Sự thấy biết trong thiền Minh Sát
Kính Bạch Thầy,
Con hiện vẫn quan sát mọi hành động cử chỉ rõ biết bản thân đang làm gì: đi, đứng, lái xe, ăn cơm..., nghĩ gì con cũng biết con đang nghĩ, không bị suy nghĩ cuốn đi, đặc biệt là con thích ngồi xuống quan sát thân, thọ, tâm của con, cảm giác như đang khám phá thêm được nhiều điều thú vị. Con có được nghe Thầy hướng dẫn quan sát tiếp sự sinh diệt, con có quan sát nhưng con không cảm nhận được sự sinh diệt, con cảm thấy cứ bình bình không có nhiều sự biến động trong tâm con để thấy sinh diệt. Kể cả khi con quan sát sự thở, con cũng không cảm nhận điều gì là sinh ra là diệt đi và ngược lại, con chỉ thấy thân con "nhúc nhích" thế nào khi thở. Con đang bị kẹt và con tự cáu gắt bản thân, nhiều khi muốn khóc vì thấy mình không làm được, dẫn đến càng sai lầm hơn. Con nghĩ nếu con buông xuống không cố gắng quan sát sự sinh diệt nữa thì bao giờ con mới khai thêm những tuệ khác, còn cố gắng quá thì đi ngược lại với Thiền Tuệ, nên giờ con bối rối. Mong Thầy cho con lời khuyên, chỉ ra để con tiến bộ hơn trên đường tu tập đến giác ngộ ạ.
Con cám ơn Thầy,
Trả lời:
- Thấy thân sinh diệt tức thấy sự biến đổi của các trạng thái hoặc tư thế của thân như thấy bước chân này chấm dứt bước chân kia kế tục, cứ thế không còn thấy "ta" đi mà chỉ thấy sự sinh diêt trong động thái đi. Cũng vậy, đi diệt thì đứng sinh, đứng diệt thì ngồi sinh, ngồi diệt thì nằm sinh v.v... hoặc hít vô diệt thở ra sinh, thở ra diệt hít vô sinh v.v...
- Thấy thọ sinh diệt là thấy sự biến đổi của các cảm giác như thấy cảm giác đau sinh rồi từ từ lắng dịu và biến mất, tiếp đó cảm giác xả hoặc lạc sinh lên và cũng từ từ diệt đi v.v..., cũng vậy, thấy những cảm xúc hỷ, ưu sinh diệt, cứ thế không còn thấy "ta" khổ, "ta" lạc mà chỉ thấy thọ khổ, thọ lạc sinh diệt mà thôi.
- Thấy tâm sinh diệt càng rõ ràng hơn như vừa thấy đó đã chuyển qua nghe, vừa nghe tiếng này đã chuyển qua nghe tiếng khác, cũng vậy ngửi, nếm, xúc chạm và nhất là biết càng biến đổi sinh diệt nhanh hơn như khi hiểu một câu nói là hiểu hết lời này qua lời khác, như vậy không phải "ta" biết mà chỉ có cái biết sinh diệt liên tục đó sao?
Không cần cố gắng tìm kiếm sự sinh diệt theo một khái niệm định sẵn nào để rồi tìm không ra. Sự sinh diệt luôn xuất hiện trong mọi pháp tướng nên càng không cố gắng dụng công tìm kiếm càng thấy dễ dàng hơn. Thấy thật hồn nhiên trong sáng các pháp đến đi tự nhiên thì thực tướng sinh diệt sẽ tự xuất hiện. Đó chính là sự thấy biết trong thiền Minh Sát.
