Thế nào là sống tuỳ duyên thuận pháp?
Cuộc sống luôn thay đổi. Môi trường tự nhiên mỗi lúc một khác: Sáng - trưa - chiều - tối, mặt trăng mọc - mặt trời lặn. Mỗi năm có bốn mùa biến dịch: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Trong mỗi tình huống, mỗi trạng thái của cuộc sống lúc nào cũng có 2 mặt đối lập: thành - bại, được - mất, hơn - thua, vui - khổ, cao - thấp, sang - hèn, v.v… nghĩa là trong họa có phúc, trong âm có dương. Tất cả những hoàn cảnh ấy đều là điều kiện hỗ tương cho sự sống gọi là DUYÊN. Có nhiều loại duyên nhưng chungThứ nhất là duyên tương giao tự nhiên: Duyên dễ thấy nhất là hoàn cảnh, môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo sẵn có xung quanh chúng ta. Từ thời tiết tự nhiên bốn mùa thay đổi, mặt trời, mặt trăng, mưa nắng... cho đến những gì đã có sẵn như ngôi nhà chúng ta đang ở, văn phòng chúng ta đang làm việc, con đường chúng ta đang đi v.v… đều là duyên ảnh hưởng từ bên ngoài.
Thứ hai là duyên do nghiệp quả: Những hậu quả do chính chúng ta tạo ra trong quá khứ đang trở nên những điều kiện tất nhiên trong đời sống hiện tại. Như tình trạng đau bụng là do buổi sáng ăn phải đồ bị hư hỏng. Cũng thế, máu đang chảy trong huyết quản với áp suất như vậy, tim đang đập với tốc độ như vậy, mắt thấy, tai
Thứ ba là duyên trong mối quan
Chúng ta đang sống trong điều kiện môi trường tự nhiên nào, hoàn cảnh xã hội nào, đang gặp tình huống nào, thân - tâm đang ở trong trạng thái nào, dù tốt hay xấu, thuận hay nghịch, đó đều gọi là duyên. Vậy tùy duyên là gì?
Tùy duyên là tùy vào điều kiện hoàn cảnh đã có sẵn, thí dụ như khi chúng ta đang ở buổi sáng thì tùy duyên buổi sáng, khi ở trong mùa thu thì tuỳ duyên mùa thu, khi đang bệnh thì tuỳ duyên bệnh, khi đang khổ thì tuỳ duyên khổ, khi đang vui thì tùy duyên vui. Tức là gặp hoàn cảnh nào thì tuỳ hoàn cảnh đó mà ứng xử thích hợp, gặp môi trường nào thì tuỳ môi trường đó mà ứng biến thích nghi, ở trong trạng thái nào thì tuỳ vào trạng thái đó mà sống sao cho phù hợp và đúng tốt. Đó gọi là tuỳ duyên.
Còn thuận pháp là sao? Thuận pháp thuộc về nhân, khi một người chê mình, mình nổi sân thì đã khởi lên nhân sân, khi một người khen mình, mình thích tức là khởi lên nhân tham. Khi gặp duyên mình khởi lên một phản ứng chủ quan
Thuận pháp tức là nhận thức duyên một cách đúng đắn đồng thời có thái độ ứng xử (phản ứng) trong duyên đó một cách tốt đẹp. Nghĩa là khi gặp duyên gì đến thì tùy vào duyên đó mà có nhận thức đúng và hành vi tốt.
