..Nếu bạn chấp nhận quan điểm cho bạn là một thực thể xã hội, thì hành động có vẻ đơn giản: bạn được huấn luyện bởi nền giáo dục, một sự gò ép tế nhị, và sự tiêm nhiễm thường xuyên một số tư tưởng để bạn thích hợp với một số khuôn mẫu ứng xử xã hội và hạnh kiểm. Mặt khác nếu bạn thực sự chấp nhận quan điểm tôn giáo về một quyền năng vô hình kiểm soát và dẫn dắt cuộc đời chúng ta, thì hành động của bạn sẽ có ý nghĩa khác hẳng những gì bạn đang làm hiện nay.
Với các cá thể khác, với xã hội, bạn sẽ có những mối quan hệ khác - đó chính là đạo lí - dẫn tới chấm dứt chiến tranh, chấm dứt phân biệt giai cấp và bóc lột. Nhưng vì hiện nay trên thế giới chưa có những mối quan hệ chân chính như vậy, rõ ràng là bạn hoàn toàn phân vân về ý nghĩa đích thực của cá thể và của hành động. Vì rằng, nếu giả sử bạn chấp nhận thực sự quan điểm tôn giáo về một thực thể tối cao hướng dẫn bạn, thì có thể hoạt động đạo đức và xã hội của bạn sẽ trong sáng, quân bình và thông minh; nhưng vì hiện nay nó không phải như vậy, nên rõ ràng bạn không chấp nhận quan điểm này, mặc dù bạn thuyết giảng chấp nhận nó. Do đó mà nhiều Nhà Thờ tồn tại với nhiều dạng bóc lột khác nhau. Nếu bạn khẳng định mình chỉ là một thực thể xã hội, thì vẫn phải có sự thay đổi hoàn toàn trong thái độ và hành động của bạn. Nhưng sự thay đổi đó đã không xảy ra. Tất cả cái đó chứng tỏ bạn đang ở trong trạng thái ngủ mê và chỉ tiếp tục theo đuổi những xu hướng của riêng mình. Cần phải hoàn toàn đắm mình trong sự phân vân mới hiểu được quá trình của cá thể, mới phát hiện được cái thường còn, cái chân lí. Bạn phải tự khám phá xem có phải bạn đang ở trong trạng thái hoàn toàn bất định (incertitude), không chấp nhậncác thể như một thực thể xã hội, cũng không chấp nhận con người được dẫn dắt bởi thiêng liêng, với tất cả những gì bao hàm trong hai quan niệm ấy. Chỉ lúc đó may ra mới có một khả năng phán đoán và hiểu biết Nếu bạn ở trong trạng thái ấy, cũng giống như nhiều người suy tưởng, nếu bạn không theo một giáo điều nào, một tín ngưỡng hay lí tưởng nào, bạn sẽ thấy rằng muốn hiểu được sự hiện hữu phải biết mình là gì. Bạn không thể hiểu được bất kì một quá trình nào khác (thế giới với tư cách xã hội là một loại quá trình đang phát sinh, đang trở thành) hơn là các quá trình trụ trong cá thể, gọi là ý thức. Nếu bạn có thể hiểu được quá trình của ý thức, của cá thể, chỉ lúc ấy bạn mới có khả năng hiểu được thế giới vứoi các sự kiện của nó. Thực tại chỉ được phán đoán khi đã biết và hiểu quá trình chuyển tiếp của cái ngã. Nếu tôi tiến tới hiểu được bản thân, hiểu được tôi là gì, vì sao tôi sinh ra, rằng cái tôi là một thực thể tự thân nó, bản chất của nó ra sao, lúc ấy có chăng một khả năng hiểu được thực tại, chân lí. Tôi sẽ giải thích quá trình của bản ngã, của cá thể. Có một nguồn năng lượng duy nhất cho từng cá thể và nó không có khởi thuỷ. Năng lượng ấy (xin quí bạn chớ gán cho nó bất kì một tính thiêng liêng nào, bất kì một phẩm