Thiền Minh Sát là thấy ra sự thật chứ không phải đạt được điều gì
Kính Bạch Thầy,
Con hiện vẫn quan sát mọi hành động cử chỉ rõ biết bản thân đang làm gì: đi, đứng, lái xe, ăn cơm..., nghĩ gì con cũng biết con đang nghĩ, không bị suy nghĩ cuốn đi, đặc biệt là con thích ngồi xuống quan sát thân, thọ, tâm của con, cảm giác như đang khám phá thêm được nhiều điều thú vị. Con có được nghe Thầy hướng dẫn quan sát tiếp sự sinh diệt, con có quan sát nhưng con không cảm nhận được sự sinh diệt, con cảm thấy cứ bình bình không có nhiều sự biến động trong tâm con để thấy sinh diệt. Kể cả khi con quan sát sự thở, con cũng không cảm nhận điều gì là sinh ra là diệt đi và ngược lại, con chỉ thấy thân con "nhúc nhích" thế nào khi thở. Con đang bị kẹt và con tự cáu gắt bản thân, nhiều khi muốn khóc vì thấy mình không làm được, dẫn đến càng sai lầm hơn. Con nghĩ nếu con buông xuống không cố gắng quan sát sự sinh diệt nữa thì bao giờ con mới khai thêm những tuệ khác, còn cố gắng quá thì đi ngược lại với Thiền Tuệ, nên giờ con bối rối. Mong Thầy cho con lời khuyên, chỉ ra để con tiến bộ hơn trên đường tu tập đến giác ngộ ạ.
Con cám ơn Thầy,
Trả lời:
- Thấy thân sinh diệt tức thấy sự biến đổi của các trạng thái hoặc tư thế của thân như thấy bước chân này chấm dứt bước chân kia kế tục, cứ thế không còn thấy "ta" đi mà chỉ thấy sự sinh diêt trong động thái đi. Cũng vậy, đi diệt thì đứng sinh, đứng diệt thì ngồi sinh, ngồi diệt thì nằm sinh v.v... hoặc hít vô diệt thở ra sinh, thở ra diệt hít vô sinh v.v...
- Thấy thọ sinh diệt là thấy sự biến đổi của các cảm giác như thấy cảm giác đau sinh rồi từ từ lắng dịu và biến mất, tiếp đó cảm giác xả hoặc lạc sinh lên và cũng từ từ diệt đi v.v..., cũng vậy, thấy những cảm xúc hỷ, ưu sinh diệt, cứ thế không còn thấy "ta" khổ, "ta" lạc mà chỉ thấy thọ khổ, thọ lạc sinh diệt mà thôi.
- Thấy tâm sinh diệt càng rõ ràng hơn như vừa thấy đó đã chuyển qua nghe, vừa nghe tiếng này đã chuyển qua nghe tiếng khác, cũng vậy ngửi, nếm, xúc chạm và nhất là biết càng biến đổi sinh diệt nhanh hơn như khi hiểu một câu nói là hiểu hết lời này qua lời khác, như vậy không phải "ta" biết mà chỉ có cái biết sinh diệt liên tục đó sao?
Không cần cố gắng tìm kiếm sự sinh diệt theo một khái niệm định sẵn nào để rồi tìm không ra. Sự sinh diệt luôn xuất hiện trong mọi pháp tướng nên càng không cố gắng dụng công tìm kiếm càng thấy dễ dàng hơn. Thấy thật hồn nhiên trong sáng các pháp đến đi tự nhiên thì thực tướng sinh diệt sẽ tự xuất hiện. Đó chính là sự thấy biết trong thiền Minh Sát.
Kính bạch Thầy, Con nghe lời Thầy không ngồi thiền mỗi ngày nữa, nhưng sao con thấy khó chịu quá thưa Thầy. Một ngày không tu con thấy mình có lỗi, lỗi thọ của đàn-na, lỗi với mọi người xung quanh. Con tự hổ thẹn với chính mình quá. Đúng như Thầy nói, cái bệnh tu và cái bệnh không tu. Thời gian qua con trông coi thư viện của chùa. Nơi đây là chỗ hàng ngày con học tập và hành thiền. Song, con viết một tờ thư pháp để trước mặt "PHẢI ĐẮC ĐẠO", "SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC" nhằm chỉ để sách tấn mình mà thôi và mỗi ngày con hành thiền 2 thời miên mật, đúng 1g45 mỗi khuya con ngồi đến 3g15 ra công phu khuya cùng chúng và 5g sáng ngồi lần nữa (ban ngày đi học, chiều về tụng Tịnh độ) con rất gầy ốm, nhưng con nghĩ phải chịu khó, chịu khổ để tu tập chứ không để thời gian qua mau. Thậm chí con tập được ngày ăn một bữa ngọ. Nhưng sau khi gặp Thầy, con mới biết như thế là sai, nhưng ngưng ngồi thiền lại, trạng thái tâm con khó chịu quá. Nó như bị thiếu cái gì. Thầy ơi, Con phải làm sao?
