Thầy Viên Minh (áo vàng) và một số Phật Tử. |
WESTMINSTER (VB) -- Buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh hôm Thứ Bảy 4-4-105 đã thu hút số Phật tử tham dự đông đảo, và có lúc ghế phải xếp thêm sát các bên tường hội trường Việt Báo Westminster, California.
Đứng ra tổ chức là Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, người có chương trình thuyết giảng hàng tuần trên các làn sóng truyền hình tại Quận Cam và đã hướng dẫn Thiền Vipassana cho Phật Tử vùng Nam Cali từ nhiều năm nay.Buổi thuyết pháp diễn ra trang trọng, điều hợp bởi MC Chuyên Nguyễn.
Sư Tinh Cần (áo nâu) hướng dẫn đaị chúng đọc bài
Thỉnh Pháp Sư: Sư Viên Minh (áo vàng).
Sau khi đại chúng đọc bài kệ Thỉnh Pháp Sư, Sư Tinh Cần giới thiệu sơ lược về Hòa Thượng Viên Minh.
Sơ lược Tiểu sử của Hòa Thượng Viên Minh như sau:
Hòa thượng sinh năm 1944, tại QuảngTrị. Xuất gia và thọ giới Sa di năm 1964; thọ giới Cụ túc năm 1965 tại trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - Kỳ Viên Tự, Quận 3 Sài Gòn. Thầy bổn sư và thế độ là Đức Tăng Thống trưởng lão HT. Giới Nghiêm.
- Từ năm 1965 đến năm 1971 học Đại Học Vạn Hạnh, đồng thời nghiên cứu các Tông phái Phật giáo, tư tưởng các Tôn giáo và triết học Đông Tây.
- Năm 1972 làm giám học và giảng dạy Trường trung cấp Phật học Phật Bảo, Quận Tân Bình.
- Năm 1973 sáng lập chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế để hành thiền Vipassanā.
- Năm 1976, làm Tổng thư ký Giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam và bắt đầu viết sách.
Nhiều năm về sau, Sư Viên Minh chính thức mở lớp giảng dạy và hướng dẫn các khóa thiền Vipassanā trong và ngoài nước, và điều hành Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Thiền Phật Học Nam Truyền, thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Trước khi HT Viên Minh thuyết pháp,
Phật tử lên cúng dường tứ sự.
Thầy Viên Minh nói rằng, Thầy đến California đã thấy cảm giác thân quen, vì gặp lại nhiều Phật Tử Chùa Kỳ Viên Tự, quen lâu lắm rồi.
Thầy nói, Thầy đã tận lực nghiên cứu và rồi đã thấy điểm chung giữa các tôn giáo, các tông phái Phật giáo -- tất cả đều nói về một sự thật, một chân lý ngay nơi đời sống chúng ta, ai giác ngộ.
Do vậy, Thầy nói, Thiền không phân biệt tôn giáo, tông phái vì hễ giác ngộ là nói giống nhau. Ai còn bị kẹt là thấy vướng mắc, hết kẹt sẽ hết vướng. Thầy tự học, tự thực nghiệm, và đã biên soạn cuốn Thiền Trong Đời Sống -- nói về Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy và Phát Triển, nêu ra Lý vẫn là một. Chân lý là ở đời này, ở nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý, nơi sự xúc chạm, Niết bàn ở nơi mình.
"Chỉ cần Trọn Vẹn Tỉnh Thức Với Chính Mình, đó chính là chỗ trong kinh nói Tinh Tấn Chánh Niệm Tỉnh Giác Thân Thọ Tâm Pháp."
Thầy không có phương pháp Thiền nào hết, vì đối tượng và tâm thiền đều sẵn nơi mình; hãy nhận ra tâm gì khởi thì có phiền não, tâm gì thì là hạnh phúc và giải thoát.
Cho nên nói, Đức Phật khai thị, vì là chỉ ra cái có sẵn nơi tâm môi người.
Thầy dẫn ra một thí dụ, như người được tặng một lâu đài, và người này bị bịt mắt, đẩy vào lâu đài, hễ đụng gì là bị u đầu sứt trán, bước ra vườn thì té nơi tầng cấp, té hồ nước, tính tự tử. Người tặng lâu đài mới nói, anh chỉ cần mở khăn bịt mắt là thấy: hồ đẹp, tầng cấp mới té lại là đá quý, trong nhà toàn đồ quý.
Tương tự, như mình trong đời này, mắt tai mũi lưỡi thân ý mình như người mù không biết dùng. Phiền não là do mình vô minh thôi.
Do vậy, tại sao phảỉ vào thiền viện, trong khi mình có thể thiền khi ngồi xe buýt, khi nấu ăn, khi tắm. Thiền chính là dùng tâm mình nhìn lại các pháp đang hiện hữu.
Ngay khi bước đi, nếu trọn vẹn tĩnh lặng, không thêm bớt gì... chính đó là Niết Bàn.