chất đặc biệt nào), trong quá trình phát triển tự động của nó, tự tạo ra bản chất của nó, đó là cảm giác, trí phán đoán và ý thức; tôi nói về sự trừu tượng như là ý thức: thực tại là hành động. Tất nhiên, không có sự phân chia tuyệt đối như vậy. Hành động xuất phát từ vô minh và trong vô minh có tồn tại những định kiến, những xu hướng, sự tham lam, chúng chỉ gây nên phiền não. Khi ấy cuộc sống trở thành cuộc xung đột, chà xát. Ý thức vừa là trí phán đoán vừa là hành động. Do sự tương tác không ngừng của những tính tham, những định kiến, những xu hướng và những giới hạn do hành động ấy tạo nên, nảy sinh ra sự ma sát, đó là quá trình của bản ngã. Nếu bạn xem xét nó sâu hơn, bạn sẽ thấy rằng cá thể (cá nhân) chỉ là một loạt những hạn chế, những hành động tíhc luỹ, những chướng ngại, chúng tạo ra cho ý thức một nhân dạng gọi là bản ngã. Bản ngã chỉ là một loạt những hồi ức, những xu hướng sinh ra bởi hàn hđộng, lòng tham và đối tượng của nó. Nếu như hành động là kết quả của những định kiến, của sự sợ hãi, của tín ngưỡng, thì nó sẽ sinh ra một hạn chế mới. Nếu bạn được nuôi dưỡng trong một tín ngưỡng đặc biệt, thì điều này nhất định tạo ra một sự đối kháng vận động của đời sống. Những sự đối kháng, những bức tường vị kỉ, tự vệ và an toàn ấy tạo nên quá trình của bản ngã, nó được lưu truyền bằng những hoạt động của chính nó. Muốn tự hiểu được con người mình, bạn phải dần dần ý thức được về cái quá trình xây dựng bản ngã. Khi ấy bạn sẽ thấy quá trình đó không có khởi đầu, nhưng nếu quan sát một cách sáng suốt liên tục và cố gắng chỉ đạo cho đúng thì nó có thể đi đến kết thúc. Đó là một nghệ thuật, nó đòi hỏi một trí phán đoán vĩ đại và một sự cố gắng có định hướng tốt. Chúng ta chẳng thể hiểu được một quá trình nào khác, ngoại trừ quá trình này, nó là ý thức và nó kiểm soát cá nhân. Bằng một cố gắng khôn ngoan, ta có thể phân biệt được cái cách phát sinh của quá trình bản ngã, và ta dẫn nó đến chỗ chấm dứt. Khi ấy bắt đầu niềm phúc lạc của thực tại, vẻ đẹp của cuộc sống như một chuyển động miên viễn. Những gì tôi nói đây, bạn có thể tự chứng nghiệm lấy mình, không cần phải có đức tin gì hết, cái này không phụ thuộc vào bất kì một hệ tư tưởng hay một tín ngưỡng nào. Nhưng nó đòi hỏi một trí huệ nguyên vẹn và một nỗ lực đúng hướng, chúng sẽ xoá tan các ảo tưởng và các hạn chế do chúng ta tạo ra cho chính mình, và chúng làm xuất hiện niềm phúc lạc của thực tại..
.
Hỏi: Lòng mong muốn ban rải hạnh phúc xung quanh mình, và góp phần biến đổi thế giới này thành một nơi mà mỗi người đều có thể sống một cách cao quí hơn, nó dẫn dắt tôi trong cuộc sốngvà chỉ đạo các hành động của tôi. Thái độ đó khiến tôi đem gia sản và uy tín của mình, không phải để tôn vinh cá nhân tôi, mà coi như một sự cúng dường thiêng liêng, và đó là một động lực cho mình sống. Thái độ ấy có cái gì là cơ bản giả tạo chăng, và tôi có lỗi gì không, chẳng hạn như bóc lột các bạn tôi và bóc lột con người nói chung?