Có người không chịu sống tuỳ duyên mà luôn cố tạo ra điều kiện cho hợp ý mình. Đạo Phật không khuyến khích như vậy, mà dạy nên sống thích ứng với duyên đến tự nhiên hơn là thay đổi hoặc tạo tác thêm duyên tự tạo khác. Duyên chỉ là phụ thuộc bên ngoài, nhân mới là chính yếu bên trong, chỉ thay đổi tình trạng duyên mà không biết điều chỉnh thái độ nhân thì chỉ tạo rắc rối thêm thôi. Như hành thiền thì lấy duyên ngay nơi đời sống tại đây và bây giờ mà tu, mà điều chỉnh thái độ nội tâm, vì dù ở trong duyên nào mình cũng phải có thái độ nhận thức đúng mới biểu hiện được hành vi ứng xử tốt. Thay vì phải tìm cho ra trường thiền nào có điều kiện tốt nhất, phải chọn
Nếu cứ muốn tìm duyên cho vừa ý mình thì sẽ mãi mãi lăng xăng không bao giờ tự an được, mà cho dù có tìm được cái an trong điều kiện thì cũng tự cô lập mình trong chính duyên đó, để rồi quên mất sự toàn diện của pháp tự nhiên. Duyên pháp tự nhiên đến đi không theo
Sống tuỳ duyên tức là pháp đến thế nào thì thấy nó là như vậy, không buông xuôi theo nó mà cũng không đối nghịch lại nó. Người sống được như thế là người có sức mạnh lớn nhất. Vì thành công không làm họ phấn khích, thất bại không làm họ chán nản, hoàn cảnh khó khăn hay dễ dàng cũng không làm họ dao động, gặp khổ không lo sợ, gặp vui không chìm đắm. Cuộc đời dường như được trình hiện để mỗi người có thể nhận diện cả hai mặt của cuộc sống mà học ra bài học của mình. Người nào chỉ chọn
Sống tuỳ duyên thuận pháp là đối với bất kỳ duyên nào cũng sống thuận pháp. Sống tuỳ duyên thuận pháp cần có hai yếu tố cơ bản: trật tự và nhẫn nại.
1. Trật tự
Sống vô trật tự gây ra bất an, bất an gây ra đau khổ. Một pháp đang hiện hữu trong sự vận hành được xác định bởi 3 yếu tố: thời (thời gian) - vị (không gian) - tính (tính chất của pháp ngay trong thời - vị đó). Vào thời điểm này (thời), mình đang ngồi ở giảng đường đây (vị) và đang thấy dễ chịu thoải mái (tính). Thời (thời gian) luôn luôn trôi chảy, vị (vị trí) cũng luôn luôn chuyển động vì mình đâu có ngồi hoàn toàn yên một chỗ, tính chất cũng luôn thay đổi, ngồi lúc đầu thì dễ chịu, nhưng sau
Mất trật tự về thời
Đang sống trong hiện tại mà lại tiếc nuối về quá khứ tức là mất trật tự vì bị quá khứ chi phối, hoặc mơ ước đến tương lai tức là mất trật tự vì bị tương lai chi phối. Thiền là trở về trọn vẹn trong sáng với sát-na hiện tại nghĩa là sống đúng với chữ thời trong Dịch lý - dù chỉ là một sát-na nhưng vẫn có đầy đủ tính biến dịch sinh-trụ-diệt. Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín ngàn, chín trăm tám mươi sát-na. [1]
Nhưng khi không sống trọn vẹn với từng sát-na hiện tại thì chúng ta đã đánh mất rất nhiều thời gian thực sự sống, mà chỉ là sống trong mộng ảo của quá khứ và tương lai.
Mất trật tự về vị
Khi mất trật tự về thời thì cũng mất trật tự về vị. Khi bị quá khứ hay tương lai chi phối thì đồng thời cũng quên mất vị trí thân-tâm đang ở đây.
Mặt khác, khi chúng ta bị thu hút sự chú ý vào đối tượng bên ngoài thì cũng quên mất vị trí thực của mình, thí dụ quí vị đang nghe thầy nói
Một thí dụ khác là khi đang đi nhưng tâm không trọn vẹn với từng bước đi, mà lại chỉ nghĩ về đích tới, hoặc bị những việc xảy ra bên ngoài chi phối, chú mục xem một cách quán tính mà quên mất chính mình đang đi.
Trong thiền định (chỉ), khi gắn tâm vào một đối tượng (cảnh) thì cũng dễ dàng quên mất vị trí của thực tại thân tâm đang là. Đối tượng của định là do tưởng sinh: sắc tưởng và vô sắc tưởng. Vì vậy cần phải hết sức cẩn thận với loại tứ thiền bát định này. Chánh định là tâm tĩnh tại ở khắp mọi nơi, tức là luôn luôn trọn vẹn với thực tại thời - vị - tính, thì đó mới là đại định của Phật giáo. Còn nếu thiền định chỉ là quên đi tất cả mọi chuyện và ép tâm an trú trong một trạng thái khả lạc hay bất động nào đó thì chỉ là định thế gian, vẫn còn là kiết sử - sắc ái, vô sắc ái – vẫn còn tự cô lập mình khỏi bản chất đời sống vốn vô cùng uyển chuyển và vi diệu này. Nhầm lẫn giữa tứ thiền bát định thế gian với chánh định quả là một sai lầm to lớn.
