–Làm thế nào chúng ta đạt đến Chân không?
Đôi khi tôi có một cảm giác trống rỗng, giống như tất cả mọi thứ là vô nghĩa. Nhưng tôi nghi ngờ rằng đây không phải là loại rỗng không mà Đức Phật muốn chúng ta thấu đạt. Phải chăng tôi đã sai lầm?
Thiền sư Sùng Sơn trả lời: "Các loại cảm giác trống rỗng mà bạn đang nói không phải là Chân không. Đó là một loại cảm giác trống vắng trơ trọi. Nó dựa trên sự dính mắc của những cảm xúc và điều kiện. Ngay sau khi những cảm xúc hay điều kiện này thay đổi, sự trống vắng biến mất, đúng không?"
–Vâng, đúng thế! Thiền sinh trả lời.
–Như vậy, đó không phải là Chân không. Chân không là sự quán chiếu, là cái nhìn sâu sắc về bảnthể của vũ trụ, và không bao giờ thay đổi. Nhưng nhiều người cố chấp, đuổi theo sự vật rồi dính mắc chúng, vì vậy khi chúng mất đi, tất cả mọi thứ cảm thấy dường như vô nghĩa và trống vắng.
Tôi muốn giải thích nó theo cách này: Gần đây tôi có đến viếng thăm ông Ku, một Thiền sinh rất năng động mãnh liệt của tôi. Ông đã bảy mươi tuổi, từ Hàn Quốc đến Mỹ thăm con gái của mình. Tất cả chúng tôi cùng đi trên chiếc ô tô đến Plymouth Rock, miền Đông bắc Hoa Kỳ, bởi vì ông Ku muốn nhìn thấy nơi khai sanh nước Mỹ đầu tiên. Sau đó tất cả chúng tôi đã có bữa ăn tối và đến ngồi bên bờ Đại tây dương. Tôi hỏi ông: "Thưa cụ, Cụ là một Phật tử, cũng là một Thiền sinh tuyệt vời. Cụ đã nhận ra điều gì từ cuộc sống này? "
–Không có gì. Ông đáp.
Ông Ku là chủ tịch của một doanh nghiệp rất thành công tại Hàn Quốc. Ông sống trong ngôi nhà sang trọng và đẹp nhất ở thủ đô Seoul, Nam Hàn. Một số người con của ông đã định cư ở Mỹ, và một số ở Hàn Quốc. Em trai của ông sở hữu một công ty thực phẩm nổi tiếng. Gia đình ông và các con cháu rất giàu có, thuộc hạng thượng lưu. Vì vậy, tôi nói với ông ta, con gái của cụ có một căn nhà đẹp; cô ấy thật là hạnh phúc nhỉ! Ông trả lời: “Tôi không biết. Nhà đẹp ư? Hạnh phúc ư? Là loại Hạnh phúc gì vậy? Tôi không biết." Sau đó, ông hỏi: "Thế nào là Chân hạnh phúc?”
Ông ấy đã hiểu thế nào là Chân hạnh phúc. Ông đã bảy mươi tuổi, và đã chứng kiến tất cả mọi việc xảy ra. Trong đời mình, tuy ông đã làm nhiều điều thiện, nhưng có rất nhiều điều đã xảy ra với ông ta. Phần lớn đã xuất hiện và biến mất trong cuộc sống của mình. Lên, xuống, xuống lên, lên xuống. Cuối cùng, ông cũng sẽ chết với hai bàn tay không. Nhưng khi tôi hỏi ông, "Cụ đã đạt được điều gì?" Ông nói, "Không có gì."
"Không có gì” là gì? Hiểu rõ “không có gì” không phải là điều tương tự như chứng đắc hay đạt được “không có gì”. Nếu bạn chỉ hiểu “không có gì”, bạn vẫn còn có một vấn đề. Nếu bạn hiểu “không có gì”, sau đó bạn cảm thấy cuộc sống của bạn giống như một đám mây, như ánh chớp, như sương rơi. Tất cả mọi thứ đang thay đổi, đổi thay. Tất cả hình tướng luôn luôn sanh và diệt. Vì vậy, “Vạn pháp giai không”, cho nên cuộc sống của tôi chẳng có gì. Sắc tức là không, thì cuộc sống của tôi là không — không có gì! Nếu bạn chỉ hiểu điều này, chúng tôi cho bạn bị dính mắc với Không, bạn không thể có chức năng trong từng khoảnh khắc hiện tại cho những vấn đề khác. Đó là loại bệnh thần kinh, là trạng thái cực đoan, quá khích, chủ nghĩa hư vô. Điều này đã xảy ra cho nhiều người, nhiều nơi trên thế giới hiện nay.