Krishnamurti: Việc bạn có bóc lột hay không, phụ thuộc vào nhận thức của bạn về giúp đỡ và ban rải hạnh phúc. Bạn có thể giúp một người nào đó tự hiểu lấy họ để sống hoàn hảo hơn, hay bạn có thể giúp một người để biến nó thành nô lệ. Bạn có thể ban rải hạnh phúc bằng cách khuyến khích ảo tưởng khi bạn an ủi và cho một sự an toàn bề ngoài có vẻ lâu dài, nhưng bạn cũng có thể giúp người nào đó nhận rõ được nhiều ảo tưởng trói buộc họ. Nếu bạn có thể làm được việc này, thì bạn không bóc lột. Nhưng muốn không bóc lột, bạn cũng phải tự mình thoát khỏi những ảo tưởng và những lời an ủi nó trói buộc bạn hay những kẻ khác. Bạn phải nhận rõ những hạn chế của mình trước khi có khả năng giúp đỡ kẻ khác. Trên thế gian này có nhiều người thực lòng muốn giúp đỡ người khác, nhưng sự giúp đỡ ấy thường trùng với việc hoán cải những người khác theo tín ngưỡng riêng của mình, theo hệ thống và tôn giáo của mình. Cái đó chẳng qua là thay thế nhà tù này bằng trại giam khác. Sự thay thế đó không làm nảy sinh sự hiểu biết, mà chỉ tạo ra một sự hỗn loạn lớn hơn. Niềm phúc lạc mà mỗi người phấn đấu cật lực vươn tới, nó nằm trong sự hiểu biết sâu sắc bản thân mình
Krishnamurti: Quả là một ý vô cùng hấp dẫn, rằng bạn phải trước hết chiếm hữu rồi sau đó học cách không thâu đạt! Sự thâu đạt là một dạng thú vui, và trong quá trình đó, nghĩa là trong khi người ta thâu đạt, tích chứa, thì phiền não xuất hiện và muốn tránh phiền não bạn lại tự nhủ rằng "Tôi không nên thâu đạt." Sự không thâu đạt trở thành một đạo đức mới. Nhưng nếu bạn quan sát cái ý muốn nó thúc đẩy bạn đừng thâu đạt, bạn sẽ thấy nó dựa trên một ý muốn sâu sắc hơn, nhằm làm cho bạn khỏi phiền não. Như vậy thực ra cái mà bạn tìm kiếm, chính là cái thích thú, cả trong sự thâu đạt và không thâu đạt. Về bản chất, sự thâu đạt và không thâu đạt hoàn toàn giống nhau vì cả hai đều xuất phát từ ý muốn không dính đến phiền não. Phát triển một phẩm chất đặc biệt chỉ tạo thêm một bức tường tự bảo vệ mình, chống lại sự vận đọong của cuộc sống. Trong sự đề kháng đó, ngay bên trong các nhà tù tự bảo vệ đó ngự trị phiền não và hỗn loạn. Tuy nhiên, có một cách khác để giải quyết vấn đề đối kháng ấy. Bạn phải nhận chân trực tiếp, thấu hiểu toàn vẹn rằng tất cả mọi xu hướng và đức tính đều chứa đựng trong bản thân chúng những mặt đối lập, cho nên vun bồi các đối lập có khác nào trốn chạy khỏi thực tại? Có đúng chăng, khi ta bảo rằng cần phải căm thù để yêu thương? Trên thực tế, điều này không bao giờ xảy ra .Bạn yêu, và chính vì trong tình yêu của bạn có một ý nghĩa chiếm hữu, nên xuất hiện cảm giác bị mất mát, ghen tuông và sợ hãi. Quá trình này khơi dậy lòng căm thù. Các mặt đối lập bắt đầu chống nhau. Nếu như ý thức thâu đạt bản thân nó là xấu, tại sao bạn vun bồi cái đối lập với nó? Bởi vì bạn không biết nó thật sự là xấu, bạn chỉ muốn giản đơn là tránh sự phiền não do nó đem đến. Tất cả các mặt đối lập đều phải chống lại nhau, vì căn bản chúng là vô minh. Một người nhát gan thích vun bồi lòng dũng cảm. Thực ra anh ta chỉ trốn chạy nỗi sợ hãi. Nhưng nếu anh ta nhận chân
được nguyên nhân sự sợ hãi, thì nó sẽ chấm dứt rất tự nhiên. Tại sao anh ta không có khả năng phán đoán trực tiếp? Vì một khi đã có phán đoán trực tiếp, nhất định có hành động. Đằng này muốn tránh hành động, người ta vun bồi những mặt đối lập nhau, và tạo ra những sự giải thoát tế nhị.
được nguyên nhân sự sợ hãi, thì nó sẽ chấm dứt rất tự nhiên. Tại sao anh ta không có khả năng phán đoán trực tiếp? Vì một khi đã có phán đoán trực tiếp, nhất định có hành động. Đằng này muốn tránh hành động, người ta vun bồi những mặt đối lập nhau, và tạo ra những sự giải thoát tế nhị.
Hỏi: Người ta bảo rằng làm gương hơn là giảng dạy. Vậy một tấm gương cá nhân như của ngài có thể mang một ý nghĩa to lớn chăng?
