũi nữa. Chỉ có cảm giác và chánh niệm, nó trở thành cảm giác thuần tuý và chánh niệm thuần tuý, bạn không còn nghĩ đến cảm giác nữa. Bạn tiếp xúc trực tiếp với cảm giác đó và nó chỉ là cảm giác,

HUYẾT MẠCH LUẬN


... Nếu không thấu rõ được tự tâm thì tụng đọc kinh sách gì cũng chỉ là hư văn, không dùng vào đâu được.
Nếu cốt tìm Phật, trực tiếp cần thấy tánh.
Tánh tức là Phật.
Phật là người tự tại, là người vô tác.
Nếu không thấy tánh thì suốt ngày lăng xăng cầu cạnh, tìm kiếm Phật ở ngoài, đời nào gặp được, dù rằng rốt cuộc không một vật nào khá hơn.
Nếu cần thông hiểu nên tham vấn bậc thiện trí thức, nên thiết tha mà tu, công khó mà cầu, đem tâm hội giải lớn vấn đề lớn về sanh tử, đừng bỏ trôi suông, tự phỉnh mình vô ích.
Ví châu báu chất cao như núi, bà con nhiều như cát sông Hằng, mở mắt thấy đó, nhắm mắt thấy gì đâu? Mới hay mọi pháp hữu vi đều là mộng mị. Nếu chẳng gấp tìm thầy, ắt uổng kiếp sống buông xuôi trong khi tánh Phật mình vẫn sẵn có.

Sợ hãi là chiếc cầu giữa hai bờ Bản ngã và Cái chết

Sợ được làm từ cái gì? Nó bao giờ cũng có đó đằng sau góc kia, nhưng khi tôi quay mặt vào nó, nó chỉ là cái bóng. Nếu nó là không thực chất, làm sao nó xoay xở có sức mạnh thế đối với tôi?
Sợ là không bản chất như cái bóng của bạn, nhưng nó có. Cái bóng cũng tồn tại - không bản chất, tiêu cực, nhưng không phải là không tồn tại, và đôi khi cái bóng có thể có tác động lớn lên bạn. Trong rừng rậm khi đêm lại gần bạn có thể bị kinh hãi về cái bóng riêng của mình. Tại chỗ đơn độc, trên con đường đơn độc, bạn có thể bắt đầu chạy bởi vì cái bóng của riêng mình. Việc chạy của bạn sẽ là thực, việc trốn của bạn sẽ là thực, nhưng nguyên nhân sẽ là không bản chất.

Thuần thục trong thiền tập

Nếu tự nhìn lại chính mình, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề nhất định. Có con đường để định hướng bạn đi theo. Khi bạn tiếp tục tiến bước, tình trạng đó sẽ thay đổi và bạn sẽ phải tự điều chỉnh để vượt qua những vấn đề mới nảy sinh. Cần cả một thời gian tu tập rất dài bạn mới có thể thấy được những dấu mốc tiến bộ rõ ràng. Nếu bạn đi đúng theo cùng một con đường tôi đã đi qua, nhất định hành trình đó sẽ phải diễn ra ở chính trong tâm bạn. Nếu không phải vậy, bạn sẽ gặp phải vô số chướng ngại.

Trà Đạo ngày 15.07.2017 (Hiểu Đúng Thiền Vipassanā)


Hiểu Đúng Thiền Vipassanā

Hỏi: Kính thưa Thầy, khi hành Thiền Vipassanā làm sao để biết mình đang trong Định, cận Định hay sát-na Định. Khi con trình Pháp với Thiền Sư trong khóa tu học, con hiểu là con đã trải nghiệm trạng thái Định một số lần. Kính xin Thầy giải thích con trạng thái cận Định và sát-na Định là như thế nào ạ?

- Phần lớn hành giả tưởng mình hành Thiền Vipassanā nhưng trên thực tế họ đang hành thiền Định. Trong Vipassanā định hòa quyện với giới và tuệ. Giới định tuệ là ba trong một không thể tách rời nhau. Đừng cố ý tách Định và Tuệ ra riêng biệt, hoặc tách Định Tuệ ra khỏi Giới.

