Từ bỏ là con đường duy nhất qua đó những người đã biết tới thực tại tối thượng đã đi vào trong bất tử.
Từ "từ bỏ" này là rất phức tạp. Điều thoáng tới trong tâm trí bạn khi bạn nghe nó không phải là nghĩa đúng đâu. Nghĩa chung của từ bỏ là ở chỗ bạn từ bỏ của cải của mình. Bây giờ hiểu được điều này sẽ là tốt.
Khi chúng ta nói rằng một người là người từ bỏ... Khi chúng ta nói rằng Mahavira là người từ bỏ, ông ấy đã từ bỏ những khối lượng của cải lớn thế; khi chúng ta nói rằng Phật là người từ bỏ, ông ấy đã từ bỏ cung điện của mình, vương quốc của mình, mọi tiện nghi, ông ấy đã từ bỏ mọi thứ - với tâm trí của chúng ta nghĩa của từ bỏ là bỏ lại cái gì đó, buông bỏ cái gì đó. Nhưng nghĩa thực của từ bỏ là ở chỗ bạn không giữ lại cái gì đó ngay chỗ đầu tiên. Chúng ta cho rằng Mahavira đã vứt bỏ của cải, nhưng thực tế, ông ấy chỉ vứt bỏ việc nắm giữ của mình mà thôi.
Hãy cố hiểu điều này sâu nhất có thể được: chúng ta cho rằng Mahavira đã bỏ lại của cải của ông ấy, nhưng ông ấy chỉ bỏ lại việc nắm giữ của mình thôi, việc níu bám của ông ấy. Của cải chưa bao giờ là của Mahavira cả, cho nên làm sao nó có thể bị từ bỏ được? Chỉ việc nắm giữ, việc níu bám mới là của ông ấy. Của cải không phải là của Mahavira bởi vì nó có đó thậm chí trước khi có ông ấy, và nó còn lại ngay cả sau ông ấy.
Vương quốc không thuộc về Phật, nó thậm chí đã có đó trước khi có Phật, nó có đó ngay cả trước khi Phật hiện hữu - nó có đó cùng với cha của Phật, nó có đó cùng với cha của cha của Phật. Khi Phật từ bỏ nó, thế nữa nó vẫn còn với ai đó. Phật đã không từ bỏ vương quốc, ông ấy đã từ bỏ việc níu bám vào vương quốc. Việc níu bám đó là của riêng Phật.
Nếu tôi cầm tiền trong tay, mọi người sẽ nói rằng tôi đang cầm tiền. Thực tại là ở chỗ tôi chỉ giữ cho nắm tay tôi đóng lại - tiền không nhận biết rằng nó nằm trong nắm tay tôi. Và khi tôi buông bỏ nó, khi tôi thả nó ra, nó sẽ không biết rằng nó đã bị thả ra. Cùng đồng tiền đó đã từng được giữ trong biết bao nhiêu nắm tay và nó chưa bao giờ lưu ý về điều đó. Chỉ có mỗi việc nắm tay chúng ta mở ra hay đóng lại.
Từ bỏ nghĩa là vứt bỏ việc nắm giữ, buông bỏ việc nắm giữ - và nghĩa khác là không giữ ngay chỗ đầu tiên, biết rằng cái không phải của bạn thì không là của bạn. Nhưng bạn mang nghĩa khác của từ bỏ trong tâm trí mình. Người có tiền nói, “Cái này là của tôi.” Thế rồi người đó từ bỏ nó, theo nghĩa của bạn, và người đó nói, “Tôi đã từ bỏ tiền của mình.” Nhưng ngay cả trong hành động từ bỏ đó, người đó vẫn không buông bỏ quyền sở hữu của mình; người đó vẫn tin rằng mình đã từ bỏ của cải của mình.