Krishnamurti: Động cơ nào ẩn giấu sau câu hỏi này? Người hỏi câu này phải chăng muốn noi gương ai đó mà nghĩ rằng nó có thể dẫn đến sự hoàn thiện? Theo một người nào đó chẳng bao giờ dẫn tới sự hoàn thiện. Một bông hoa violet không thể trở thành hoa hồng, nhưng một bông violet tự nó có thể trở thành một bông hoa hoàn hảo. Vì không cảm thấy chắc chắn, nên người ta thường đi tìm sự chắc chắn bằng cách bắt chước kẻ khác. Điều này sinh ra sự sợ hãi, rồi từ đó sinh ra ảo tưởng về nơi trú ẩn và niềm an ủi mà ta có thể tìm thấy nơi người khác, cũng như nhiều ý niệm sai lầm về các pháp môn, về thiền định và việc phục tùng một lí tưởng. Tất cả điều này chỉ bộc lộ sự thiếu hiểu biết về bản thân mình, và kéo dài tình trạng vô minh. Đó chính là nguồn gốc của phiền não, nhưng thay vì nhận biết nguyên nhân của nó, bạn lại cho rằng mình có thể tự hiểu mình nhờ một kẻ khác. Cái kiểu cách đi tìm một tấm gương để noi theo chỉ dẫn đến ảo tưởng và đau khổ. Chừng nào còn chưa tự hiểu biết chính mình, thì không thể có khai ngộ. Sự khai ngộ không phải là một quá trình hợp lí hoá, cũng không phải là một sự tích chứa thông tin đơn giản, cũng không phải là một cái gì ta có thể tìm thấy ở người khác, dù người đó vĩ đại đến đâu cũng vậy, mà nó chính là thành quả của sự thấu hiểu sâu sắc cuộc đời của chính ta và các hành động của ta.
Hỏi: Nếu tái sinh là một sự kiện của tự nhiên, cũng như sự hoàn hảo mà bản ngã cuối cùng đạt được, thì việc đạt tới sự hoàn hảo, hay chân lí có bao hàm ý nghĩa thời gian chăng?
Krishnamurti: Chúng ta thường hỏi rằng tái sinh phải chăng là một thực tại, bởi vì chúng ta không thể tìm thấy một niềm phúc lạc trí huệ nào, một sự khai ngộ nào của cá nhân trong hiện tại. Nếu chúng ta sống trong xung đột và khốn khổ, nếu chúng ta chẳng có cơ may cũng chẳng có hi vọng trong cuộc đời này, thì chúng ta khao khát một cuộc sống tương lai hoàn hảo, không còn đấu tranh và đau khổ. Trạng thái phúc lạc tương lai, chúng ta thích gọi nó là sự viên mãn. Muốn thấu hiểu vấn đề này, chúng ta cần hiểu thế nào là bản ngã. Bản ngã không phải là một cái gì có thực tự nó, giống như con sâu bò từ cái lá này sang lá khác, lang thang hết kiếp này qua kiếp khác, thu lượm và học hỏi nền minh triết, cho đến khi đạt tới một điểm tối cao, mà chúng ta tưởng là sự viên mãn. Quan điểm đó sai lầm, nó chỉ là một ý niệm, không phải là một sự kiện. Quá trình thực của bản ngã có thể được phát hiện khi ta thấy rõ rằng do vô minh, do các xu hướng và tham vọng bản ngã, lại hình thành và xác lập liên tục từng sát na. Lòng tham tự duy trì bằng các hoạt động ý chí của mình. Thông qua hành động vô minh và thông qua quá trình tự duy trì, sự giới hạn với tính cách là ý thức, tạo nên sự giới hạn mới và đau khổ. Cả cuộc sống bị nhốt trong cái vòng lẩn quẩn ấy. Sự hạn hẹp ấy, sự chà xát, chống đối lại vận động của cuộc sống, được biết dưới cái tên bản nãg ấy có bao giờ trở thành viên mãn được không? Lòng tham có thể trở thành hoàn hảo chăng? Lòng vị kỉ chắc chắn không thể trở thành cao quí hay trong sạch hơn; vì nó vẫn là lòng vị kỉ. Quan niệm cho rằng bản ngã trải qua thời gian sẽ trở nên hoàn
thiện hơn là hoàn toàn sai lầm. Thời gian là kết quả của những hoạt động ý chí ấy do lòng tham dẫn dắt nối tiếp nhau và tạo một cảm giác liên tục cho cuộc sống, trong khi ngược lại, cuộc sống luôn luôn sinh sôi không ngừng, luôn luôn trong tình trạng không bao giờ có quá khứ và vị lai, luôn luôn mới mẻ, luôn luôn vận động không ngừng. Điều quan trọng sống còn đối với từng người chúng ta là phát hiện xem có phải chăng quá trình của bản ngã tựduy trì nhờ vô minh và các hoạt động ý chí? Chừng nào quá trình này còn tiếp diễn, còn tự nuôi dưỡng, thì không thể có thực tại, chân lí. Chỉ khi nào chấm dứt ý chí của lòng tham (với những kinh nghiệm ham muốn của nó), lúc ấy mới có thực tại. Quá trình vô thuỷ của bản ngã với những giới hạn tự hoạt động của nó không thể được chứng minh. Nó phải được cảm nhận. Đây không phải là một vấn đề đức tin, mà là sự thấu hiểu sâu sắc, sự sáng suốt toàn vẹn, cố gắng đúng mức để nhận rõ xem lòng tham tạo ra sự hạn chế của chính nó ra sao, và hành động do lòng tham dẫn dắt nhất thiết phải tạo ra những xô xát mới, những sự chống đối và đau khổ.
