Trong khi tu Thiền Quán, hành giả không nhất thiết phải tu Chỉ để đạt tới tình trạng an định. Ðiều tối cần là hành giả phải có trí tuệ ba-la-mật (panna paramita) tức là trí thông minh có sẳn. Nếu hành giả có trí tuệ ba-la-mật và ở tình trạng sẳn sàng, thì y có thể đắc ngộ ngay sau khi chỉ nghe một bài giảng. Do đó, với trí tuệ giải thoát, hành giả sống tại gia vẫn có thể đắc ngộ khi quán chiếu vô thường bên trong hay ngoài bản tâm, tại gia hay ngoài xã hội.
Ledi Sayadaw
(Vipassana Dipani)
Thế nào là được tự do?
Theo ý nghĩa Phật giáo, 'tự do' có nghĩa là không còn đau khổ, là đạt được sự tự tại của nội tâm trong đó đau khổ đã chấm dứt. Dĩ nhiên đây là một điều kiện tâm thức lý tưởng - nhưng làm sao chúng ta đạt được đây? Muốn đạt được tự do nội tâm, chúng ta phải tìm nó với một 'tâm hồn tự do'. Cũng như câu nói: 'Muốn bắt được trộm, ta phải biết suy nghĩ như kẻ trộm'. Thứ tự do mà chúng ta đang tìm đây là một tình trạng tuyệt đối - đúng vậy - đó là thứ tự do vô biên, hoàn toàn giải thoát và vô giới hạn. Chúng ta bắt đầu cuộc tìm kiếm với một tâm thức hữu biên, bị trí thức cột trói và trong chính nó đã bị giới hạn rồi. Nếu chúng ta còn nhồi nhét thêm vào đó đủ thứ lý tưởng, quan niệm, giáo thuyết và phán đoán - thì tâm thức vốn đã nặng nề của chúng ta không bao giờ có đủ tự do để thể nghiệm trọn vẹn chân lý.
Tĩnh lặng
Khi bạn đánh mất liên lạc với sự im lắng ở nội tâm, bạn sẽ đánh mất liên lạc với chính mình. Khi bạn đánh mất liên lạc với chính mình, bạn sẽ tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng. Mọi thứ hữu hình là tất cả những gì trong đời sống, trong vũ trụ mà ta có thể sờ mó, nhìn thấy, cảm nhận hoặc có thể tạo thành một khái niệm ở trong ta. Tất cả đều là biểu hiện của Tâm. Nói một cách khác, Tâm là nơi muôn vật, mọi thứ hữu hình được tạo ra, được sinh ra.
Sống thật với mình
...Thánh St. Francis de Sales có viết “Be who you are, and be that well”, tôi nghĩ ông cũng cùng chia sẻ một ý đó: be that well. Hãy sống thật với mình bằng cách sống thiện. Mà thật ra cái thiện không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Nó cần được khám phá bằng chánh niệm, tỉnh giác và một thái độ từ ái. Những gì thiện và tốt lành thì bao giờ cũng có một năng lượng rất to tát, nó có thể chuyển hóa và chữa lành những thương tích lớn trong ta.
Và đôi khi ta không cần làm việc gì lớn lao hết, chỉ cần sống thiện với chính mình thôi, là ta cũng đang chuyển hóa được khổ đau của cuộc đời này rồi...
Mục
Nguyễn Duy Nhiên,
VĂN
Con đường trung đạo
“Người biết canh tâm mình sẽ thoát khỏi lưới Ma Vương”. Tuy nhiên, cái biết ấy cũng chính là tâm, thế thì ai đang quan sát tâm? Những ý tưởng như vậy có thể khiến bạn cực kỳ rối trí. Tâm là một thứ; cái biết là thứ khác; nhưng cái biết ấy lại xuất phát từ chính cùng một cái tâm. Vậy thế nào là biết tâm mình? Đối diện với các cảm xúc và trạng thái tâm là thế nào? Khi không có cảm xúc phiền não thì như thế nào? Cái hiểu tất cả những điều đó, chính là “cái biết”. Cái biết quan sát tâm, và từ cái biết này, trí tuệ sẽ khởi sanh. Tâm là cái suy nghĩ và bị mắc kẹt trong các cảm xúc, cái này theo sau cái khác – giống y như con trâu của chúng ta. Bất cứ hướng nào nó lang thang tới, hãy luôn để mắt đến nó. Làm thế nào mà nó lang thang đi mất? Nếu nó bén mảng đến ruộng lúa, hãy quát nó. Nếu nó không nghe lời, nhặt cây roi và quất nó một cái. Đó chính là cách bạn vô hiệu hóa ái dục.
Huấn luyện tâm mình cũng không khác. Khi tâm có một cảm xúc và ngay lập tức bám víu vào cảm xúc ấy, công việc của “cái biết” là dạy nó. Hãy kiểm tra, xem xét trạng thái tâm ấy xem nó là tốt hay xấu...
Huấn luyện tâm mình cũng không khác. Khi tâm có một cảm xúc và ngay lập tức bám víu vào cảm xúc ấy, công việc của “cái biết” là dạy nó. Hãy kiểm tra, xem xét trạng thái tâm ấy xem nó là tốt hay xấu...
Điều Kỳ Diệu của Giáo Pháp Như Lai - Ngài Tam Tạng thứ 10 Sundara Tipiṭakadhara
Ban biên tập "Cội Nguồn" xin được lược trích ghi chép lại những lời chỉ dạy của Ngài Tam Tạng thứ 10 trong buổi pháp đàm tổ chức tại Tu viện Sydney Burmese Buddhist Vihara ngày chủ nhật 20/05/2018 vừa qua, được thông dịch từ Sư Thiện Đức. Xin chia sẻ với bạn bè đồng đạo, nếu có điều gì sai sót mong bạn đọc thông cảm bỏ qua và chúng con cũng xin sám hối Ngài nếu chúng con không ghi được lời dạy của Ngài một cách hoàn toàn trung thực.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)