HIỂU BIẾT TRỌN VẸN

Chúng ta đang thực hành Thiền Minh Sát, trên nền tảng chánh niệm, có nghĩa là thiết lập chánh niệm vững chắc trên bốn nền tảng thân, thọ, tâm, pháp. Vậy khi thực hành, đặt căn bản trên chánh niệm, chúng ta quán sát sự vật tức là quán sát vật chất và tâm (ngũ uẩn). Chữ Pāḷi thường dùng để chỉ chánh niệm là Vipassanā hay Satipaṭṭhāna. Chữ Vipassanā có nghĩa hẹp hơn chữ Satipaṭṭhāna nhưng đôi khi chúng ta dùng hai chữ này cùng nghĩa. Ai cần phải hành Thiền Minh Sát? Thực hành Vipassanā hay thực hành Thiền Minh Sát là để thanh lọc bệnh của tâm có nghĩa là để thanh lọc tâm khỏi các phiền não. Bởi vì mọi người đều có phiền não, nên ai cũng cần hành Thiền Minh Sát.

THU THÚC LỤC CĂN - BỐ THÍ BA-LA-MẬT - NĂNG LƯỢNG

THU THÚC LỤC CĂN

Hỏi: Thưa Thầy, khi ăn nhận biết các vị mặn, ngọt, chua, chát, v.v… nhưng nếu thấy ngon thì có mất chánh niệm tỉnh giác không ạ? Thấy ngon có phải “cho là ngon” không ạ? Có vị tỳ khưu đã trộn lẫn thức ăn để không còn nhận ra các mùi vị. Đó có phải là kiềm chế, đánh lừa giác quan không và có trái với lẽ tự nhiên không ạ? Ai không ham thích ăn, ăn để sống chứ không sống để ăn thì ít bị dính mắc. Nhưng khi nghe, khó có thể chối bỏ tác dụng tinh tế, sâu rộng khó lường của âm nhạc nên đôi khi cảm thấy xúc động thì có phải là mất chánh niệm tỉnh giác không? Vậy những người làm việc trong lãnh vực âm nhạc có vấn đề trong việc tu tập không? Con kính xin Thầy giảng về việc thu thúc lục căn. Con cám ơn Thầy ạ!

Giải thoát khỏi mọi hành vi vị ngã mà không có cố gắng

Tất cả mọi tìm kiếm để thấy biết, tất cả mọi sự căng thẳng giả tạo về cảm giác – bằng những chất ma túy, bằng những giới luật, bằng những nghi thức lễ bái, sùng thượng, bằng cầu nguyện – đều toàn là hành vi vị ngã.

                             ◀◀  ⚫ ▶▶
        
Câu hỏi được đặt ra là: có thể nào giải thoát khỏi mọi hành vi vị ngã mà không có cố gắng, không nỗ lực giải trừ nó, để rồi tạo nên vấn đề không? Tôi hy vọng đã đặt câu hỏi rõ ràng, bằng không thì những điều được trình bày kế tiếp sau đây sẽ thiếu minh bạch hoàn toàn. Danh từ "tham thiền", đại khái, có nghĩa là suy xét một điều gì, khám phá nó, dừng lại với nó; hoặc cũng có thể danh từ ấy chỉ một tâm thái chiêm ngưỡng trong đó không có tư tưởng. Danh từ ấy rất ít có ý nghĩa đối với phần đất này của thế giới, nhưng nó mang một nghĩa lý phi thường ở Đông phương. Người ta đã viết nhiều về đề tài này, có nhiều trường phái giảng dạy những phương pháp và những hệ thống khác biệt về tham thiền. Theo tôi, tất cả những cái đó đều phải là tham thiền. Tham thiền là tự "làm trống rỗng" tâm thức mình, chứ ta không thể tự cưỡng bách làm trống rỗng tâm thức mình bằng cách thực hành một phương pháp, theo một trường phái hay hệ thống.

CHÁNH NIỆM - TÀM QUÝ


CHÁNH NIỆM

Hỏi: Thưa Thầy, nếu như mình làm việc gì sai xấu thì sự tập trung đó không được gọi là chánh niệm vì chánh niệm chỉ sử dụng cho việc làm đúng tốt thôi phải không ạ?