Đại định hay chánh định của Phật giáo là trong mọi trường hợp, tình huống hay hoàn cảnh (duyên) tâm đều tĩnh tại, tự tại tức là an, an là không mất trật tự, tức là không đánh mất vị trí của thực tại hiện tiền - như nó đang là. Định này mới đi đôi với trí tuệ, vì đối tượng của trí tuệ chính là thực tánh pháp, mà thực tánh pháp chỉ hiện diện duy nhất trong vị trí đang là của nó mà thôi. Thực tánh tức là “pháp trụ pháp vị” có nghĩa là pháp đúng với vị trí đích thực của nó, chứ không phải là hình ảnh ảo qua tướng do tưởng sinh của thiền định.
Mất trật tự về tính
- Về phương diện trạng thái thì tính hay thực tính pháp là bản nguyên của sự vật như nó là, thực tính của một pháp chính là trạng thái nguyên vẹn, hay tình trạng hiện hữu của pháp đó, chứ không phải cái ngoài nó hay khái niệm về nó, vì đó chỉ là tưởng tượng: Thí dụ khi đang ở trong trạng thái bực bội (cảm thọ ưu), thay
- Về phương diện thái độ thì tính biết nơi mỗi người vốn thanh tịnh, trong sáng và luôn có thể trọn vẹn với pháp tính tự nhiên trong từng sát-na. Tính biết có khả năng thấy biết tất cả pháp với đầy đủ thể tướng dụng, nhưng cái ngã không nhận ra khả năng sẵn có này mà khởi lên ảo tưởng cho là “ta biết” và đôi khi còn coi tính biết là “tự ngã của ta”. Chính cái “Ta” này mới có phản ứng, chọn
Thực tính của pháp vốn vô ngã - thuộc chân đế - còn bản ngã chỉ là khái niệm ảo thuộc tục đế. Vì quen sống trong khái niệm tục đế nên quên đi thực tính chân đế của pháp. Khi không trọn vẹn với thực tính chân đế ngay đó của các pháp mà khởi lên khái niệm ảo về chúng, đồng thời khởi lên cái “Ta” giải quyết, xử lý pháp theo
Cho nên Đức Phật mới dạy tinh tấn - chính niệm - tỉnh giác, tức là trở về trọn vẹn trong sáng với thời-vị-tính đang là nơi thân-thọ-tâm-pháp. Thiền tức là trả lại trật tự tự nhiên của thời-vị-tính nơi tâm và pháp, theo
Trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại đang là tức là sống tùy duyên thuận pháp. Nói theo
2. Nhẫn nại
Nhẫn nại ở đây là nhẫn nại với tất cả phiền não
Đơn giản là vì phiền não
Vậy gặp thuận duyên thì cứ thuận mà không tham đắm là được, gặp nghịch duyên không loại trừ mà nên nhẫn chịu thì tốt hơn. Nhiều người nghĩ rằng để mau giải thoát cần phải khổ hạnh chứ không nên ở trong điều kiện thuận lợi, vì sợ đắm chìm. Tuy nhiên bản chất cuộc sống luôn có hai mặt thuận và nghịch, bỏ mặt này lấy mặt kia là thái độ lệch lạc. Cái gì đến thì đến, cái gì đi thì đi là tốt nhất. Thực ra gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh đều cần nhẫn nại. Gặp thuận cảnh thì nhẫn nại để không bị đắm chìm. Gặp nghịch cảnh cần nhẫn nại để không sinh đối kháng. Tính nhẫn nại không thể rèn luyện nhờ bất kỳ một phương pháp nào, mà phải ngay khi gặp nghịch cảnh hay thuận cảnh mà nhẫn nại điều chỉnh thái độ nhận thức và hành vi của mình cho thích hợp.
Lúc đầu khi gặp nghịch cảnh thì bản ngã đối kháng liền phản ứng – cương quyết dẹp bỏ nó đi theo thói quen quán tính - nên không tự biết mình. Nhưng khi thường tinh tấn - chánh niệm - tỉnh giác nghiêm túc hơn, tức là luôn trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại mà quan sát những gì xảy ra nơi mình trong yên lặng thì mới dễ dàng phát hiện ra những phản ứng lăng xăng này. Rồi bắt đầu nhận diện sự sinh khởi của các phiền não ngày càng sớm hơn, và dễ dàng chấp nhận nghịch cảnh hơn. Thì ra chính nghịch cảnh khơi dậy tính nhẫn nại và những phẩm chất cao quí khác vốn đang tiềm ẩn nơi mình.
