... Công án là tinh ba cốt tuỷ của Thiền được vận dụng thành lời, thành hành động vượt thoát nhị nguyên nhơn quả, nên tự thân nó và công năng kỳ đặc của nó cũng không nằm ngoài bản chất thanh tịnh tuyệt đối, vô ngôn, "biết rõ ràng nói không thể tới" của Thiền học. Điều ấy có nghĩa, tuy nó cũng là ngôn ngữ, là hành động nhưng chúng ta không thể hiểu nó bằng tư duy, phân biệt hay suy lường, mà chỉ có thể thâm nhập nó, "biết" nó bằng trực giác. Thế nên những công án Thiền không phải là đối tượng để cho chúng ta có thể tiếp cận hay hiểu nó bằng cảm quan, tình thức, bằng học vấn, suy tư hoặc có thể mổ xẻ, lý giải bằng ngôn ngữ, văn tự theo cách hiểu thông thường. Nghĩa là những Thiền ngữ này, tức phương tiệnkhai thị của các Thiền-sư hoàn toàn chẳng giống như những bài toán, những luận đề hay là những lý thuyết khoa học mà con người có thể biện biệt, phân tích, luận bàn đúng sai phải trái, để rồi dẫn đến một kết luận tương đối hay cho ra một đáp án khả dĩ số đôngchấp nhận được. Bản chất và công năng của Công án Thiền hoàn toàn không phải như thế.
CƯ SĨ BÀNG LONG UẨN - Bàng Uẩn Ngữ Lục
"Bàng Uẩn ngữ lục" đã được dịch thành cuốn " A Man of Zen - The Recorded Sayings of Layman P'ang". Sau đây là vài mẩu chuyện về cuộc đời của ông:
Ông có làm bài kệ:
"Có trai không cưới - Có gái không gả -
Cả nhà chung hội họp - Ðồng bàn lời vô sanh."
" Một hôm ngồi trong am, ông chợt nói:
Khó khó, mười tạ đầu mè trên cây vuốt.
Bà Uẩn đáp: Dễ dễ trên đầu trăm cỏ, ý Tổ sư.
Cô Linh Chiếu tiếp: Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ khò. "
Ông có làm bài kệ:
"Có trai không cưới - Có gái không gả -
Cả nhà chung hội họp - Ðồng bàn lời vô sanh."
" Một hôm ngồi trong am, ông chợt nói:
Khó khó, mười tạ đầu mè trên cây vuốt.
Bà Uẩn đáp: Dễ dễ trên đầu trăm cỏ, ý Tổ sư.
Cô Linh Chiếu tiếp: Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ khò. "
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)