Cuộc sống là gì?


Tự do là gì?

Tự do là ung dung trong ràng buộc

Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau

Viên Minh

Tu là gì?


Tu là gì? Đây là một câu hỏi có quá nhiều câu trả lời khác nhau. Người thì nói tu là sửa, tu là diệt tham sân si, lại có người xem tu là phải có một pháp môn, một phương pháp như ngồi thiền, niệm Phật để đạt được mục đích như ý. Mà ngồi thiền để làm gì nhỉ? Để nhiếp tâm xem hơi thở ở bụng hoặc ở mũi sao? Rồi phải dụng công thế này, không phải thế kia. Ôi, sao mà phức tạp thế ! Không biết có bị tẩu hỏa nhập ma không đây?
Trải qua một thời gian tôi quên hẳn đi câu hỏi “Tu là gì?” Vì không ai cho tôi một giải đáp thỏa đáng. Lớn lên vui chơi với bạn bè, lấy chồng, sinh con, lặn hụp trong công việc làm ăn, danh lợi, cơm áo gạo tiền. Nhờ được “vô chiêu” của sư phụ trao nên nay cũng đã thấm nhuần được phần nào câu hỏi “Tu là gì?” khuấy lên trong tôi từ bấy lâu nay.

Thiền là gì? (Thiền Sư Viên minh)


- Thiền không chú trọng ở tư thế ngồi mà ở tâm thiền. Tâm thiền đúng thì đi, đứng, ngồi, nằm hay nhất cử nhất động gì cũng đều là thiền được cả.- Thiền không xem trọng đối tượng, khi tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì mọi đối tượng đều là đối tượng của thiền. Dù không có đối tượng thì tâm thiền vẫn tĩnh lặng trong sáng.

CHÂN LÝ

" Chân lý là mảnh đất không có lối vào "

  Krishnamurti



"... Chân lý sẽ luôn luôn hiện hữu bất cứ nơi đâu cho những ai có mắt để thấy, có tai để nghe và có tâm hồn để thể hội. Không có ranh giới cho kẻ giác ngộ. Họ có thể ở trong bất cứ hàng ngũ nào, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, Bà La Môn, Hồi Giáo v.v... hay không ở trong hàng ngũ tôn giáo, chánh trị, phe phái nào cả. Kẻ nào có thể sống và thể nghiệm đời sống bằng chính sự trong sáng, chân thực, trọn vẹn và an nhiên tự tại của mình là người ấy giác ngộ, là đi con đường Phật Đạo..."
Chân lý là sự thật tuyệt đối hoàn hảo trong chính nó, còn sự vận dụng thành phương pháp chỉ là phương tiện tương đối và bất toàn, cho nên cái khó là người vận dụng chân lý phải tự mình chứng nghiệm và suốt thông chân lý để có thể tùy cơ ứng biến mà không rơi vào công thức, khuôn định hay mẫu mực lỗi thời. Chân lý thì muôn đời vẫn thế nhưng sự vận dụng thì luôn biến hóa vô cùng nên không bao giờ dừng lại ở kết luận hay khẳng định nào mới có thể tùy duyên thuận pháp giữa cuộc đời đầy vô thường biến đổi.
Hãy khám phá Chân Lý ngay trên sự thật đang diễn ra hàng ngày nơi thân tâm con và cuộc sống xung quanh, đừng quá tin vào lời người khác hay ngôn ngữ giáo điều đã bị “tam sao thất bản” như đức Phật đã dạy trong Kinh Kalama. Đừng xem phương tiện, biểu tượng là bản thân chân lý, vì chân lý tự nó vô ngôn.

Viên Minh


Tánh Biết


Tánh biết của tâm vốn rỗng lặng trong sáng, tức là sẵn có định tuệ đầy đủ, tự nhiên.
Nhưng khi bạn không chịu buông tư kiến tư dục của cái ta ảo tưởng xuống để cho định tuệ tự lặng lẽ chiếu soi một cách độc lập, mà chỉ nương tựa vào mớ kiến thức ngoại lai thủ đắc được vì mục tiêu chủ quan của lòng tham vọng, thì bạn đã vô tình quên đi tánh biết trong sáng hồn nhiên nơi chính mình! Từ đó bạn nỗ lực tìm kiếm, say mê tích lũy sở tri và sở đắc mà bạn hằng ước mong đạt được! Để rồi chính những sở tri sở đắc có được từ tư kiến, tư dục của cái ta ảo tưởng đó đã làm phân tán sự trực nhận trọn vẹn của trí tuệ tỉnh giác trong tánh biết tự nhiên...