Kính bạch chư tăng,
Kính thưa quý vị thính giả cư sĩ,
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ), con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ và giải thoát. Chúng ta cũng biết đó, vấn đề cốt lõi của Tứ Niệm Xứ chính là nhìn ngắm sự đau khổ. Tôi nói như vậy vì đã có không ít người vẫn hiểu lầm rằng tu tập Tuệ Quán chỉ đơn giản là để tìm kiếm sự an lạc (mặc dù so với người không tu tập thì các hành giả Tứ Niệm Xứ vẫn thường an lạc hơn) và từ câu nói này của tôi chắc chắn sẽ dẫn đến một loạt các câu hỏi : Vì sao lại phải nhìn ngắm những đau khổ? Chúng có gì để nhìn ngắm? Và phải nhìn ngắm như thế nào mới đúng?
Như tôi vừa nói, vấn đề trước tiên mà chúng ta cần giải quyết chính là việc định nghĩa đau khổ là gì, có bao nhiêu thứ đau khổ và thế nào là con đường quán niệm đau khổ. Ở đây, cái gọi là khổ đau vẫn thường được phân tích thành bốn hoặc năm trường hợp :
KỆ DÂNG Y TU NỮ - TÌNH SỬ A TỲ ĐÀM
KỆ DÂNG Y TU NỮ
Từ muôn thuở, nữ nhi phận thứ
Phải cậy nhờ quân tử gửi thân
Nghĩ thương cho kiếp nữ nhân
Hồng nhan là phận, hồng quần là duyên
Không hiếm kiếp thuyền quyên bạc phận
Trao thân nhầm, lận đận nhất sinh
Người ta ai cũng như mình
Cớ sao nam trọng, nữ khinh là gì
Kịp đến ngày Đại Bi xuất thế
Nẻo Niết Bàn đâu kể nữ nam
Đầu tiên ni tổ Kiều Đàm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)