Do vậy, Thiền chính là hễ đói thì ăn, hễ khát thì uống. Chúng ta cứ bị lôi kéo vào quá khứ, vào tương lai, vào bên ngoài nên không trọn vẹn đi đứng nằm ngồi. Khi ngồi Thiền cũng không cần làm gì, chỉ là trở về thân tâm như nó Đang Là. Vì sống với cái Đang Là, chính là Thiền.
Thiền không phải ở tu viện. Cái sai chính là cố gắng Thiền để đừng Tham Sân Si, nhưng khởi tâm cố gắng thì đã là Tham cái tương lai, Sân với cái hiện tại.
Đức Phật dạy, khi sân hãy nhìn thấy sân như nó đang là; quý Phật tử nhìn như thế sẽ thấy rất an lạc.
Do vậy, Phật không khác chúng sinh, nhưng Phật nhận ra đầy đủ lâu đaì điện ngọc nơi này, còn chúng sinh chưa nhận ra.
Đó là ý nghĩa câu nói khi Đức Phật ra đời: Ta là tối thượng, la duy nhất. (Duy ngã độc tôn). Đơn giản có nghĩa là đơn giản trở về chính mình thì sẽ không còn luân hồi sinh tử.
Thầy Viên Minh nói, Thiền sư đắc đạo không bao giờ bảo người ta phải theo mình, vì chỉ cần bảo mọi người mở mắt ra là thấy mọi chuyện đều hoàn hảo.
Do vậy, không cần xuất gia, không cần vào thiền viện, không cần ngồi cho lâu... vì mỗi người có một khuôn, không cần bắt chước ai hết.
Đức Phật dạy ba pháp ấn -- vô thường, khổ, vô ngã -- chúng ta phải đối diện với cuộc sống mới thấy vô thường, khổ, vô ngã.
Thấy chân lý chỉ có nghĩa thấy thân thọ tâm pháp như nó Đang Là.
Thiền là phải tránh 4 thứ:
- Cho Là, vì Cho Là sẽ dẫn tới tà kiến;
- Tưởng Là, vì đây là vô minh;
- Phải Là, vì đây là ái dục;
- Sẽ Là, vì đây là tham ái.
Chỉ cần sống cái Đang Là, vì chân lý tự nó hoàn hảo. Cũng chẳng cần giải phẫu thẩm mỹ, vì đó là Phải Là.
Bản ngã có 3 yếu tố dễ nhận ra:
- Cướp Công Pháp: như cây ổi tự sống, như tim tự đập, mình không làm gì. Nếu nói "tôi ăn" hay "tôi đi," chính là cướp công pháp.
- Trộm Pháp: lấy về làm của mình, cho là mình sở hữu, nên nhận "của tôi."
- Thọc Gậy Bánh Xe Pháp: thí dụ, ham ăn tất sẽ đau bụng, uống rượu tất sẽ bệnh gan... mình sinh ra đã hoàn hảo rồi.
Phật Tử tuần tự vào chờ nghe pháp.
https://www.youtube.com/watch?v=hOrgtyzhDNI
Quý độc giả có thể đọc những tác phẩm và dịch phẩm của thầy Viên Minh trên Thư Viện Hoa Sen:
Bát Nhã Tâm Kinh
Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển
Chân Không Diệu Hữu
Sống Trong Thực Tại
Trở Về Thực Tại
Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển
Tư Tưởng Lão Tử Qua Quan Điểm Phật Học
Con Đường Hạnh Phúc
Đạo Lý Về Nghiệp
Thực Tại Hiện Tiền
Tuyển tập thư Thầy,
Theo Thư viện Hoa Sen
Thầy Viên Minh nói rằng, Thầy đến California đã thấy cảm giác thân quen, vì gặp lại nhiều Phật Tử Chùa Kỳ Viên Tự, quen lâu lắm rồi.
Thầy nói, Thầy đã tận lực nghiên cứu và rồi đã thấy điểm chung giữa các tôn giáo, các tông phái Phật giáo -- tất cả đều nói về một sự thật, một chân lý ngay nơi đời sống chúng ta, ai giác ngộ.
Do vậy, Thầy nói, Thiền không phân biệt tôn giáo, tông phái vì hễ giác ngộ là nói giống nhau. Ai còn bị kẹt là thấy vướng mắc, hết kẹt sẽ hết vướng. Thầy tự học, tự thực nghiệm, và đã biên soạn cuốn Thiền Trong Đời Sống -- nói về Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy và Phát Triển, nêu ra Lý vẫn là một. Chân lý là ở đời này, ở nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý, nơi sự xúc chạm, Niết bàn ở nơi mình.
"Chỉ cần Trọn Vẹn Tỉnh Thức Với Chính Mình, đó chính là chỗ trong kinh nói Tinh Tấn Chánh Niệm Tỉnh Giác Thân Thọ Tâm Pháp."