Tôi biết những người từ bỏ, người mà thậm chí nhiều năm đã trôi qua - ba mươi năm trong trường hợp này, bốn mươi năm trong trường hợp nọ - đã không buông bỏ tài khoản. Họ vẫn tuyên bố, “Tôi đã đá tung tiền tài đi rồi,” và họ đã làm cú đá này bốn mươi năm trước! Và nếu tiền không phải là của họ, thế thì họ sẽ xin lỗi tiền bởi vì họ đã đá nó! Nhưng không, tiền là của họ, và bây giờ thay vào chỗ của tiền, việc từ bỏ là của họ.
Hãy cố gắng hiểu điều này cho đúng: bây giờ họ đã biến bản thân từ bỏ thành một loại của cải. Bây giờ việc từ bỏ hàng triệu ru pi đã trở thành uy tín của họ, vốn của họ trong bốn mươi năm qua. Bây giờ việc từ bỏ hàng triệu ru pi này là của cải của họ. Bây giờ nếu bạn nói với họ rằng đấy không phải là hàng triệu đâu, số đấy ít hơn, họ sẽ rất đau đấy.
Một người bạn tới gặp tôi. Anh ấy tới cùng vợ bởi vì anh ấy đã nghĩ rằng tự giới thiệu mình sẽ có vẻ kì quái. Thế là vợ anh ta giới thiệu anh ta và anh ta giới thiệu vợ. Người vợ nói, “Anh ấy là con người của từ thiện lớn lao. Anh ấy đã cúng cho việc từ thiện hàng trăm nghìn ru pi.” Người chồng nhìn vợ và nói, “Mỗi trăm nghìn thôi sao? Đến bây giờ nó là một trăm mười nghìn rồi!”
Bây giờ cái loại từ bỏ này chẳng là gì ngoài việc giành lấy cái khác. Nó là một loại tiền mới. Nó cũng thuận tiện và an toàn hơn; kẻ trộm không thể đánh cắp được nó. Việc thay đổi chính phủ sẽ không ảnh hưởng tới nó theo bất kì cách nào do bản chất của của cải mới này.
Tôi bảo người bạn đó, “Bạn đã làm trò láu cá đấy! Bạn thận trọng. Một trăm mười nghìn ru pi của bạn có thể bị kẻ trộm lấy mất, bị thổ phỉ cưỡng bách lấy đi; chính phủ có thể đánh thuế nặng, chủ nghĩa xã hội có thể tới nước này - bất kì cái gì cũng có thể xảy ra. Nhưng bây giờ không kẻ trộm nào có thể lấy được nó khỏi bạn, không chủ nghĩa xã hội nào có thể giật được nó khỏi bạn.”
Anh ta nghiêng người trên ghế, nhưng xương sống anh ta bỗng nhiên dựng đứng. Anh ta nói, “Thầy phải đấy. Đó là lí do tại sao tôi đã cho tiền, bởi vì đức hạnh không thể bị cái chết lấy đi. Bây giờ đây là đức hạnh - bây giờ không quyền lực nào trên thế giới có thể lấy điều này khỏi tôi được.” Anh ta đã chuyển tiền của mình thành đức hạnh!
Đức hạnh là tiền tệ sẽ hợp thức ngay cả trong thế giới bên ngoài cái chết. Nó còn có thể có nghĩa gì khác? Đức hạnh là đồng tiền được thừa nhận không chỉ ở đây, mà sẽ có giá trị ở thế giới khác nữa. Bây giờ người này sẽ đi vào thế giới khác với số dư ngân hàng này. Và cái gọi là kinh sách dạy cho mọi người, “Nếu bạn từ bỏ ở đây, bạn sẽ được thưởng ở kia. Điều bạn từ bỏ ở đây bạn sẽ thu được nghìn lần hơn ở kia.” Chính trong hi vọng thu được này mà mọi người từ bỏ. Chính bởi vì sự tham lam mà mọi người từ bỏ. Và nếu mọi người từ bỏ để thu được cái gì đó, nó không phải là từ bỏ chút nào. Không thể nào từ bỏ với sự thu xếp như vậy. Từ bỏ không có nghĩa là bạn biến từ bỏ thành một loại tiền tệ mới.