- Đối tượng của chánh niệm là thực tánh. Khi làm việc xấu thì đã là tà niệm rồi làm sao có chánh niệm được, thậm chí lúc đó dù có tập trung tâm ý (định) đi nữa cũng không phải là chánh định. Ngay cả, trong chánh niệm vẫn có những mức độ khác nhau. Chánh niệm ở mức độ ý thức thường chỉ thấy đối tượng khái niệm tục đế, khi ý thức ở mức độ tri kiến thanh tịnh thì mới tương thông với tánh biết. Lúc đó chánh niệm bước qua một mức độ khác đó là chánh niệm của tánh biết thấy được thực tánh Chân đế, hay còn gọi là thấy Sự Thật.

Sát na định - Định tĩnh lặng


Định vừa đủ để một sát-na tâm trụ lại giữa sự sinh diệt chớp nhoáng gọi là sát-na định (khaṇika samādhi). Định này chỉ cần một khoảnh khắc cực kỳ ngắn ngủi đủ để trọn vẹn với từng sát-na sinh-trụ-diệt trong diễn biến của tiến trình tâm trên một đối tượng, nếu định quá kiên cố và lâu dài (an chỉ định) thì không nắm bắt được loại đối tượng này.

NGẮM NHÌN TĨNH TẠI - Ai cũng có thể Thương Yêu

Quyển Ngắm Nhìn Tĩnh Tại gồm những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm thiền tập. Sách được chia ra làm 4 phần: Buông xả, Có mặt, Tỉnh giác  Hiểu thương, mỗi như một bước chân nhỏ trên con đường trở về nhà.
1.  Buông xả. Đây là bước đầu của sự trở vềBuông xả ở đây là buông xả cái tâm mong cầu, nắm bắt vào một hạnh phúc hoặc ôm giữ một khổ đau nào đó của mình. Buông xả không có nghĩa là buông lung hoặc cố gắng làm một điều gì đó đặc biệt, mà là một thái độ của tâm biết quay về trọn vẹn trong sáng với những gì đang có mặt. Và cứ để chúng đến đi tự nhiên như mây bay trên đầu núi.
Kìa mây giăng trên núi
A, xuống cho thầy hay
Ơ mà thầy đang ngủ
Thôi cứ để mây bay
(Viên Minh)

BIẾT - THẤY - TƯỞNG - CHÁNH TƯ DUY


CÁI BIẾT

Hỏi: Thưa Thầy, khi vọng tưởng nhiều chỉ cần biết thôi đúng không ạ? Nhưng làm sao để tâm biết ấy thấy ra thực tánh chân đế?

- Tâm biết có hai phương diện: Tánh biết và tướng biết. Tánh biết vốn không sinh diệt, còn tướng biết tuỳ đối tượng mà có sinh diệt. Khi khởi tâm muốn biết tức đã rơi vào tướng biết sinh diệt. Khi tâm rỗng lặng hồn nhiên, tướng biết không dao động thì tánh biết tự soi sáng. Lúc đó tánh biết và tướng biết tương thông, vì tâm chưa bị cái “ta biết” che lấp, sai sử. Cho nên ngay cả đứa bé khi va chạm liền biết đau, khi đói liền biết bú v.v....
Nói cách khác, do bản ngã tham sân si, do tư tưởng, quan niệm, che lấp tâm biết nên mới sinh ra nhận thức và hành vi sai lầm, đưa đến phiền não khổ đau.

Những mẩu chuyện và lời dạy của Ngài Munindra

Ngài Munindra luôn nhắc nhở rằng chánh niệm là để thấy được sự thật trong từng giây phút. Thầy bảo Oren Sofer, “Cái gì đang xảy ra, đó là sự thật. Trong giây phút này, nếu tâm bạn bị xao lãng, đó cũng là sự thật. Hãy chấp nhận nó.”


Pháp Hành Đơn Giản 

Ngài Munindra luôn đề cao tính giản dị và thư thái. Joseph Goldstein nghĩ có lẽ Thầy đã lập lại hàng nghìn lần câu “Hãy giản dị và thư thái. Hãy chấp nhận mọi thứ y như chúng đang hiển bày”.