Trả lời: Con tu theo Bắc Tông hẳn biết nơi con pháp vốn đã tự đầy đủ nên Tổ Huệ Năng sau khi ngộ đã nói: "Hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc", Kinh Bát-Nhã cũng nói: "Bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm", chỉ tại con mong cầu mà thấy thiếu thôi. Cốt lõi của Phật Pháp là Không, Vô Tướng, Vô Nguyện nghĩa là vô vi vô tác nên Tổ Huệ Năng nói: "Tâm bình hà lao trì giới, hạnh trực hà dụng tham thiền". và "Trụ tâm quán tịnh là bệnh chứ không phải thiền". Con cũng đã biết như vậy là "lấy đá đè cỏ", "mài gạch thành gương", vậy tại sao con phải ngồi thiền để mong cầu một trạng thái an lạc nào? Không phải mọi trạng thái đều "vô thường tấn tốc" sao, vậy con mong đạt được trạng thái gì?
Thiền Minh Sát Tuệ Nguyên Thủy lại càng rõ hơn nữa. Cứ ngay nơi thân tâm con mà chánh niệm tỉnh giác, đừng chạy theo ý đồ của bản ngã, chỉ sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha là con đã xứng đáng thọ dụng của đàn-na tín thí rồi sao con lại hổ thẹn hay mặc cảm gì nữa. Một hôm có người hỏi đức Phật rằng nếu chỉ chánh niệm tỉnh giác thôi thì ít quá. Phật dạy chớ có nói vậy, chánh niệm tỉnh giác là đã làm rất nhiều. Con ngồi thiền một ngày nhiều lắm được bảy tám tiếng đồng hồ, mà chỉ ngồi lo cho sự an ổn của mình, còn nếu con hàng ngày vừa phục vụ đạo pháp, tha nhân vừa chánh niệm tỉnh giác, thì trừ giờ ngủ, con luôn phát huy phước tuệ đầy đủ như vậy không phải là nhiều hơn chỉ lo giải thoát cho mình sao?
Thôi được, nếu con muốn ngồi thiền cũng được, nhưng khi ngồi hãy buông hết mọi ý đồ của bản ngã đi và để cho thân tâm được nghỉ ngơi vô sự. Khi tâm nghỉ ngơi vô sự thì tánh biết sẽ tự chiếu soi trong chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên. Lúc đó chỉ thấy pháp đến đi như thế nào thì biết như vậy, không thêm bớt, không phản ứng, không cố nắm giữ hay loại bỏ gì cả. Đó chính lá thiền Minh Sát Tuệ chứ không phải đem bản ngã ra nỗ lực tìm kiếm điều gì. Hãy nhớ thiền Minh Sát là thấy ra sự thật chứ không phải đạt được điều gì.
Thấy biết mọi sự xảy ra trong ngoài một cách tự nhiên
Mô Phật, kính bạch thầy cho con hỏi:
1. Khi con nhìn một đối tượng con có nên nhìn hết tướng chung, tướng riêng của đối tượng đó hay không? hay chỉ nhìn thoáng qua để biết được tâm của mình đang muốn gì?
2. Khi con đang chú tâm làm một việc gì, những cảm giác, âm thanh, mắt thấy... con có nên biết và quan sát đến nó hay không?
Mong thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Trả lời:
1. Tùy theo thái độ nhìn của con với mục đích gì, nhìn để thấy thể tánh hay để thấy tướng dụng của đối tượng. Nếu để thấy tướng dụng thì đương nhiên con phải để ý đến tướng chung tướng riêng của nó. Còn để thấy thực tánh thì không cần để ý tướng chung tướng riêng mà chỉ cần nhìn với tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành là được.
2. Khi chú tâm làm việc gì thì con chỉ nên thận trọng quan sát thân tâm con trong quan hệ với công việc ấy thôi chứ không nên bị phân tâm bởi những sự kiện bên ngoài. Tuy nhiên cũng không cần phải cắt hẳn mọi thứ xung quanh mà con vẫn có thể biết mọi sự xảy ra trong ngoài một cách tự nhiên.
