Hành thiền không phải để tạo ra bất cứ điều gì (hoặc sự tập trung, sự bình tĩnh, hay sự thấu hiểu v.v…) và chỉ để nhìn thấy rõ bất cứ cái gì đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại với một cách thật đơn giản.
Thay vì dự định hoặc tạo ra một sự bình thản hoặc sự thấu hiểu thì quý vị hãy cố gắng từ cái điểm đầu tiên của mình. Bởi vì quý vị luôn luôn đi lùi về phía sau của con đường.
Sự thiền tập cũng giống như sự nỗ lực để học cách chạy một chiếc xe đạp. Tại lúc đầu, quý vị nỗ lực nhiều và quý vị sẽ bị vấp ngã trong lúc luyện tập. Sau đó bằng việc luyện tập thường xuyên quí vị sẽ học được cách nỗ lực vừa đủ để giữ cho quý vị có thể ngồi trên chiếc xe đạp một cách vững chắc và quý vị có thể duy trì sự nỗ lực một cách quân bình để tiến về phía trước.
Do đó việc hành tập cũng vậy, quý vị có thể dùng cách này để áp dụng trong việc hành tập thiền Vipassana của mình. Theo tôi thì cái điều quan trọng nhất là sự liên tục.
Buông bỏ lửa tham ái
Giáo Pháp của Đức Phật dạy toàn bộ là về sự hiểu biết về khổ - nguồn gốc của nó, sự chấm dứt khổ, và con đường đưa đến sự diệt khổ.
Khi chúng ta quán chiếu về sự khổ, chúng ta thấy rằng chúng ta cũng đang quán chiếu về tham ái, bởi vì tham ái và đau khổ cũng chỉ là một.
Tham ái có thể đem so sánh với lửa. Nếu chúng ta nắm lấy lửa, chuyện gì sẽ xảy ra? Nó có đưa chúng ta đến hạnh phúc không? Nếu chúng ta nói: “Ôi, hãy nhìn vào ngọn lửa đẹp đẽ kia! Hãy nhìn màu sắc đẹp đẽ của nó! Tôi yêu màu đỏ và màu da cam, chúng là những màu mà tôi ưa thích nhất,” và sau khi đưa tay nắm lấy lửa, cơ thể chúng ta sẽ cảm nhận một số đau khổ nhất định nào đó. Và rồi nếu chúng ta suy niệm về nguyên nhân của sự đau khổ đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng đó là kết quả của việc chúng ta đã đưa tay vào lửa. Với sự hiểu biết đó, hy vọng rằng, chúng ta sẽ không còn đụng đến lửa.
Khi chúng ta quán chiếu về sự khổ, chúng ta thấy rằng chúng ta cũng đang quán chiếu về tham ái, bởi vì tham ái và đau khổ cũng chỉ là một.
Tham ái có thể đem so sánh với lửa. Nếu chúng ta nắm lấy lửa, chuyện gì sẽ xảy ra? Nó có đưa chúng ta đến hạnh phúc không? Nếu chúng ta nói: “Ôi, hãy nhìn vào ngọn lửa đẹp đẽ kia! Hãy nhìn màu sắc đẹp đẽ của nó! Tôi yêu màu đỏ và màu da cam, chúng là những màu mà tôi ưa thích nhất,” và sau khi đưa tay nắm lấy lửa, cơ thể chúng ta sẽ cảm nhận một số đau khổ nhất định nào đó. Và rồi nếu chúng ta suy niệm về nguyên nhân của sự đau khổ đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng đó là kết quả của việc chúng ta đã đưa tay vào lửa. Với sự hiểu biết đó, hy vọng rằng, chúng ta sẽ không còn đụng đến lửa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)