thiện hơn là hoàn toàn sai lầm. Thời gian là kết quả của những hoạt động ý chí ấy do lòng tham dẫn dắt nối tiếp nhau và tạo một cảm giác liên tục cho cuộc sống, trong khi ngược lại, cuộc sống luôn luôn sinh sôi không ngừng, luôn luôn trong tình trạng không bao giờ có quá khứ và vị lai, luôn luôn mới mẻ, luôn luôn vận động không ngừng. Điều quan trọng sống còn đối với từng người chúng ta là phát hiện xem có phải chăng quá trình của bản ngã tựduy trì nhờ vô minh và các hoạt động ý chí? Chừng nào quá trình này còn tiếp diễn, còn tự nuôi dưỡng, thì không thể có thực tại, chân lí. Chỉ khi nào chấm dứt ý chí của lòng tham (với những kinh nghiệm ham muốn của nó), lúc ấy mới có thực tại. Quá trình vô thuỷ của bản ngã với những giới hạn tự hoạt động của nó không thể được chứng minh. Nó phải được cảm nhận. Đây không phải là một vấn đề đức tin, mà là sự thấu hiểu sâu sắc, sự sáng suốt toàn vẹn, cố gắng đúng mức để nhận rõ xem lòng tham tạo ra sự hạn chế của chính nó ra sao, và hành động do lòng tham dẫn dắt nhất thiết phải tạo ra những xô xát mới, những sự chống đối và đau khổ.
Hỏi: Ngài nghĩ thế nào về kĩ thuật phân tâm học để điều trị các bệnh ám ảnh, nhập tâm và mặc cảm? Và ngài sẽ giải quyết các bệnh ấy ra sao?
Krishnamurti: Có thể nào giải phóng quí bạn khỏi những sự hạn chế ấy chăng, hay đó chỉ là một quá trình thay thế? Việc đeo đuổi các nhà phân tâm học đã trở thành sự thích thú của những người giàu có (có những tiếng cười). Xin quí bạn đừng cười. Bạn có thể không tìm đến nhà phân tâm học, nhưng bạn vẫn trải qua quá trình đó, bằng một cách khác, khi bạn yêu cầu một tổ chức tôn giáo hay một môn phái nào đó giải cho bạn khỏi những ám ảnh, nhập tâm và mặc cảm. Những phương pháp ấy có thể dẫn đến hiệu quả bề ngoài nhưng chắc chắn chúng sẽ tạo ra những chống đối mới với vận động của cuộc sống. Chẳng một ai, chẳng một kĩ thuật nào có thể thực sự giải phóng bạn khỏi những hạn chế nói trên. Muốn chứng nghiệm tự do này, ta phải thấu hiểu sâu sắc cuộc sống và tự mình nhận biết quá trình thành tạo và duy trì vô minh và ảo tưởng. Cần phải có sự nhanh nhẹn nhạy bén và khả năng cảm nhận sắc bén, chứ không đơn thuần là chấp nhận một kĩ thuật. Nhưng vì lười biếng ta thường ỉ lại vào kẻ khác để hiểu biết, do đó ta làm tăng thêm phiền não và hỗn loạn.Việc thấu hiểu quá trình vô minh, những hoạt động tự nuôi dưỡng của nó, và cái ý thức có trọng điểm, trọng tâm ngay trong mỗi con người và chỉ con người mới cảm nhận được nó, chỉ sự thấu hiểu ấy mới có thể tạo nên cho con người niềm phúc lạc sâu xa và bền vững.
Ngày 4/6/1936
J. KRISHNAMURTI
Bàn về bản ngã
Nói chuyện ở New York
Ngày 4/6/1936
J. KRISHNAMURTI
Bàn về bản ngã
Nói chuyện ở New York