Hòa thượng Kim Triệu kể lại những sự liên hệ giữa ngài và thiền sư Munindra trong thập niên 1960 tại Ấn Độ

Tưởng niệm Anāgārika Munindra là ôn lại tấm gương cao đẹp của một bật thầy tràn đầy trí tuệ và từ bi.
Ngài Munindra là một trong những thiền sư Á châu ưu tú nhất trong kỷ nguyên truyền bá Phật pháp sang Âu Mỹ đồng thời cũng là một du sĩ Ấn độ đầu tiên đem Giáo pháp Nguyên thủy trở về hoằng dương ngay tại đất nước mà đạo Phật đã khởi sanh và hầu như đã bị mai một trong gần mười thế kỷ nay. Riêng đối với Sư, Ngài không những là vị ân sư dạy thiền Tứ Niệm Xứ đầu tiên mà còn là hiện thân của một người mẹ hiền đã hết lòng bảo bọc và dạy dỗ Sư hơn chín năm trời ở Bồ đề Đạo tràng.

Tái sinh - Ý nghĩa của sự giác ngộ.

 Tái sinh

Câu hỏi: Dưới cái nhìn của Đạo Phật, nếu không có cái ngã hay một linh hồn bất tử, thì ai hay cái gì sẽ được tái sinh? Ai hay cái gì sẽ nhận hậu quả của những hành động tốt hay xấu?

Trả lời: Thật ra trong ý nghĩa tận cùng và sâu xa nhất của vấn đề, sẽ không có người nào được tái sinh hay thọ nhận kết quả của việc mình làm. Cái được tái sinh chính là tham ái được liên tục tái diễn. Vì vô minh, tham ái phát sinh, và tham ái cho chúng ta cảm tưởng là có một người nào đó đang gặp khó khăn, một người nào đó đang phiền não và khổ sở.

Ý Nghĩa bài Thơ "MỚI TINH KHÔI"


Gà con đã nở rồi
A, chào bé của tôi!
Khu vườn này cho bé
Một ngày mới tinh khôi!

Đó là một bước ngoặt trong đời sống tu tập của thầy. Trước đó thầy hiểu Đạo theo kiểu truyền thống là phải nỗ lực tu hành, phải loại bỏ cái này, phải đạt được cái kia. Khi những nỗ lực đó không tới đâu, chỉ loay hoay ở trong cái vỏ ảo tưởng của bản ngã. Đến khi có những nhân duyên đưa đến giúp thầy bừng tỉnh, cảm hứng viết bài thơ này.

Thiền sư Viên Minh - Ý Nghĩa Bài Thơ "Đúng Ngọ"

 
 
ĐÚNG NGỌ

Ta không biết đâu suối nguồn an lạc

Sáng sớm ra vườn bón đậu trồng dưa
Ta không biết đâu bến bờ diệu giác
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa.


TÂM TỈNH THỨC

Trong khi hành thiền, thái độ của thiền sinh rất là quan trọng, quan trọng hơn cả kỹ thuật hay pháp môn thiền. Có thái độ đúng đắn trong lúc hành thiền là điều quan trọng nhất. Cho dù vị thiền sư hướng dẫn bạn là người giỏi nhất, có pháp môn nổi tiếng nhất, và có những kỹ thuật thiền thiện xảo nhất, nhưng nếu bạn không có thái độ đúng đắn trong lúc hành thiền, bạn sẽ không thể nào tiến bộ được.
Nhiều người hành thiền với thái độ mong cầu là họ sẽ đạt được một cái gì đó hay đạt đến một cảnh giới nào đó. Điều nầy không đáng ngạc nhiên vì thái độ của những người phàm phu như chúng ta là luôn nhắm đến sự thành đạt.

Vô thường, khổ, vô ngã - Giới luật


Vô thường, khổ, vô ngã

Hỏi: Thưa Thầy, con đọc trong quyển sách hướng dẫn Thiền của Ngài U Sīlananda, Ngài nói rằng mục đích của thiền Vipassanā là thấy thực tánh “vô thường, khổ, vô ngã”. Con hiểu cụm từ này rất mù mờ, ví dụ như khổ thì không phải lúc nào cũng có để mà thấy. Kính xin Thầy dạy cho con hiểu rõ hơn về vô thường, khổ, vô ngã?

