Buông ra thấy Pháp rạng ngời


Khi cái Ta ảo tưởng được buông xuống hoàn toàn ... ngay đó chứng thực những gì đang xảy ra thì gọi là người đã "chứng ngộ". Vì vậy yếu tố đầu tiên của Thiền chính là thư giãn, buông xả. Để cho thân-tâm hoàn toàn nghỉ ngơi vô sự. Lúc đó tâm trở về với thái độ hoàn toàn rỗng lặng trong sáng tự nhiên của nó.
Nếu mỗi người dù đang ở trong các trạng thái khác nhau, nhưng trạng thái nào thì cứ thấy nó như vậy thôi, thái độ của tâm vẫn rỗng lặng trong sáng, không có bình luận, phán xét, phản ứng hay thêm bớt gì cả thì ngay đó là Niết Bàn. Đức Phật đã định nghĩa Niết Bàn rất đơn giản chính là đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Niết Bàn chính là thái độ rỗng lặng trong sáng của tâm, chứ không phải là một trạng thái tốt đẹp, dễ chịu, hay cao siêu nào đó...
...Đức Phật dạy:"Chân lý là trở lại mà thấy, mỗi người tự thấy, thấy lập tức ngay trên chính thực tại đang là, không qua thời gian"...



Nhìn vào cái thực..."Giai thoại về Lão Tử"

Có một câu chuyện nhỏ về Lão Tử. Ông ấy thường hay đi dạo buổi sáng. Một người hàng xóm hay đi theo ông ấy, biết rõ rằng Lão Tử không muốn nói nhiều, ông ấy bao giờ cũng giữ bản thân mình im lặng. Nhưng có lần một người bạn tới ở cùng người hàng xóm này và anh ta cũng muốn đi, và anh ta đi cùng. Lão Tử và người hàng xóm của Lão Tử vẫn còn hoàn toàn im lặng. Người bạn có chút ít bối rối, nhưng người đó cũng giữ mình im lặng vì người hàng xóm đã bảo anh ta đừng nói gì. Thế rồi mặt trời mọc, và nó đẹp thế. Anh ta quên mất và anh ta nói, "Sáng đẹp thế." Chỉ ngần ấy thôi. Không ai bình luận gì về nó - cả người bạn lẫn Lão Tử.

Phá đi mọi ngăn cách của vọng niệm, hình tướng ...

"...nếu con biết lấy hành động vị tha làm bài học vô ngã thì chính là con đang thể hiện đức vô ngã vị tha. Hơn nữa, chúng ta nợ cuộc đời hai điều: Một là nhờ những bài học từ cuộc đời mà được giác ngộ. Hai là cái ta ảo tưởng đã tạo ra biết bao khổ lụy cho đời. Nên bây giờ không thể ngoảnh mặt làm ngơ để chỉ mưu cầu giải thoát cho riêng mình, mà phải tỏ chút thành ý phục vụ cuộc đời để tạ ơn và sám hối chứ có phải là nghĩa cử vị tha cao cả gì đâu! Nếu nhờ thành ý đó mà thể hiện được đức vô ngã vị tha thì dù sống một ngày còn hơn sống trăm năm với cái ta chỉ biết mưu cầu lợi lạc cho riêng mình..."
"...Bất đồng tín ngưỡng là một vấn đề của xã hội và con người. Nguyên nhân là người ta không y cứ trên sự thật mà chỉ tin vào hệ thống giáo điều và niềm tin vào cá nhân Giáo Chủ của mình. Không biết mở rộng tầm nhìn để cảm thông và học hỏi từ nguồn đạo lý khác. Tự cô lập trong quan niệm lý tính hay niềm tin cảm tính của mình là một trong những trói buộc đưa đến bất đồng, chia rẽ, cố chấp, tranh chấp, khổ đau và mê muội, thực chất chỉ do "hiệu ứng củ mì củ sắn" mà ra. Có lẽ tượng Phật, tượng Chúa nhà con tự vỡ đi là một "mặc khải" "khai thị" cho con biết phá đi mọi ngăn cách của vọng niệm, hình tướng, và chỗ mong cầu đạt đến (không, vô tướng, vô nguyện) để thật sự sống thuận Pháp hay vâng ý Cha, như lời Phật và Chúa đã từ bi chỉ dạy.