Từ bỏ nghĩa là hiểu rằng không của cải nào thực sự là của cải. Nghĩa của từ bỏ là hiểu biết rằng không có của cải nào thực sự là của cải, dù ở đây hay ở thế giới khác. Của cải đơn giản không tồn tại. Nó nghĩa là được bắt rễ vào trong hiểu biết rằng, “Mình không có của cải chút nào, không của cải nào là của mình chút nào. Mình hoàn toàn nghèo.” Từ mà Jesus đã dùng cho điều này là “nghèo trong tâm linh.”
Những người kinh nghiệm cái nghèo của mình trong linh hồn là những người từ bỏ. Họ biết rằng linh hồn đơn giản không có của cải, rằng không có của cải trong linh hồn. Và điều thú vị là ở chỗ khoảnh khắc một linh hồn đi tới nhận ra rằng nó chẳng liên quan gì tới của cải, trong chính khoảnh khắc đó cái bất tử được kinh nghiệm... chính khoảnh khắc đó. Bởi vì nếu nắm tay giữ tiền bạc, của cải, mà mở ra hoàn toàn - trong tính bạo dạn toàn bộ - thế thì trên cùng nắm tay mở ra đó nước cam lồ của bất tử sẽ mưa rào xuống. Nhưng hãy nhớ một điều: nếu bạn muốn giữ tiền của mình, bạn phải nắm nắm tay lại; nếu bạn muốn giữ cái bất tử, bạn phải mở nắm tay ra. Nước cam lồ của bất tử mưa rào lên bàn tay mở. Trong bàn tay đóng, chỉ chất độc tụ lại.
Đây là lí do tại sao điều chúng ta gọi là sampatti, của cải, lại còn hơn là vipatti, bất hạnh, hơn sampatti. Đây là lí do tại sao, với cái gọi là của cải của bạn, khổ sở của bạn cứ sâu sắc thêm và lớn lên thêm.
Bàn tay mở nghĩa là cho dù nước cam lồ có mưa rào xuống, nó cũng không cố giữ lại cho nó. Vào ngày đó không có ao ước nắm giữ ngay cả nước cam lồ đang mưa xuống, hay khi có của cải lớn lao nhất nhưng không có ham muốn nắm tay lại giữ nó, thì người này đã đạt tới trạng thái từ bỏ. Chỉ khi không còn ham muốn để nắm giữ thì từ bỏ thực sự đã xảy ra.
Từ bỏ là sự biến mất của thái độ nắm giữ, trong mọi chiều. Người ta không nắm giữ vào con người, vào tiền bạc, vào kinh sách, vào bất kì đức hạnh nào. Và thậm chí cũng không còn vấn đề bạn nắm giữ vào cái gì nữa, bởi vì chúng ta tinh ranh tới mức chúng ta có thể vứt bỏ thứ này và nắm giữ thứ khác - nhưng việc nắm giữ vẫn tiếp tục.
Vấn đề là ở sự níu bám của bạn, không phải vào mọi thứ. Người này từ bỏ tiền và thế rồi người đó níu bám vào việc từ bỏ của mình. Người khác từ bỏ gia đình mình nhưng thế rồi người đó níu bám lấy đạo tràng, người khác từ bỏ cuộc sống trần tục nhưng thế rồi người đó níu bám lấy tính chất sannyas. Vấn đề là thái độ níu bám.