Nhưng nếu bạn đạt đến không có gì, sau đó mọi thứ không có vấn đề. Nhà bạn là chính xác, tâm bạn là chính xác, hành động bạn là chính xác, tự tánh bạn là chính xác. Bởi vậy, nếu bạn đạt đến “Không có gì”, đó là không Sắc, không Không. Nhưng nếu bạn nói, “Không Sắc không Không”, thì điều này cũng là đang suy nghĩ; và nếu bạn nói “Không có gì” bạn không hiểu “không có gì”. Khi bạn đạt đến “không có gì” một cách chính xác, không có lời nói và chữ nghĩa. Như thế là gì? Sắc tức Sắc, Không tức Không. Các pháp Tức Như—Như thị.
Vậy thì nếu bạn được 70 tuổi, và có người nào đó hỏi bạn: bạn đã đạt tới cái gì? Bạn sẽ trẻ lời ra sao?
(Thiền sinh lấy tay đập xuống sàn nhà)
–Không dỡ. Nhưng nếu bạn không có tay thì bạn làm gì? Ha ha ha! Vậy tôi hỏi bạn, trước khi bạn sanh ra, bạn không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Bây giờ bạn có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Rồi khi bạn chết, cũng không còn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Cho nên cái mà bạn suy nghĩ và hành động đập xuống sàn chỉ là một trạng thái nhất thời, nó không phải Chân tánh. Vậy là gì? Sau đó, bạn là gì? Điều này rất quan trọng! Nếu trả lời bằng cách đập xuống sàn nhà, thực ra không xấu cũng không tốt. Nhưng nếu bạn không có thân này, thì bạn lấy gì để đập? Đập có nghĩa là sự tỏ ngộ về không. Hoặc là vạn pháp quy nhất. Nhưng nếu bạn đạt được Chân không, thì sau đó là gì? Hãy cẩn thận!
Vì vậy, sự hiểu biết về không, và cảm thấy trống không, cả hai đều không thể giúp ích cho cuộc sống của bạn. Nhưng nếu bạn quán chiếu thật sâu sắc bên trong “Ta là gì ?” Sau đó, bạn có thể đạt được Chân không, và giúp đỡ cho cả thế giới này. Hiểu không?
Thiền sinh cúi đầu làm lễ :
- Xin cảm ơn Sư phụ đã từ bi khai thị
Một ông Tăng vội vã lên núi gặp Thiền sư Sùng Sơn tại chùa Hoa Khê ở ngoại ô Thủ đô Seoul Nam Hàn thưa:
– Bạch Thầy, con đã đạt được Vô ngã. Con hoàn toàn tự do!
–Ồ! Ông đã đạt được Vô ngã ư?
–Dạ Vâng, con đã hoàn toàn đạt được Vô ngã! Ha ha ha!
–Thế thì, tôi hỏi ông, “Ai” đã đạt được Vô ngã?
Tăng đáp: "Dạ chính con đã đạt được Vô ngã".
Thiền sư lấy gậy thiền đánh ông ta khá mạnh.
–Ối cha đau quá!
Thiền sư nói: "Nếu ông đã hoàn toàn đạt được vô ngã, tại sao lại kêu đau?"
Tăng hoàn toàn bị mắc kẹt và không thể trả lời.
–Nếu ông hoàn toàn đạt được Vô ngã, sao ông lại có thể nói "tôi, con"? Và làm sao có thể nói "tự do"? Thậm chí ông còn mở miệng ư?
Tăng do dự trong giây lát. "Nhưng con ... .. Con ... .."
Sau đó, nhận ra sai lầm của mình, ông cúi đầu đãnh lễ Thiền sư thật sâu.
Ngài dạy:
–Ông phải khám phá chủ nhân thực sự của cái miệng này. Đừng tạo ra "cái Tôi", đừng tạo ra "Tự do", đừng tạo ra "Vô ngã”, không tạo ra bất cứ thứ gì.
Tạo Ra Sanh Tử
Sau buổi pháp thoại tại Trung tâm Thiền New Haven, một Thiền sinh hỏi Thiền sư Sùng Sơn:
–Liệu người ta phải đi qua nỗi đau của sanh tử để trải nghiệm “Tâm không” chăng?
Sư nói:
–Tôi hỏi bạn, bạn từ đâu đến đây? — từ sanh hay tử?
Thiền sinh trả lời: “Tất nhiên từ lúc sanh ra.”
Sư hỏi: “Từ khi sanh ư? Sanh là gì?”