Cách thức của Phật là vipassana

Cách thức của Phật là vipassana - vipassana nghĩa là chứng kiến. Và ông ấy đã tìm ra một trong những phương cách vĩ đại nhất, ... Việc thở là hiện tượng đơn giản và tự nhiên thế, và nó có đó hai mươi bốn tiếng một ngày. Bạn không cần làm nỗ lực nào cả. Nếu bạn nhẩm mật chú, thế thì bạn sẽ phải làm nỗ lực, bạn sẽ phải ép buộc bản thân mình. Nếu bạn nói, "Ram, Ram, Ram," bạn sẽ phải liên tục làm căng bản thân mình. Và bạn nhất định quên đi nhiều lần. Hơn nữa, từ Ram lại là cái gì đó của tâm trí, và bất kì cái gì của tâm trí cũng không bao giờ có thể đưa bạn ra ngoài tâm trí.
Phật đã khám phá ra một góc độ hoàn toàn khác...

Vấn đáp: Ý Nghĩa Thiền Ðịnh

 ... Cuộc đối thoại nào cũng là tốt cả nếu nó giúp được ít nhiều sức mạnh cho công phu tu tập của ông. Nhưng cũng phải nhớ rằng đối thoại bằng ngôn từ không thể đưa ông tới trí tuệ giác ngộ như thật đâu đấy. Chánh pháp không thể được liễu ngộ qua trung gian nào hết, ông phải tự mình nổ lực mới có thể liễu ngộ. Ðó cũng chính là nguyên tắc tự chứng (paccattam) của Phật Giáo.
Bỡi nếu ông chỉ sở hữu được những kiến thức mà chúng tôi trao truyền lại thì phải nói rằng trách nhiệm của ông vẫn hãy còn nhiều lắm, vì rõ ràng ông vẫn chưa tự mình thực hiện điều gì cả. Mà nếu còn có việc phải làm thì coi như ông chưa đi tới đâu hết.

Hãy sống thật đơn giản bằng cách đặt xuống mọi sự và hiểu rõ những gì mình đang làm. Ông cũng chẳng cần phải cân đong đo đếm mức độ tu tập của mình rồi bận tâm vớ vẩn. Mọi sự luôn tự có một vị trí và giá trị cho riêng mình. Bất cứ cái gì xảy đến trong cuộc tu, cứ để mặc chúng qua đi. Ta chỉ việc hiểu rằng cái gì cũng là bất toàn và vô thường. Hãy nhớ thật kỹ, cái gì cũng vô thường. Hãy sống trọn vẹn với tinh thần đó. Ðây chính là con đường dẫn tới cái mà ông gọi là Ý Thức Nguồn Cội đấy! 

Một đạo sư cần thiết hay không?

Người hỏi: Ông nói rằng những đạo sư không cần thiết, nhưng làm thế nào tôi có thể tìm được sự thật nếu không có sự hướng dẫn và giúp đỡ thông minh mà chỉ một đạo sư mới có thể trao tặng?

Krishnamurti: Câu hỏi là: liệu một đạo sư cần thiết hay không. Liệu sự thật có thể tìm được qua một người khác?

Chỉ cái trí trong vô vọng mới có thể tìm ra sự thật.

... Sự thật không xa xôi lắm, sự thật rất gần gũi; sự thật ở dưới mỗi chiếc lá, trong mỗi nụ cười, trong những từ ngữ, những cảm giác, những suy nghĩ mà người ta có. Nhưng nó bị che kín đến độ chúng ta phải lật tung nó để thấy. Lật tung nó là khám phá điều gì là giả dối; và khoảnh khắc bạn biết điều gì là giả dối; và khi giả dối đó rơi rụng, sự thật hiện diện ở đó.
Vậy là, sự thật là một sự việc đang sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc – phải được khám phá, không phải bị tin tưởng, không phải bị trích dẫn, không phải bị lập công thức. Nhưng muốn thấy sự thật đó, cái trí của bạn và quả tim của bạn phải linh động lạ thường, tỉnh táo lạ thường.