Ý nghĩa của sannyasin là người đã vứt bỏ việc níu bám. Đây là toàn thể ý nghĩa - rằng người đó đã từ bỏ việc níu bám, người đó đã quyết định không giữ lại cái gì thêm nữa. “Bây giờ mình sẽ sống mà không níu bám” - quyết tâm này được gọi là tính chất sannyas. Nhưng đó là câu chuyện tinh tế... nếu chúng ta muốn chúng ta có thể nắm giữ ngay cả tính chất sannyas, cái đó nữa cũng có thể trở thành nắm tay của bạn. Nắm tay của bạn khéo léo nắm giữ tới mức nó có thể nắm lại bất kì cái gì. Chẳng thành vấn đề ít nhất vật đó là cái gì. Nó phải trở nên khéo léo tới mức cho dù không có gì cả, nó vẫn có thể đóng lại với cái không có gì. Khi thói quen đóng lại của nắm tay bị vứt bỏ, thế thì đó là từ bỏ. Nó là việc không níu bám, khi thậm chí không có cảm giác níu bám nảy sinh.
Cho nên từ bỏ không có nghĩa là từ bỏ của cải, từ bỏ không có nghĩa là từ bỏ gia đình, từ bỏ không có nghĩa là bạn từ bỏ vật nào đó. Từ bỏ nghĩa là buông bỏ thái độ níu bám, thái độ nắm giữ. Việc biến mất của thái độ nắm giữ là từ bỏ.
Chính là qua loại từ bỏ này mà những người biết tới thực tại tối thượng đã đi vào cái bất tử, cái bất diệt. Việc từ bỏ này sẽ là khả năng chỉ nếu bạn bắt đầu sống với nhận biết lớn lao. Thế thì từ bỏ không còn là hành động bên ngoài nữa, mà trở thành trạng thái bên trong của hiện hữu. Người thức tỉnh vẫn còn tỉnh táo và tỉnh thức rằng nắm tay phải không đóng lại trên bất kì cái gì, rằng việc nắm giữ bất kì cái gì không trở thành sự tù túng. Không cái gì giới hạn được người đó. Khi người ta sống với nhiều nhận biết thế, thế thì người ta đang sống trong trạng thái từ bỏ.
Hàng nghìn người đã được điểm đạo mang tính chất sannyas với Phật. Phật thường nói với họ, “Hãy lưu tâm tới điều các ông đang làm. Các ông đang vứt bỏ tất cả những cái các ông có, còn ta lại không cho các ông cái gì thế vào chỗ của nó.” Nhiều lần, nhiều người đã lảng xa khỏi Phật bởi vì phát biểu như vậy đi ra ngoài mọi logic. Người ta sẵn sàng từ bỏ chỉ nếu cái gì đó hơn sẽ được đạt tới.
Mọi người hay hỏi Phật, “Thôi được, chúng tôi sẽ từ bỏ gia đình mình, nhưng chúng tôi sẽ đạt được cái gì? Chúng tôi sẽ từ bỏ tiền bạc và của cải, nhưng chúng tôi sẽ đạt tới cái gì? Chúng tôi sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ, nhưng cái gì sẽ là phần thưởng? Chúng tôi sẽ đưa toàn thể các kiếp sống của mình vào thiền, vào yoga, vào khổ hạnh, nhưng kết quả, cái thu được sẽ là cái gì?”
Phật sẽ nói, “Chừng nào các ông còn hỏi để thu được, thì tốt hơn cả các ông hãy ở lại nơi các ông đang ở. Bởi vì chính tâm trí đang hỏi cái thu lại, đang tìm cái thu lại, đó là thế giới. Các ông thậm chí đã tới đây với ta để tìm kiếm thu được gì đó.”