Thiền sinh ngập ngừng trong giây lát, sau đó nói, "Ego". (Tự Ngã) và không trả lời.
Sư nâng tách nước của mình, rồi hỏi:
–Đây là tách nước phải không? Thí dụ bây giờ nhiệt độ của nó có thể là 65 độ F. Nếu bạn giảm nhiệt độ xuống 20 độ, tách nước này có thể trở thành nước đá. Nếu bạn tăng lên 212 độ, nó sẽ bốc thành hơi. Bạn thấy nước, nhưng khi nhiệt độ thay đổi, từ xuất hiện đến biến mất của nó, xuất hiện và biến mất. Nước đóng thành băng, băng tiêu ra nước một lần nữa, rồi nước bốc thành hơi. Đó là sự thay đổi hình thức. Nhưng bản thể của H2O không sanh, không diệt, chỉ thay đổi hình thức. Nước, nước đá, và hơi nước chỉ là tên gọi và hình thức. Tên gọi và hình thức luôn luôn thay đổi, nhưng H2O không thay đổi. Nếu bạn hiểu được nhiệt độ, bạn có thể hiểu được hình thức.
Vì vậy, khi bạn hỏi về cái chết. Bạn phải biết “Con người thật” (Chân ngã) của bạn là gì? Đây là cơ thể của bạn gồm có đầu mình và tay chân. Cơ thể của bạn có sanh, có tử. Nhưng con người thật của bạn không sanh, không tử. Bạn nghĩ, "Thân này là tôi. Đây là những gì tôi có.” Như vậy không đúng. Nó chỉ là một hình thể, không phải thực sự là “bạn”. Vì vậy, suy nghĩ cho cái "tôi" hoặc "trải qua cái chết'—đây là điên; bạn phải tỉnh thức!
Nước, băng đá, và hơi nước là H2O, nhưng nếu bạn dính mắc với nước rồi nước trở thành băng đá, sau đó bạn sẽ nói nước biến mất rồi. Vì vậy, nó phải bị “chết!" Nhưng tăng nhiệt độ, và sự bùng nổ! Nước lại được "sinh ra" một lần nữa! Nếu bạn tiếp tục tăng nhiệt độ, nước sẽ biến mất và bốc thành hơi. Vì vậy, nước phải 'chết' một lần nữa!
Không nên dính mắc với ‘nước.’ Đây chỉ là danh xưng và sắc tướng. Danh và sắc ban đầu vốn rỗng không; chúng luôn luôn thay đổi, thay đổi, thay đổi. Danh và sắc được tạo ra bằng tư duy suy tưởng. Nước không bao giờ nói, "Tôi là nước." Mặt trời không bao giờ nói: "Tôi là mặt trời." Mặt trăng chưa từng nói: "Tôi là mặt trăng." Con người đặt tên cho đó là "mặt trời" và "mặt trăng". Vì vậy, bạn thấy, danh và sắc vốn rỗng không—chúng không có tự tánh. Chúng do suy tưởng mà ra. Sống và chết cũng như thế.
Nếu bạn đang dính mắc với danh và sắc, bạn không thể hiểu H2O. Bạn không hiểu H2O cho nên bạn thể nghiệm không chính xác khi sử dụng nước, băng đá và hơi nước. Dính mắc đến danh và sắc có nghĩa là dính mắc đến sự xuất hiện hình tướng bên ngoài. Kinh Kim Cương nói: "Nếu bạn ‘thấy’ tất cả tướng chẳng phải tướng, ‘tánh thấy’ này là Như lai." Đó là điểm giống nhau. Vì vậy, trước tiên bạn phải cắt đứt mọi suy nghĩ, tức thì tâm của bạn sẽ trở nên hoàn toàn trống rỗng. Sau đó, bạn có thể cảm nhận được sự thật, gọi là Chính–như–vậy ( Just–like–this).
Đó là sự khám phá chức năng đúng của nước, chức năng đúng của băng đá, và chức năng đúng của hơi nước. Sự thật ‘Chính–như–vậy’, rất dễ dàng. Sau đó, Chân ngã của bạn có thể hoạt động một cách chính xác để phụng sự tất cả chúng sanh trong từng khoảnh khắc. Và đó là chức năng chính xác của sanh và tử.
Thiền sinh cúi đầu đãnh lễ thật sâu và nói: "Con xin đa tạ thầy đã Từ bi khai thị.
Trích: Muốn tỏ ngộ là một sai lầm lớn
Tác giả: Thiền sư Sùng Sơn
Dịch giả: Thích Giác Nguyên
Theo Thư Viện Hoa Sen