TỈNH GIÁC VỀ CÁI CHẾT

dalailama-0256170Mọi người cần phải tỉnh giác về cái chết, đó là việc suy ngẫm rằng mình sẽ không sống lâu trên cõi đời này. Nếu không có ý thức về sự chết, người ta sẽ không biết lợi dụng kiếp người đặc biệt này mà mình đang có được. “Nhất thất nhơn thân, vạn kiếpbất phục”, có nghĩa là một khi thân này mất rồi thì vạn kiếp khó mà có lại được. Nên kiếp làm người này là có ý nghĩa vì do sống trong đời này con người có thể thành tựu được kết quả quan trọng mà mình mong muốn.

BẤT KHẢ TƯ NGHÌ


do-hong-ngocBất khả là không thể.  là nghĩ suy. Nghì, nghị là luận bànBất khả tư nghì hay bất khả tư nghị là… “không thể nghĩ bàn!”.  Có một ‘’pháp môn giải thoát” gọi là Bất khả tư nghị như thế của các vị Phật, các vị Bồ tát.
Cái gì mà không thể nghĩ bàn? Thế giới thì ngày càng nhỏ bé như lòng bàn tay, chuyện gì cũng chỉ cần cái chạm lướt nhẹ là đủ “thấy biết” hết trơn. Có việc gì mà “không thể nghĩ bàn” !

NHÌN SÂU VÀO CUỘC ĐỜI NHƯ NÓ ĐANG LÀ - “Người biết cách tốt nhất để sống một mình”


“Quá khứ không truy tìm” (Atītaṃ nānvāgameyya) nghĩa là không (na) đi (gama) về quá khứ (atītaṃ) hoài (anu). Điều đó không có nghĩa chúng ta phải hoàn toàn quên quá khứ. Nghĩa của câu này thực ra đã rất rõ ràng, nếu bạn thực sự nhìn hoặc lắng nghe một cách cẩn thận. Đừng nghĩ mãi về quá khứ, nó chẳng đi đến đâu cả, chỉ nghĩ quanh nghĩ quẩn mà thôi. Nếu có điều gì đó ích lợi mà bạn có thể nhớ lại từ quá khứ, thì hãy nhớ lại và tận dụng nó. Chúng ta phải nhớ quá nhiều thứ: nào là số điện thoại, các loại địa chỉ, quá nhiều thứ cần phải nhớ.

HIỆN TƯỢNG "THÙNG CHỨA BỊ RÒ” KHI HÀNH THIỀN

Bài giảng của Ajahn Brahm ngày 11 tháng 3, 2017 về những hiện tượng xảy ra khi hành thiền.
Hôm nay tôi nhận được nhiều câu hỏi về những kinh nghiệm gặp phải trong khi hành thiền. Chẳng hạn như cảm thấy bị kim châm, thấy người lắc lư, thấy những luồng khí dâng lên – và đủ các thứ cảm giác khác xảy đến trong khi thiền, lúc mà tâm đã bắt đầu thư thái. Tôi sẽ giải thích chuyện gì đang xẩy ra và làm sao để khắc phục chúng.
Tôi đã nhiều lần từng giảng cho các sư ở chùa Bodhinyana về chuyện này, và thường dùng một thí dụ để cho dễ hiểu, dễ nhớ. Tôi gọi hiện tượng đó là "thùng chứa bị rò” khi hành thiền.

BẤT KỲ BẠN Ở ĐÂU, GIÁC NGỘ Ở ĐÓ

Trong tu tập của chúng ta, điều quan trọng nhất là nhận ra chúng ta có Phật tínhChúng ta biết điều đó, về mặt trí tuệ, nhưng thật là khó để tiếp nhận. Cuộc sống hàng ngày là trong lãnh vực của tốt và xấu, lãnh vực của nhị nguyên, trong khi Phật tính chỉ tìm thấy trong tuyệt đối, ở đó không có cái tốt không có cái xấu. Có một thực tại hai mặtThực tập của chúng ta là để vượt ra ngoài lãnh vực của tốt và xấu, và để nhận ra cái tuyệt đối. Có thể khó để hiểu ra điều đó.