BÀI PHÁP VÔ NGÔN

... Những bài thuyết giảng bằng văn tự và lời nói là ngón tay chỉ mặt trăng, là cú gõ cửa đầu tiên. Mục tiêu thấy là mặt trăng, không phải ngón tay, là làm cho cánh cửa mở chứ không phải là gõ cửa; một khi những phương tiện có thể làm đạt được mục tiêu thì mọi sự đều tốt đẹp. Mục tiêu một đời giảng pháp của Phật không phải chỉ là chuyển những lời nói văn tự.

Tạo ra cái ngã

Đau buồn của mọi người là gì? Khổ của họ là gì? Khổ của họ là, họ đã tạo ra bản ngã. Họ phải tạo ra nó – vì họ không biết cái ta của họ, và người ta không thể sống được mà không có cái ta. Họ không biết họ là ai, và người ta không thể sống được, không thể tồn tại được, mà không biết mình là ai. Cho nên phải làm gì? Họ đã tạo ra cái ngã giả.
Tìm cái thực dường như là gian nan. Tạo ra cái ngã tổng hợp, nhân tạo, chất dẻo, dường như rất dễ dàng. Chúng ta đã tạo ra bản ngã như cái thay thế. Nó là trung tâm giả cho chúng ta cảm giác rằng chúng ta biết chúng ta là ai. Nhưng cái ngã giả này thường xuyên trong nguy hiểm. Nó là giả – nó phải liên tục được hỗ trợ.

Buông xả mới có chánh niệm


Ngày nay, dường như chánh niệm (mindfulness) được hướng dẫn để áp dụng vào trong nhiều lãnh vực, và như một phương cách giải quyết mọi vấn đề. Như mỗi khi có một cơn giận hay buồn lo nào, chúng ta thường được nhắc nhở hãy dùng chánh niệm để tiếp xúc với cơn giận ấy. Và rồi với năng lượng của chánh niệm, những khó khăn ấy sẽ được chuyển hóa.
Nhưng theo ông Andrew Olendzki điều đó có thể sẽ dẫn đến một sự hiểu lầm về chánh niệm. Vì chánh niệm không phải chỉ đơn giản là một sự chú ý đơn thuần, mere attention, về đối tượng của nó. Ông viết “Khi ta giận ta có thể biết rõ là mình đang giận. Nhưng cái biết ấy sẽ không hề mang lại một sự chuyển hóa nào… Bạn có thể chú ý đến cơn giận của mình cả ngày, và cho phép nó có mặt ‘mà không phê phán’, trong khi nó vẫn cứ thiêu đốt sâu vào con tim mình.”
Chánh niệm là một tâm hành, mental formation, và theo ông thì muốn chánh niệm có được công năng chuyển hóa ta phải hiểu rõ về sự vận hành của nó.

TẦM NHÌN THÂM SÂU VỀ THẾ GIỚI

Trong suốt cuộc đời dài hoằng pháp, Đức Phật đã linh động điều chỉnh lời giảng dạy tùy theo khả năng và nhu cầu của thính chúng. Ngài dạy những kẻ hành xử liều lĩnh nên từ bỏ những đường lối tự làm mình thất bại và nên dấn thân làm những việc thiện lành để mang lại kết quả an vui. Ngài dạy những kẻ có khuynh hướng cam chịu đầu hàng số phận rằng nỗ lực của chúng ta trong hiện tại quyết định phẩm chất của đời sống hiện tại cũng như số phận chúng ta trong tương lai. Ngài dạy những người tin tưởng sự hiện hữu của con người sẽ chấm dứt khi chết, rằng chúng sanh vẫn còn tồn tại sau khi thân hoại mạng chung và sẽ tái sanh tùy theo nghiệp của họ. Ngài dạy những người chưa đủ thuần thục để đạt được những quả vị cao hơn nên có nguyện vọng tái sanh vào cõi thiên sống cùng chư thiên, và hưởng niềm hoan lạc huy hoàng của các cõi Thiên.
Tuy nhiên, một cuộc tái sinh hoan hỷ vào cõi thiên không phải là mục đích cuối cùng mà Đức Phật giảng dạy Giáo pháp.