Nhưng nếu những người này là cái gọi là thánh nhân của bạn, họ sẽ nói, “Điều này là đúng. Cái gì có đó trong những người đàn bà trần tục ở đây? Ở đây, mọi thứ đều nhất thời. Nếu các ông muốn có đàn bà thực, họ đang ở trên trời kia - nhưng để có được họ các ông sẽ phải từ bỏ đàn bà ở đây. Thức ăn mà các ông đang tận hưởng ở đây chẳng là cái gì cả; nó chỉ là thú vui ngon miệng bình thường. Ngày mai các ông sẽ lại đói. Nếu các ông muốn tận hưởng món ngon thực, có cây kalpavrikshas, cây thoả ước, trên trời ấy; các ông có thể ngồi dưới chúng. Và sao các ông lại níu bám lấy của cải bình thường, chẳng là gì ngoài đống rác rưởi? Nếu các ông muốn đạt tới của cải thực, thế thì hãy kiếm đức hạnh đi. Và sao các ông lại xây nhà không cần thiết ở đây thế? Đây toàn là lâu đài cát thôi. Nếu các ông muốn có nhà bê tông xi măng vĩnh cửu, chúng ở trên trời kia. Một khi một cái gì đó được xây dựng ở đó thì nó không bao giờ bị phá huỷ đi.”
Tất cả những điều mà cái gọi là các sư và thánh nhân thông thường đang nói tới đó đều không phải là ngôn ngữ của giải thoát tâm linh, nó là ngôn ngữ của tham lam. Nó là cùng ngôn ngữ của trần thế. Việc tính toán và toán học này là hoàn toàn trần tục - và đây là lí do tại sao nó lại hấp dẫn thế.
Nhưng khi ai đó tới Phật để hỏi điều gì đó cùng với cùng những dòng này, ngài sẽ hỏi - và bạn cũng sẽ nghĩ ngài đang hỏi điều đúng - “Nếu người ta hành thiền, kỉ luật tâm linh và tôn trọng tất cả mọi loại khổ hạnh trong cuộc sống của mình, cái gì sẽ tới từ điều đó? Người ta sẽ đạt tới cái gì với moksha, giải thoát?”
Phật sẽ nói, “Thậm chí đừng nêu ra câu hỏi về việc đạt tới cái gì trong moksha, bởi vì khoảnh khắc ông hỏi về đạt tới, ông đã trượt lùi lại vào tâm trí, vào tù túng của thế gian này. Khoảnh khắc ông hỏi về thu được gì đó, chính sự tập trung của ông đã đi vào thế gian rồi. Nó không còn có quan hệ nào với moksha. Hãy tới ta để hỏi về moksha chỉ vào ngày ông sẵn sàng vứt bỏ tất cả và chẳng thu lại cái gì. Cái ngày ông sẵn sàng buông bỏ và ông không quan tâm tới việc thu lại cái gì, ông sẽ đạt tới moksha. Và đừng hỏi ta moksha sẽ giống cái gì - ông hãy kinh nghiệm nó và tìm ra cho chính mình.”
Nhiều người lảng đi. Họ sẽ tới, nhưng thế rồi họ sẽ lại bỏ đi. Con người này dường như ở bên ngoài tất cả mọi hiểu biết. Mọi người sẽ nói, “Cũng tốt nếu không có gì hết cả, nhưng ít nhất phải có phúc lạc ở đó chứ.” Phật sẽ nói, “Ngay cả phúc lạc cũng chẳng có ở đó. Mọi điều ta có thể nói là sẽ không có khổ.” Toàn thể ngôn ngữ của Phật là ngôn ngữ bên ngoài thế giới này. Có lẽ không người nào khác trên Trái Đất đã từng dùng ngôn ngữ phi thế gian như vậy. Đây là lí do tại sao ngay cả trong đất nước tôn giáo, vĩ đại này của chúng ta, Phật cũng không thể bắt rễ được. Đất nước này là bao là và mang tính tôn giáo và nó đã như vậy trong hàng nghìn năm - nhưng ngôn ngữ của cái gọi là tính tôn giáo lại hoàn toàn trần tục. Một người như Phật không thể bắt rễ được; ngài không thể tìm thấy mảnh đất tốt ở đây bởi vì ngài không thể nói ngôn ngữ của tham lam.