Tâm thức tối thượng

...Nếu bạn hiện hữu ngay bây giờ và ở đây, cái Ngộ đầu tiên sẽ xảy ra, một thoáng giác ngộ. Đây là bối cảnh nội tại…
“Khi mới thực hành Pháp này
Con thấy tâm vọng động như suối đổ…”

Tâm bạn đang tan chảy. Hiện tại, tâm bạn như một tảng băng tuyết lạnh lẽo. Nếu bạn buông xả và tự nhiên, chân thực với giây phút hiện tại, chân thực với bây giờ và ở đây, tâm sẽ tan chảy. Bạn mang năng lượng mặt trời vào. Chính tự tánh hiện diện trong thực tại, và hiện tại đang duy trì một năng lượng bao la. Bạn không vận hành trong tương lai, bạn cũng không vận hành vào quá khứ.
Bạn đang sở hữu một năng lượng mãnh liệt trong bạn, rằng năng lượng đó đang khởi sự tan ra thấm nhập vào trong tâm.

Tứ Diệu Đế - Bát-nhã Tâm Kinh


Chúng ta đã biết qua sự tương tác của căn - trần - thức tạo thành một chuỗi các biến hành tâm sở, làm nền tảng phát sanh sự vận hành của ngũ uẩn, tiến trình tâm – sinh – vật lý, thập nhị nhân duyên và nhiều hoạt động khác trong diễn trình của sự sống, từ đó chân lý Tứ Diệu Đế được giác ngộ và mọi người có thể giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, mộng tưởng đảo điên.
          Tất cả những điều này là những chủ đề nòng cốt được nêu lên trong Bát-nhã Tâm Kinh. Vậy chúng ta hãy trở lại kinh Bát-nhã để xem chư Tổ muốn truyền đạt điều gì mà các ngài đã liễu ngộ từ Phật Pháp.

Giới hữu hạn và vô hạn

Chúng ta đã nói có hai loại giới: hữu hạn và vô hạn phù hợp với hai hạng người giữ giới tương ứng: Hạng người thiên về tinh tấn hoặc đức tin dễ dàng “y giáo phụng hành”  những qui củ, mực thước đã được các bậc thầy mà họ tin cậy qui định sẵn. Họ không đủ tự tin và sáng suốt để biết mình nên làm gì và không nên làm gì, nên nếu ai đó có thể chỉ cho họ biết cách làm thế nào thì họ sẵn sàng tuân thủ vì như vậy họ cảm thấy dễ dàng hơn. Hạng người này thích hợp với giới chế định hữu hạn, tuy nhiên cũng rất dễ chấp thủ vào giới luật.

Tìm hiểu vài từ khóa của Thiền Dogen

Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên)
Tâm thân thoát lạc
Theo "Tam tổ hành nghiệp ký" và "Kiến tê ký", các sách chép lại hành trạng chư tăng chùa Vĩnh Bình, Dôgen đã hoát nhiên đại ngộ lúc ở trên Thiên Đồng Sơn vào một hôm nghe thày mình là Như Tĩnh quát mắng một tăng sinh ngủ gật là "Phải để tâm thân thoát lạc" và tặng cho anh ta một hèo. Hai năm từ ngày ấy, Dôgen được thy cho về nước và ông tiếp tục lấy câu nói của ân sư làm phương châm tu hành cũng như dạy lại cho nhiều thế hệ học trò. Thế nhưng, trong ngữ lục của thy ông, Hòa thượng Như Tĩnh, thì chỉ thấy viết là "tâm trần" 心塵chứ không phải "tâm thân"心身. Nếu là "tâm trần" thì đấy là ngũ dục, ngũ cái, chúng giống như bụi bặm, phiền não bám lấy cái tâm.

Bản Ngã - Hữu Thức - Vô Thức & Chiêm Bao

Bản Ngã - Hữu Thức và Vô Thức
Bản ngã xuất hiện dưới hai hình thức: Một là cái ta hiện hành (dương bản, hữu thức) và hai là cái ta ngủ ngầm (âm bản, vô thức). Cái ta hiện hành là bản ngã biểu lộ ra ngoài qua khái niệm "tôi", như tôi hành động, tôi nói năng, tôi suy nghĩ, tôi tu hành v.v... hoặc "của tôi", như thân của tôi, cảm giác của tôi, hiểu biết của tôi, tâm thức của tôi, sở đắc của tôi v.v... Cái ta hiện hành là cái ta lộ liễu dễ thấy, nhưng nếu không tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì lý trí chỉ có thể suy luận ra nhưng vẫn không thấy được nó. Cái ta ngủ ngầm còn gọi là cái ta âm bản vì nó ẩn trú trong tiềm thức hay ẩn sâu trong vô thức, phần lớn nó hoạt động ngấm ngầm và kín đáo bên trong phần chìm của tâm thức (Bhavanga hoặc A-lại-da thức) nên rất khó thấy.