Trả lời: Con tu theo Bắc Tông hẳn biết nơi con pháp vốn đã tự đầy đủ nên Tổ Huệ Năng sau khi ngộ đã nói: "Hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc", Kinh Bát-Nhã cũng nói: "Bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm", chỉ tại con mong cầu mà thấy thiếu thôi. Cốt lõi của Phật Pháp là Không, Vô Tướng, Vô Nguyện nghĩa là vô vi vô tác nên Tổ Huệ Năng nói: "Tâm bình hà lao trì giới, hạnh trực hà dụng tham thiền". và "Trụ tâm quán tịnh là bệnh chứ không phải thiền". Con cũng đã biết như vậy là "lấy đá đè cỏ", "mài gạch thành gương", vậy tại sao con phải ngồi thiền để mong cầu một trạng thái an lạc nào? Không phải mọi trạng thái đều "vô thường tấn tốc" sao, vậy con mong đạt được trạng thái gì?
Thiền Minh Sát Tuệ Nguyên Thủy lại càng rõ hơn nữa. Cứ ngay nơi thân tâm con mà chánh niệm tỉnh giác, đừng chạy theo ý đồ của bản ngã, chỉ sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha là con đã xứng đáng thọ dụng của đàn-na tín thí rồi sao con lại hổ thẹn hay mặc cảm gì nữa. Một hôm có người hỏi đức Phật rằng nếu chỉ chánh niệm tỉnh giác thôi thì ít quá. Phật dạy chớ có nói vậy, chánh niệm tỉnh giác là đã làm rất nhiều. Con ngồi thiền một ngày nhiều lắm được bảy tám tiếng đồng hồ, mà chỉ ngồi lo cho sự an ổn của mình, còn nếu con hàng ngày vừa phục vụ đạo pháp, tha nhân vừa chánh niệm tỉnh giác, thì trừ giờ ngủ, con luôn phát huy phước tuệ đầy đủ như vậy không phải là nhiều hơn chỉ lo giải thoát cho mình sao?
Thôi được, nếu con muốn ngồi thiền cũng được, nhưng khi ngồi hãy buông hết mọi ý đồ của bản ngã đi và để cho thân tâm được nghỉ ngơi vô sự. Khi tâm nghỉ ngơi vô sự thì tánh biết sẽ tự chiếu soi trong chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên. Lúc đó chỉ thấy pháp đến đi như thế nào thì biết như vậy, không thêm bớt, không phản ứng, không cố nắm giữ hay loại bỏ gì cả. Đó chính lá thiền Minh Sát Tuệ chứ không phải đem bản ngã ra nỗ lực tìm kiếm điều gì. Hãy nhớ thiền Minh Sát là thấy ra sự thật chứ không phải đạt được điều gì.
Mô Phật, kính bạch thầy cho con hỏi:
1. Khi con nhìn một đối tượng con có nên nhìn hết tướng chung, tướng riêng của đối tượng đó hay không? hay chỉ nhìn thoáng qua để biết được tâm của mình đang muốn gì?
2. Khi con đang chú tâm làm một việc gì, những cảm giác, âm thanh, mắt thấy... con có nên biết và quan sát đến nó hay không?
Mong thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Trả lời:
1. Tùy theo thái độ nhìn của con với mục đích gì, nhìn để thấy thể tánh hay để thấy tướng dụng của đối tượng. Nếu để thấy tướng dụng thì đương nhiên con phải để ý đến tướng chung tướng riêng của nó. Còn để thấy thực tánh thì không cần để ý tướng chung tướng riêng mà chỉ cần nhìn với tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành là được.
2. Khi chú tâm làm việc gì thì con chỉ nên thận trọng quan sát thân tâm con trong quan hệ với công việc ấy thôi chứ không nên bị phân tâm bởi những sự kiện bên ngoài. Tuy nhiên cũng không cần phải cắt hẳn mọi thứ xung quanh mà con vẫn có thể biết mọi sự xảy ra trong ngoài một cách tự nhiên.