Nhờ nghịch cảnh giúp mình thấy ra được bản chất vô thường, khổ, vô ngã của vạn pháp mà giữ được cân bằng, không bị chìm đắm. Đến một lúc nào đó khi nhận thức đã chín chắn mình mới thật sự biết tri ân nghịch cảnh. Đồng thời nhận ra sai lầm của mình trước đây đã quá vội vàng dẹp bỏ nó đi một cách chủ quan.
Rồi cuối cùng khi đã thông suốt mới giác ngộ được rằng thuận hay nghịch đều do cái ngã ảo tưởng dựng ra. Cho nó là thuận thì nó thuận, cho nó là nghịch thì nó nghịch, thực ra chỉ có pháp đến đi ngàn đời vẫn vậy, còn thuận hay nghịch là cái nhãn do mình dán lên. Khi thấy rõ điều này thì mới có thể hoàn toàn sống tùy duyên thuận pháp được.
Người sống hoàn toàn tùy duyên thuận pháp thì cũng sống vô ngã vị tha, vì chỉ còn tính giác hòa đồng trong pháp giới tính mà thôi. Vị Thánh đầu tiên là Tu-đà-hoàn còn gọi là Nhập Lưu tức là bắt đầu sống thuận theo
Có người nói
Sống tuỳ duyên thuận pháp như vậy Đức Phật gọi đó là Không, Vô Tướng, Vô Tác, Vô Cầu. Lúc nào cũng sống trọn vẹn với pháp, không khởi lên tà kiến tham ái nên gọi là Không; tâm luôn rỗng lặng trong sáng nên không cần chấp giữ một pháp tướng nào, tướng tự đến đi vô ngại nên gọi là Vô Tướng. Tâm hoàn toàn rộng mở, trọn vẹn với pháp tính tự nhiên, nên không cần phải làm gì để trở thành nữa, đó là Vô Tác, Vô Cầu.
Ảo tưởng về bản ngã tạo ra rất nhiều trói buộc. Đức Phật có nói:"Này các tỳ kheo, có cái không sinh, không hữu, không tác, không thành bởi vì nếu không có cái không sinh, không hữu, không tác, không thành thì không thể thực hiện được sự thoát ly khỏi cái sinh, hữu, tác, thành".
Ngay thực tại thân - tâm - cảnh nơi mỗi người luôn có cả hai thứ: một là Không Sinh - Không Hữu - Không Tác - Không Thành và hai là Sinh - Hữu - Tác - Thành. Thiền chính là phát hiện ra khi nào là không sinh - không hữu - không tác - không thành, còn khi nào là sinh - hữu - tác - thành.
Thí dụ ngay khi tâm đang rối loạn, mình lại khởi lên ý đồ phải định tâm, đó là sinh, ý niệm này làm xuất hiện ham muốn đạt được (trở thành) định tâm đó là hữu, ham muốn liền khiến mình nỗ lực hành động bằng mọi cách để đưa tới định tâm đó là tác, cuối cùng mình đạt được trạng thái định do mình tạo ra đó là thành. Dù mình có đạt định đi nữa thì tiến trình này vẫn là luân hồi sinh tử vì định này có được từ Sinh - Hữu - Tác - Thành. Ngược lại nếu tâm đang rối loạn mà mình trở về trọn vẹn trong sáng với ngay trạng thái đang rối loạn ấy thì đó chính là Không Sinh - Không Hữu - Không Tác - Không Thành. Đó chính là Đại Định, Đại Tuệ vượt thoát luân hồi sinh tử mà Đức Phật truyền dạy.
Hỏi: Sao tâm con cứ lăng xăng hoài không an. Nó làm con rất phiền não
Trả lời: Chính ý muốn làm cho tâm an là "đổ dầu vào lửa", càng làm kéo dài trạng thái bất an của tâm.
Đó là câu chuyện về Huệ Khả và Tổ Đạt Ma. Khi tham kiến Tổ Đạt Ma, Huệ Khả trình:
- Xin ngài an cái tâm cho con
Tổ bảo:
- Đưa cái tâm đây ta an cho
Huệ Khả nhìn lại mình một lúc rồi nói:
- Con không tìm thấy tâm bất an đâu cả.
Tổ liền chỉ thẳng:
- Ta đã an cái tâm của ngươi rồi đó.