Xướng Họa: CỘI NGUỒN


Xướng

Nếu kiếp sống người, giả vay, tạm bợ
Nghèo khổ dân, quan danh tiếng lẩy lừng
Cũng tròn lăn trong sinh tử chẳng dừng
Khai phóng đi những cái nhìn định kiến!

CÁCH AN TRỤ TÂM


Làm thế nào để ngươi an trụ tâm
Bí mật nằm ở chỗ là buông xả
Không có một pháp nào để làm,

và hãy gắng sức trong pháp không thấy gì để gắng sức
Ngươi hãy làm y hệt một em bé đang ngủ

Thể tánh chân chánh của chư Phật - Hòa Thượng Tuyên Hóa

Đại địa xuân hồi bách vật sanh
Phấn toái hư không tự tại ông
Tùng thử bất lạc nhân ngã tướng
Pháp giới tuy đại tận bao dung

Tạm dịch:

Xuân về cõi đất trăm vật sanh

Đập nát hư không ông tự tại
Từ đây nào còn lạc tướng nhân ngã
Pháp giới tuy rộng vẫn bao dung.

Bài kệ này thuyết về việc đả Thiền Thất của chúng ta như xuân về cõi đất. Trăm vật sanh nghĩa là quý vị có cơ hội khai ngộ. Nếu ánh sáng tự tánh hiển lộ thì cũng giống như trăm loài vật sanh sản trong mùa xuân. Đập nát hư không: Hư không vốn vô hình tướng, không có gì cả.

Hữu thức và vô thức


Hỏi: Tâm trí hữu thức thì không biết gì về vô thức và sợ hãi trước vô thức. Ngài thường đề cập nhiều nhất đến tâm trí hữu thức và như thế có đủ chăng? Phương pháp của Ngài có đem tới được sự giải phóng cho vô thức? Xin Ngài vui lòng giảng giải rõ rệt cách thức đối phó tâm trí vô thức một cách trọn vẹn nhất.

Thực Hành Giáo Pháp Trong Đời Sống Thường Nhật: Sự Rộng Lượng


Nhiều người thường thắc mắc làm thế nào để thực tập thiền trong đời sống hàng ngày. Tham gia một khóa thiền và thực tập nghiêm túc là sự rèn luyện tích cực trong môi trường đặc biệt.
Đây là một việc hữu ích và quan trọng, nhưng việc thực tập thực sự - nếu thiền có một giá trị thực sự nào đó - phải là trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Để việc thực tập trong cuộc sống hàng ngày có kết quả tốt, chúng ta không những cần phải có một lộ tình tu tập cụ thể mà còn phải thực hành Giáo pháp trong nhiều khía cạnh khác nữa để tu dưỡng tâm trí. Chính trong đời sống hàng ngày sẽ nẩy sinh những tình huống mà chúng ta cần phải có kỹ năng và sự hiểu biết để có thể đối phó với mọi thử thách đến với chúng ta: chẳng hạn như những xung đột, khủng hoảng, và những thăng trầm trong cuộc sống hàng ngày.

NGHĨ ĐẾN CÁI CHẾT, HÃY AN VUI

Sống và chết thực sự chỉ là hai mặt của một vấn đề. Chúng ta sống như thế nào thì khi chết ít nhiều chúng ta cũng chết giống như cách của chúng ta sống.
Nếu chúng ta sống trong “ vô minh “, có khả năng chúng ta sẽ phải đối mặt với sự đau khổ tột cùng trong giây phút cuối cùng của cuộc đời chúng ta, chẳng có một chút bình yên và chánh niệm. Nhưng nếu chúng ta thường tạo thiện nghiệp và tu tập để phát triển tỉnh giác, chúng ta có thể ra đi một cách yên bình, trong chánh niệm cho đến hơi thở cuối cùng.