Phật đã có khả năng bắt rễ ở Trung Quốc và Nhật Bản không phải bởi vì người ở đó đã có khả năng hiểu được ngôn ngữ của ngài, mà bởi vì sau đó các đệ tử của ngài đã hiểu, qua kinh nghiệm, không dùng ngôn ngữ của Phật chút nào. Họ bắt đầu nói cùng ngôn ngữ của tham lam.
Phật đã giành được mảnh đất ở Trung Quốc và ở Nhật Bản bởi vì các đệ tử đó đã thôi nói ngôn ngữ của Phật. Họ lại bắt đầu nói ngôn ngữ của thế gian. Họ sẽ nói, “Các bạn sẽ biết hạnh phúc, phúc lạc, hạnh phúc lớn lao” - và các bạn sẽ đạt tới cái này và các bạn sẽ đạt tới cái nọ. Họ dùng ngôn ngữ của thành đạt, và chỉ thế thì giáo huấn của Phật mới có được chỗ đứng chân ở Trung Quốc, Nhật Bản, Miến điện và Sri Lanka; thực tế, trong toàn thể châu Á bên ngoài Ấn Độ. Nhưng đấy không phải là chân của Phật - cái thu được chỗ đứng chân không phải là chân của phật.
Phật thường nói, “Phúc lạc sao? Không, không phúc lạc đâu, nhưng mà hết khổ thì có đấy.” Mọi người sẽ hỏi ngài, “Gạt phúc lạc sang bên đi, nhưng ít nhất thì linh hồn sẽ có đó chứ? Sự tồn tại của tôi ít nhất cũng có đó chứ? Ít nhất hãy đảm bảo cho chúng tôi về điều đó.” Phật sẽ nói, “Các ông bệnh rồi - làm sao các ông có thể sống sót ở đó được? Các ông sẽ biến mất, các ông sẽ thôi hiện hữu. Và cái sẽ còn lại không phải là các ông.” Điều này ở bên ngoài hiểu biết của mọi người.
Nhưng Phật đang nói chân lí đấy. Ngài đang nói rằng tham lam của con người là khổng lồ tới mức con người thậm chí đồng ý và nói, “Được rồi, chẳng cái gì sẽ được đạt tới, chẳng sao cả - nhưng ít nhất tôi phải vẫn còn chứ. Nếu tôi có đó, cái gì đó này khác có thể được xoay xở. Nhưng nếu bản thân tôi không thể có đó... thế thì toàn thể cuộc truy tìm tâm linh này chỉ là việc phí thời gian.”
Cuộc truy tìm tâm linh có vẻ có nghĩa với bạn chỉ nếu nó phục vụ cho mục đích nào đó, nếu nó đem lại cái gì đó trong tay bạn, kết quả nào đó, cái thu được nào đó. Ngôn ngữ của thu được là ngôn ngữ của tham lam. Khi ngôn ngữ của thu được mà còn ngự trị, tham lam cũng ngự trị. Và chừng nào tham lam còn là động cơ của bạn, nỗi thống khổ của bạn sẽ còn tiếp tục. Tại sao? - bởi vì bạn đã đi theo hướng tuyệt đối sai, nơi không có cội nguồn của cuộc sống thực. Cội nguồn của cuộc sống thực không ở đâu đó khác mà bạn phải nắm giữ nó và chộp bắt nó; nó đã ở bên trong bạn rồi, ở đây và bây giờ.
Nếu bạn có thể không bận bịu, nếu bạn có thể buông bỏ mọi thứ, thả ra mọi nắm giữ của bạn, cánh cửa sẽ mở ra ngay bây giờ. Điều bạn cứ bỏ lỡ qua tất cả mọi cố gắng của mình sẽ được biết tới ngay bây giờ. Nó đã ở đó rồi, hiện diện bên trong bạn, ở đây và bây giờ - nhưng bạn lại bận rộn thế để cố gắng tìm ra nó ở bên ngoài.