Thầy không có phương pháp Thiền nào hết, vì đối tượng và tâm thiền đều sẵn nơi mình; hãy nhận ra tâm gì khởi thì có phiền não, tâm gì thì là hạnh phúc và giải thoát.
Cho nên nói, Đức Phật khai thị, vì là chỉ ra cái có sẵn nơi tâm môi người.
Thầy dẫn ra một thí dụ, như người được tặng một lâu đài, và người này bị bịt mắt, đẩy vào lâu đài, hễ đụng gì là bị u đầu sứt trán, bước ra vườn thì té nơi tầng cấp, té hồ nước, tính tự tử. Người tặng lâu đài mới nói, anh chỉ cần mở khăn bịt mắt là thấy: hồ đẹp, tầng cấp mới té lại là đá quý, trong nhà toàn đồ quý.
Tương tự, như mình trong đời này, mắt tai mũi lưỡi thân ý mình như người mù không biết dùng. Phiền não là do mình vô minh thôi.
Do vậy, tại sao phảỉ vào thiền viện, trong khi mình có thể thiền khi ngồi xe buýt, khi nấu ăn, khi tắm. Thiền chính là dùng tâm mình nhìn lại các pháp đang hiện hữu.
Ngay khi bước đi, nếu trọn vẹn tĩnh lặng, không thêm bớt gì... chính đó là Niết Bàn.
Do vậy, Thiền chính là hễ đói thì ăn, hễ khát thì uống. Chúng ta cứ bị lôi kéo vào quá khứ, vào tương lai, vào bên ngoài nên không trọn vẹn đi đứng nằm ngồi. Khi ngồi Thiền cũng không cần làm gì, chỉ là trở về thân tâm như nó Đang Là. Vì sống với cái Đang Là, chính là Thiền.
Thiền không phải ở tu viện. Cái sai chính là cố gắng Thiền để đừng Tham Sân Si, nhưng khởi tâm cố gắng thì đã là Tham cái tương lai, Sân với cái hiện tại.
Đức Phật dạy, khi sân hãy nhìn thấy sân như nó đang là; quý Phật tử nhìn như thế sẽ thấy rất an lạc.
Do vậy, Phật không khác chúng sinh, nhưng Phật nhận ra đầy đủ lâu đaì điện ngọc nơi này, còn chúng sinh chưa nhận ra.
Đó là ý nghĩa câu nói khi Đức Phật ra đời: Ta là tối thượng, la duy nhất. (Duy ngã độc tôn). Đơn giản có nghĩa là đơn giản trở về chính mình thì sẽ không còn luân hồi sinh tử.
Thầy Viên Minh nói, Thiền sư đắc đạo không bao giờ bảo người ta phải theo mình, vì chỉ cần bảo mọi người mở mắt ra là thấy mọi chuyện đều hoàn hảo.
Do vậy, không cần xuất gia, không cần vào thiền viện, không cần ngồi cho lâu... vì mỗi người có một khuôn, không cần bắt chước ai hết.
Đức Phật dạy ba pháp ấn -- vô thường, khổ, vô ngã -- chúng ta phải đối diện với cuộc sống mới thấy vô thường, khổ, vô ngã.
Thấy chân lý chỉ có nghĩa thấy thân thọ tâm pháp như nó Đang Là.
Thiền là phải tránh 4 thứ:
- Cho Là, vì Cho Là sẽ dẫn tới tà kiến;
- Tưởng Là, vì đây là vô minh;
- Phải Là, vì đây là ái dục;
- Sẽ Là, vì đây là tham ái.
Chỉ cần sống cái Đang Là, vì chân lý tự nó hoàn hảo. Cũng chẳng cần giải phẫu thẩm mỹ, vì đó là Phải Là.
Bản ngã có 3 yếu tố dễ nhận ra:
- Cướp Công Pháp: như cây ổi tự sống, như tim tự đập, mình không làm gì. Nếu nói "tôi ăn" hay "tôi đi," chính là cướp công pháp.
- Trộm Pháp: lấy về làm của mình, cho là mình sở hữu, nên nhận "của tôi."
- Thọc Gậy Bánh Xe Pháp: thí dụ, ham ăn tất sẽ đau bụng, uống rượu tất sẽ bệnh gan... mình sinh ra đã hoàn hảo rồi.
Phật Tử tuần tự vào chờ nghe pháp.
https://www.youtube.com/watch?v=hOrgtyzhDNI
Quý độc giả có thể đọc những tác phẩm và dịch phẩm của thầy Viên Minh trên Thư Viện Hoa Sen:
Bát Nhã Tâm Kinh
Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển
Chân Không Diệu Hữu
Sống Trong Thực Tại
Trở Về Thực Tại
Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển
Tư Tưởng Lão Tử Qua Quan Điểm Phật Học
Con Đường Hạnh Phúc
Đạo Lý Về Nghiệp
Thực Tại Hiện Tiền
Tuyển tập thư Thầy,
Theo Thư viện Hoa Sen