Mình cố gắng an cái tâm thì không bao giờ tâm an được cả. Cho dù mình có đạt được trạng thái định thì trạng thái định ấy chỉ là sự bất an đã bị đóng đinh. Vì vậy cái định này còn khổ hơn sự bất an. Thật ra khi bất an mà nhìn thấy rõ được sự bất an ấy với đầy đủ tánh - tướng - thể - dụng của nó thì cả Đại Trí lẫn Đại Định đều xuất hiện. Vì thế mới có câu "phiền não
Vậy khi tâm mình rối loạn, hãy buông cái ý đồ chống đối nó đi, để nó diễn ra trong yên lặng mà thấy cho rõ, hoàn toàn không xen ý chí kiểm duyệt vào thì cái tâm bất an ấy sẽ lăng xăng một hồi rồi tĩnh lặng trở lại một cách kỳ lạ. Nếu mình không xem cái bất an là kẻ thù, không còn chống đối lại nó, thì nó sẽ giúp tính biết hoàn thành tuệ giác.
Bản thân pháp vốn nhất thể, giống như bàn tay có 2 mặt nhưng cùng một thực thể, chỉ có cái ngã lý trí muốn tách mặt này ra khỏi mặt kia theo
Tâm bất an, rối loạn, cũng có lý do của nó, giống như rối loạn tiêu hóa là do ăn uống bừa bãi vậy. Nếu tâm lúc nào cũng lăng xăng tính toán việc này việc kia, ý tưởng này ý tưởng nọ mà thiếu sự trầm tĩnh trong sáng thì làm sao mà muốn nó an ngay được. Nhưng nếu ngay khi đang ở trong trạng thái bất an mà tâm vẫn trầm tĩnh sáng suốt biết rõ trạng thái bất an đó, không cố gắng lăng xăng xử lý theo ý mình thì thái độ thấy biết vẫn an. Khi thấy biết an thì trạng thái bất an sẽ tự chấm dứt hoặc chuyển hóa thành trạng thái an tĩnh theo luật chuyển hóa tự nhiên của pháp.
Có hai loại bất an: Một là những niệm tưởng lăng xăng có nguồn gốc từ những xung động vô thức (tập khí), những gì mình đã chứa nhóm hay dồn nén vào tiềm thức trong quá khứ bây giờ nó tìm cách khởi lên. Hai là những ý đồ tạo tác hữu thức đang ứng xử trong hiện tại.
Đối với những xung động vô thức liên quan
Hỏi: Thưa thầy, khi mình lập kế hoạch để làm việc này việc nọ chính là mình cố tạo duyên đúng không ạ? Lúc đó làm sao để mình sống tuỳ duyên được ạ?
Trả lời: Kế hoạch lập ra biểu hiện trình độ nhận thức và hành vi của mỗi người, vậy mỗi người có quyền lập kế hoạch gì thì cứ lập. Nhưng quan
Lập kế hoạch tức là muốn lập trình công việc của mình trong tương lai. Nếu đó là việc sắp xếp trình tự đương nhiên theo
Người có tầm nhìn càng rộng chừng nào thì lập trình càng ít chừng đó, họ có cái nhìn bao quát quá khứ, hiện tại, tương lai và vạn pháp, nên họ chỉ cần sống tuỳ duyên thuận pháp là đủ. Người như vậy thì “tùy cảm nhi ứng, tùy ngộ nhi an” nên đụng đâu ứng đó mà lúc nào cũng hoàn toàn chính xác.
Cái sát-na thời - vị - tính tại đây và bây giờ tuy vô cùng nhỏ bé - gần như không có - nhưng lại hội tụ tất cả yếu tính của hiện tại, quá khứ và tương lai. Nếu không thể trở về tiếp xúc với cái điểm nhỏ bé ấy mà cứ lập trình với thời gian - không gian giả định bề ngoài thì bao giờ mình cũng chỉ là nông cạn. Nhưng chỉ cần sống trọn vẹn được với sát-na thời - vị - tính tại đây và bây giờ thì toàn bộ yếu tính của sự sống đã nằm sẵn trong đó. Lập trình làm cho tâm đi theo
Nguyên lý đơn giản là luôn biết trải nghiệm, chiêm nghiệm, học hỏi sự thật mới mẻ và sẵn sàng tùy cơ ứng biến để điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng với thời - vị - tính của pháp. Khi làm một việc, quan
Tác giả: Viên Minh
Ghi chép: Pháp Thuận
(Buổi 4 – Khóa giảng thứ 12)