TÁNH KHÔNG VÀ CHÂN KHÔNG

Gần đây, trong khi tu nhìn lại giáo lý tôi thấy có hai điều hệ trọng khác hơn hồi xưa. Hai điều đó là gì? Một là Tánh Không. Hai là Chân Không. Lâu nay người ta thường hay lẫn lộn về hai điều này. Trước tôi nói về Tánh Không. Nhiều vị cho rằng khi đạt được Tánh Không sẽ có vô số thứ nhiệm mầu, tức là Tánh Không diệu hữu, như Chân Không diệu hữu vậy. Đó là do không hiểu, không phân biệt được thế nào là Tánh Không, thế nào là Chân Không. Thế nào là Tánh Không? Khi nói tới Tánh Không, chúng ta phải nhớ Tánh Không Duyên Khởi, khi nói tới Chân Không chúng ta phải nhớ Chân Không Diệu Hữu. Hai từ này nên nhận cho thật kỹ. Tánh Không là thể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp. Vì vậy nói Tánh Không duyên khởi.

Đức Phật dạy con như thế nào? - The Buddha as a Parent

Ngày nay, hầu như người Phật tử nào cũng biết rằng thái tử Tất Đạt Đa, sau này là Đức Phật, đã lìa bỏ tổ ấm của mình để đi tìm con đường giải thoát không lâu sau cái ngày La Hầu La, đứa con trai duy nhất của Ngài, chào đời. Nhiều người cảm thấy khó hiểu, thậm chí phẫn nộ, trước một hành động có vẻ “thiếu trách nhiệm” như thế. Song, ít ai biết rằng sau khi đạt Chánh đẳng Chánh giác, Đức Phật đã trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu, kể từ khi La Hầu La lên 7 tuổi, và Ngài đã là một người cha rất mực mô phạm: La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi. Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?