Tôi đã nghe nói rằng vào một đem tối trời, một người bị ngã khỏi mỏm đá. Lúc đó trời tối như mực và có vực thẳm hun hút phía dưới. Anh ta tóm được một chiếc rễ cây và treo lơ lửng theo nó. Anh ta gào lên, anh ta khóc lóc, anh ta kêu la xin giúp đỡ, nhưng đó là mảnh đất hoang vắng không người. Lúc đó lại là đêm rất lạnh lẽo và người này không thể nào hình dung được rằng mình có thể sống sót. Anh ta cảm thấy dường như anh ta đang mất dần sức nắm vào chiếc rễ, nó đang tuột ra khỏi tay anh ta bởi vì chúng đang bị lạnh đóng băng lại. Người này cứ kêu gào và la hét xin giúp đỡ bằng tất cả sức mạnh của mình. Anh ta ở đích xác trong cùng tình huống như tất cả chúng ta đang ở - cố nắm giữ trong khi mọi thứ đang tuột khỏi tay chúng ta. Nhưng với anh ta nguy hiểm chắc chắn là sắp chết đến nơi, định mệnh đã điểm. Chúng ta có thể không nghĩ tới cái chết của riêng mình, nhưng với anh ta cái chết của anh ta ở ngay đó rồi, phía dưới anh ta. Khoảnh khắc cái rễ bị tuột khỏi việc nắm giữ của anh ta thì anh ta sẽ được kết thúc.
Nhưng anh ta có thể xoay xở nắm giữ được bao lâu nữa? Sau rốt, ngay cả việc nắm giữ của anh ta rồi cũng sẽ bị mệt mỏi. Và điều đáng quan tâm là ở chỗ bạn càng nắm giữ mạnh bao nhiêu, thì bạn sẽ càng mệt sớm hơn bấy nhiêu. Bởi vì anh ta đang nắm giữ chặt thế, ngón tay anh ta bắt đầu bị lỏng ra mặc cho tất cả mọi mong ước của anh ta là ngược lại. Chung cuộc, chiếc rễ tuột khỏi tay anh ta.
Nhưng thế rồi một tiếng cười ầm vang vọng tới trong thung lũng... không có vực thẳm dưới người đó, anh ta ngã trên đất bằng. Bởi vì bóng tối nên anh ta không thể thấy được gì, anh ta đang trong kinh hãi. Nhưng đất lại ở ngay dưới anh ta, nó không phải là vực thẳm. Và đau khổ mà anh đã trải qua toàn thể thời gian chỉ bởi vì việc nắm giữ của anh ta. Chẳng có vực thẳm nào cả. Thung lũng đã tràn đầy tiếng gào thét và la hét do kinh hãi bây giờ vọng lại bằng tiếng cười.
Người đó cười chính mình.
Bất kì ai đã cố gắng vứt bỏ sự điên khùng của việc nắm giữ đều cười, bởi vì họ thấy rằng cái họ kinh sợ nhiều thế đơn giản không tồn tại. Cái chết mà bạn kinh sợ thế chỉ dường như có đó thôi bởi vì việc nắm giữ riêng của bạn. Khoảnh khắc bạn buông bỏ, cái chết không tồn tại thêm nữa. Nỗi đau khổ bạn đang kinh nghiệm tồn tại chỉ trong việc nắm giữ của bạn, và nó được sinh ra từ việc nắm giữ của bạn. Nó biến mất vào cùng khoảnh khắc mà việc nắm giữ biến mất. Và bạn sợ bởi vì những suy đoán lung tung của bạn về nơi bạn sẽ chất dứt trong bóng tối, nhưng đó đích xác là nơi bản thể bên trong của bạn hiện hữu. Mọi nắm giữ đều qua đi, bạn rơi vào trong bản thân mình.
(Trích từ: "Dhammapada: Con đường của Phật" - Tập 8)
Tác giả: Osho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét