DHAMMACAKKAPPAVATTANA SUTTA
UYYOJANA GĀTHĀ
Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ, Isipatananāmake
Migadāye Dhammavaraṃ, yaṃ taṃ NibbānaPāpakaṃ
Sahampatināmakena, Mahābrahmena yācito
Catusaccaṃ pakāsento, lokanātho adesayi
Nanditaṃ sabba devehi, sabbasampattisādhakaṃ
Maggaphalasukhatthāya, Dhammacakkaṃ bhanāma he!
Dịch nghĩa:
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Kệ khai kinh
Do vị Đại Phạm Thiên tên là Sahampati Thỉnh cầu, Đức Phật đã thuyết pháp caothượng, giảng giải về Tứ Thánh Đế – pháp dẫn đến sự Chứng ngộ Niết-bàn. Đức Phật thuyết bài kinh này tại vườn nai Isipatana (trước đây là nơi Chư Phật Độc Giác thường ngự xuống) cho nhóm năm tỳ khưu (gồm các ngài Koṇḍañña, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji). Tất cả Chư Thiên, Phạm Thiên vô cùng hoan hỷ. Bài kinh này đem lại nhiều thành tựu cho thế gian và siêu thế giới.
Kính bạch Chư hiền giả, vì muốn đem lại lợi ích và sự Chứng ngộ đạo quả cho tất cả chúng sanh, nay chúng tôi sẽ tụng bài kinh Chuyển Pháp Luân ấy.
Ngữ vựng:
Bhikkhu: tỳ khưu
Vaggi: nhóm
Isi: đạo sĩ, Độc Giác Phật
Patana (patati): ngự xuống, rơi xuống
Isipatana: nơi các vị Độc Giác Phật ngự xuống
Miga: con nai
Dāya: rừng vườn, sự cho tặng
Migadāya: rừng nai (lộc uyển)
Dhamma: pháp, bài kinh
Vara: cao thượng
Yaṃ: đại từ, thay Dhammacakkaṃ
Pāpaka: xấu ác, dẫn đến (nghĩa trong bài)
Sahampati: tên của vị Đại Phạm Thiên
Namaka: tên là
Mahābrahma: Đại Phạm Thiên
Yācita(yācati): thỉnh mời
Catusacca: Tứ đế
Pakāseti: chứng minh, giảng giải
Loka: thế giới, đời
Nātha: nơi nương nhờ, người bảo hộ
Lokanātha: Đức Phật
Adesayi (deseti): thuyết giảng
Nandita (nandati): hoan hỷ
Deva: Chư Thiên
Sampatti: sự an vui, sự thành tựu, giác ngộ
Sādhaka: hiệu lực, hoàn thành
Atthāya: vì lý do
Bhanāma(bhanati): (chúng tôi) tụng
He: này các hiền giả
***
1. Evaṃ me sutaṃ—ekaṃ samayaṃ Bhagavā Bārāṇasiyaṃ viharati Isipatane migadāye. Tatra kho Bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi.
Dveme bhikkhave antā pabbajitena na sevitabbā. Katame dve?
Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo, hīno, gammo, pothujjaniko, anariyo, anatthasaṃhito.
Yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho, anariyo, anatthasaṃhito.
Ete kho bhikkhave ubho ante anupagamma majjhimā paṭippadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhu-karaṇī ñāṇa-karaṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
Dịch nghĩa:
Con (là Ānanda) được nghe (bài kinh Chuyển Pháp Luân) như vậy:
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại vườn nai Isipatana gần thành Bārāṇasi. Lúc ấy Đức Thế Tôn gọi nhóm năm tỳ khưu:
Này các tỳ khưu, có hai pháp cực đoan mà người xuất gia không hành theo.
Hai pháp ấy như thế nào?
Một là việc thường thụ hưởng các dục lạc trong ngũ trần, là pháp thấp hèn của người tại gia, phàm phu, không phải của bậc Thánh, không có sự lợi ích an vui nào.
Hai là tự ép xác khổ hạnh, làm khổ thân tâm, không phải là pháp của bậc Thánh, không đem lại sự lợi ích an vui nào.
Này các tỳ khưu! Nhờ hành theo trung đạo, không Thiên về hai cực đoan ấy, mà Như Lai đã giác ngộ Tứ Thánh Đế, làm cho tuệ nhãn phát sanh, làm cho trí tuệ phát sinh, dẫn đến sự vắng lặng mọi phiền não, dẫn đến thắng trí, dẫn đến Niết-bàn.
Ngữ vựng:
Evaṃ: như vậy
Me: bởi tôi, của tôi
Suta: sự nghe
Samaya: lần, thuở
Eka: một
Samaya: lần thuở
Tatra kho: khi ấy
Pañcavaggiye bhikkhū: nhóm 5 tỳ khưu
Āmantesi(āmanteti): gọi
Dve: hai
Ime: này
Dveme = dve + ime
Anta: cực đoan
Pabbajita: người xuất gia
Sevitabba (sevati): gần gũi, thân cận, thực hành
Katama: như thế nào
Kāmesu: trong các đối tượng ưa thích
Kāmasukhallika: tham muốn dục lạc
Anuyoga: đi theo, trói buộc, thường hành
Hīna: thấp hèn
Gamma: thuộc về phàm phu, tại gia
Pothujjanika: nặng phiền não, đam mê ngũ dục
Anariya: không phải bậc thánh
Anatthasaṃhita: không có lợi ích
Atta: tự ngã, thân và tâm (nghĩa trong bài)
Kilamatha: khổ hạnh, mệt mỏi, vất vả
Dukkha: khổ
Ubha: cả hai
Anupagamma (ana+upagacchati): không thiên về, không đến gần
Tathāgata: Như Lai
Abhisambuddhā: tự mình Chứng ngộ
Cakkhu-karaṇī: làm cho tuệ nhãn phát sinh
Nāṇa-karaṇī: làm cho trí tuệ phát sinh
Upasama: sự vắng lặng (hữu dư Niết bàn)
Abhiññā: trí tuệ siêu việt
Saṃbodha: giác ngộ
Saṃvattati: dẫn đến
Nibbāna: vô dư Niết bàn
***
2. Katamā ca sā bhikkhave majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhu-karaṇī ñāṇa-karaṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati?
Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathidaṃ?
Sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi.
Ayaṃ kho sā bhikkhave majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhu-karaṇī ñāṇa-karaṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
Ngữ vựng:
Katama: như thế nào
Sā: này
Ayameva (ayaṃ+eva): chỉ có đây
Ariya-magga: Thánh đạo
Aṭṭhaṅgika: hợp đủ 8 chi
Seyyathidaṃ: như thế nào, như sau
Sammāditṭṭhi: chánh kiến
Sammāsaṅkappa: chánh tư duy
Sammāvācā: chánh ngữ
Sammākammanta: chánh nghiệp
Sammā-ājīva: chánh mạng
Sammāvājāma: chánh tinh tấn
Sammāsati: chánh niệm
Sammāsamādhi: chánh định
Majjhimā paṭipadā : pháp hành trung đạo
Dịch nghĩa:
Này Chư tỳ khưu, thế nào là pháp hành trung đạo mà Như Lai đã thực hành để giác ngộ Tứ Thánh Đế làm cho tuệ nhãn phát sinh, làm cho trí tuệ phát sinh, dẫn đến sự vắng lặng mọi phiền não, dẫn đến thắng trí, dẫn đến Niết-bàn?
Pháp hành trung đạo đó chính là Thánh đạo hợp đủ 8 chi cao thượng là chánh kiến, chánh tư duy, chánh Ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
***
3. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhaṃ ariyasaccaṃ, jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkhā, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yaṃ picchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā pi dukkhā.
Dịch nghĩa:
Này Chư tỳ khưu, Khổ thánh đế là:
-Tái sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ và chết là khổ.
-Phải sống chung với người không thương yêu hay gặp cảnh trái ý nghịch lòng là khổ.
-Phải xa lìa người thương yêu hay mất cảnh vừa lòng là khổ.
-Cầu mong (đừng có sanh, già, bệnh, chết...) mà không được như ý cũng là khổ
Tóm lại chấp thủ ngũ uẩn là khổ.
Ngữ vựng:
Jāti: sự tái sanh
Jarā: sự già
Byādhi: bệnh
Maraṇa: sự chết
Piya: yêu thương, vừa lòng
Appiya (a+piya): không vừa lòng
Sampayoga: gần gũi, tiếp xúc
Vippayoga: xa lìa, mất đi
Icchaṃ: mong mỏi
Saṅkhittena: tóm lại
PañcuPādānakkhandhā: chấp thủ ngũ uẩn
4. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ, yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandīrāga-sahagatā tatra tar’ābhinandinī. Seyyathidaṃ, kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā.
Dịch nghĩa:
Này Chư tỳ khưu, nhân sanh khổ thánh đế này chính là tâm tham ái, là nhân dẫn dắt tái sanh, hợp với tham muốn, thoả thích, có trạng thái thường say đắm hoan lạc trong kiếp sống hay trong các đối tượng. Nhân sanh khổ thánh đế ấy là:
-Dục ái (tham đắm trong 6 cảnh trần)
-Hữu ái (tham đắm trong 6 cảnh trần hợp với thường kiến, hoặc tham ái trong thiền hữu sắc, thiền vô sắc, cõi trời hữu sắc, vô sắc)
-Phi hữu ái (tham đắm trong 6 cảnh trần hợp với đoạn kiến, hoặc tham ái trong thiền vô sắc, cõi trời vô sắc).
5. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ,
yo tassāyeva taṇhāya asesavirāga-nirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.
Dịch nghĩa:
Này chư tỳ khưu, Diệt khổ thánh đế này chính là Niết-bàn, là nơi diệt tận nhân sanh khổ, diệt tận khổ, nơi diệt tận tâm tham ái không còn dư sót, nơi xả ly ngũ uẩn, nơi từ bỏ ngũ uẩn, nơi giải thoát khổ, nơi không còn có gì để luyến ái, dính mắc nữa.
Niết-bàn ấy là sự thật mà bậc thánh nhân đã chứng ngộ, còn gọi là Diệt thánh đế.
Ngữ vựng:
Dukkhanirodha: sự tận diệt khổ
Tassāyeva (tassa+eva): chính cái đó
Asesa: tất cả
Virāga: ly ái
Cāga: sự xả bỏ
Paṭinissagga: sự từ bỏ
Mutti: giải thoát
Anālaya: không còn dính mắc
6. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkha nirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ.
Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathidam, sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi.
Dịch nghĩa:
Này chư tỳ khưu, pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn, nơi diệt khổ thánh đế này, chính là thánh đạo hợp đủ 8 chi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Bát chánh đạo ấy là sự thật mà bậc thánh nhân đã chứng ngộ, còn gọi là Đạo thánh đế.
Ngữ vựng:
Gāminī: dẫn đến7. Idaṃ dukkhaṃ ariyasaccan’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ. udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Taṃ kho pan’idaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyan’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Taṃ kho pan’idaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātan'ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Ngữ vựng:
Ti = iti: là rằng
Pubbe: trước đây
Ananussuta: chưa từng nghe, chưa từng biết
Cakkhu = paññācakkhu: tuệ nhãn
Udapādi (udapajjati): đã phát sanh
Ñāṇa: trí tuệ (thấy rõ khổ thánh đế)
Paññā: trí tuệ (có tính phân tích)
Vijjā: tuệ minh
Āloka: ánh sáng (của trí tuệ)
Me: đến với ta (Như Lai)
Pariññeyya: nên biết
Pariññāta: đã được biết
Dịch nghĩa:
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ Khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ khổ sanh, khổ già.v.v...) đã phát sanh, tuệ minh đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh tất cả các pháp sanh trong tam giới (ngoại trừ tham ái), gọi là khổ thánh đế”.
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ khổ sanh, khổ già v.v...) đã phát sanh, tuệ minh đã phát sanh, áng sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh tất cả các pháp sanh trong tam giới, khổ thánh đế ấy là pháp cần phải biết rõ bằng trí tuệ”.
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ khổ sanh, khổ già v.v...) đã phát sanh, tuệ minh đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh tất cả các pháp sanh trong tam giới, khổ thánh đế ấy, là pháp cần phải biết, thì đã được biết rõ bằng Thánh đạo tuệ.
***
8. Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccan’ ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Taṃ kho pan’idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Taṃ kho pan’idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīnan’ti me bhikkhave pubbe ananusstesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Ngữ vựng:
Pahātabba: cần phải diệt tận
Pahīna: đã được diệt tận
Dịch nghĩa:
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ tham ái là nhân sanh khổ đế) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ 108 loại tham ái) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt mọi nhân sanh khổ thánh đế) đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh 3 loại tham ái gọi là nhân sanh khổ thánh đế, còn gọi là Tập Thánh Đế”.
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ tham ái là nhân sanh khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ thực tánh ba loại tham ái) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ 108 loại tham ái) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt mọi nhân sanh khổ thánh đế) đã phát sanh ánh sánh trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai, trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh 3 loại tham ái gọi là nhân sanh khổ thánh đế ấy, là pháp cần phải diệt bằng Thánh đạo tuệ”.
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ tham ái là nhân sanh khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ thực tánh ba loại tham ái) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ 108 loại tham ái) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt mọi nhân sanh khổ thánh đế) đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh 3 loại tham ái gọi là nhân sanh khổ thánh đế ấy là pháp cần phải diệt tận thì đã được diệt tận bằng Thánh đạo tuệ rồi”.
***
9. Idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccan’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Taṃ kho pan’idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabban’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Taṃ kho pan’idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātan’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Ngữ vựng:
Sacchikātabba: cần phải chứng ngộ
Sacchikata: đã được chứng ngộ
Dịch nghĩa:
Này Chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ Niết-bàn là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ (thấy rõ Niết-bàn là nơi an vui tuyệt đối) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ 2 loại Niết-bàn, 3 loại Niết-bàn) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt Niết-bàn là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh Niết bàn ấy gọi là nơi diệt khổ Thánh đế, còn gọi là Diệt Thánh đế”.
Này Chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ Niết-bàn là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ (thấy rõ Niết-bàn là nơi an vui tuyệt đối) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ 2 loại Niết-bàn, 3 loại Niết-bàn) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt Niết-bàn là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh Niết bàn là nơi diệt khổ Thánh đế ấy, là pháp cần phải chứng ngộ bằng thánh đạo tuệ.
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ Niết-bàn là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ (thấy rõ Niết-bàn là nơi an vui tuyệt đối) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ 2 loại Niết-bàn, 3 loại Niết-bàn) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt Niết-bàn là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám khổ thánh đế) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh Niết bàn là nơi diệt khổ Thánh đế ấy, là pháp cần phải chứng ngộ thì đã được chứng ngộ bằng Thánh đạo tuệ rồi.
***
10. Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccan’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇam udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Taṃ kho pan’idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabban’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Taṃ kho pan’idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitan’ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapPādi, ñāṇam udapādi, paịnā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
Ngữ vựng:
Bhāvetabba (bhāveti): cần phải tiến hành
Bhāvita: đã được tiến hành
Dịch nghĩa:
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ Bát chánh đạo là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn, là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ (thấy rõ thực tánh Bát chánh đạo) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ mỗi chi trong Bát chánh đạo) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt Bát chánh đạo) đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám Bát chánh đạo) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh Thánh đạo hợp đủ 8 chi là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn, nơi diệt khổ thánh đế, còn gọi là Đạo thánh đế”.
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ Bát chánh đạo là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn, là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ (thấy rõ thực tánh Bát chánh đạo) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ moãi chi trong Bát chánh đạo) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt Bát chánh đạo) đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám Bát chánh đạo) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh Thánh đạo hợp đủ 8 chi là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn, nơi diệt khổ thánh đế ấy, là pháp cần phải tiến hành”.
Này chư tỳ khưu, tuệ nhãn (thấy rõ Bát chánh đạo là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn, là nơi diệt khổ thánh đế) đã phát sanh, trí tuệ thiền tuệ (thấy rõ thực tánh Bát chánh đạo) đã phát sanh, trí tuệ (thấy rõ mỗi chi trong Bát chánh đạo) đã phát sanh, tuệ minh (thấu suốt Bát chánh đạo) đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ (diệt màn vô minh che ám Bát chánh đạo) đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
“Thực tánh Thánh đạo hợp đủ 8 chi là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn, nơi diệt khổ thánh đế ấy, là pháp cấn phải tiến hành, thì đã được tiến hành rồi.”
***
11.Yāvakīvañca me bhikkhave imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ Tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāv’āhaṃ bhikkhave sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrahmaÓiyā pajāya devamanussāya “anuttanaṃ sammā-sambodhiÑ abhisambuddho” ti paccaññāsiṃ.
Ngữ vựng:
Yāvakīva: cho đến khi nào
Tiparivaṭṭaṃ: 3 lần chuyển, tam luân
Dvādasākāra: 12 thể loại (trí tuệ)
Yathābhūta: đúng theo thực tánh của pháp
Ñāṇadassana: tri kiến
Suvisuddha: hoàn toàn trong sáng thanh tịnh
Na ahosi: chưa phát sanh
Neva: không bao giờ
Tāvāhaṃ (tāva+ahaṃ): cho đến khi Như Lai
Devaka: Chư Thiên ở 5 cõi trời dục giới
Loka: thế gian
Māraka: Tha hóa tự Thiên
Brahmaka: 20 tầng trời Phạm Thiên
Sassamaṇabrahmaniyā: cùng với sa-môn, bà-la-môn
Pajā: tất cả chúng sanh
Devamanussa: Chư Thiên cùng nhân loại
Anuttara: vô thượng
Sammāsambodhi: Chánh Đẳng chánh giác
Abhisambuddho: Chứng đắc
Paccaññāsiṃ: tuyên bố
Dịch nghĩa:
Này Chư tỳ khưu, khi nào trí tuệ, thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp một cách hoàn toàn trong sáng thanh tịnh theo 3 bậc tuệ luân (trí tuệ học, trí tuệ hành, trí tuệ thành) trong Tứ Thánh đế thành 12 thể loại trí tuệ chưa phát sanh đến với Như Lai, này Chư tỳ khưu, khi ấy Như Lai chưa tuyên bố rằng: “Như Lai đã Chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” trong hàng sa-môn, bà-la-môn, nhân loại, chư Thiên, ma vương, và Phạm Thiên cả thảy.
***
12. Yato ca kho me bhikkhave imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ Tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, ath’āhaṃ bhikkhave sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya devamanussāya “anuttaraṃ sammā sambodhiṃ abhisambuddho” ti paccaññāsiṃ.
Ñaṇañca pana me dassanaṃ udapādi "akuppā me vimutti, ayam'antimā jāti, natthi'dāni punabbhavoti".
Ngữ vựng:
Yato: khi nào
Athāhaṃ (atha+ahaṃ): khi ấy Như Lai...
Ñāṇa: trí tuệ (quán xét 4 thánh đạo và 4 thánh quả)
Akuppa: không bao giờ hư hoại
Vimutti: giải thóat (A-la-hán quả)
Ayaṃ jāti: kiếp này
Antima: cuối cùng
N’atthi: không còn
Idāni: ngay trong kiếp này
Punabbhavoti: tái sanh
Dịch nghĩa:
Này chư tỳ khưu, khi nào trí tuệ, thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp một cách hoàn toàn trong sáng thanh tịnh theo 3 bậc tuệ luân (trí tuệ học, trí tuệ hành, trí tuệ thành) trong tứ Thánh đế thành 12 thể loại trí tuệ đã phát sanh đến với Như Lai, này chư tỳ khưu, khi ấy Như Lai mới mạnh dạn tuyên bố rằng: “Như Lai đã chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” trong hàng sa môn, bà-la-môn, nhân loại, chư Thiên, ma vương, và Phạm Thiên cả thảy.
Tuệ tri kiến quán xét thấy rõ biết rõ A-la-hán thánh đạo thánh quả đã phát sanh đến với Như Lai. Sự giải thoát ra khỏi tất cả mọi phiền não của Như Lai không bao giờ hư mất. Kiếp này là kiếp chót, Như Lai không còn tái sanh trở lại kiếp nào nữa.
***
13. Idam’avoca Bhagavā attamanā pañcavaggiyā bhikkhū Bhagavato bhāsitaṃ abhinandun’ti.
Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato Koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi “yaṃ kiñci samudayadhammaṃ sabbantaṃ nirodhadhamman” ti.
Ngữ vựng:
Idaṃ = idaṃ vācānaṃ: những lời này
Avoca: đã thuyết
Attamana: hoan hỷ
Bhagavato: của Đức Thế Tôn
Bhāsita: lời giáo huấn
Abhinandati: hoan hỷ tán dương
Veyyākaraṇa: bài pháp thoại
Bhaññamāna: đang thuyết giảng
Āyasmā: Đại đức
Viraja: thoát khỏi bụi nhơ (của thường kiến)
Vītamāla: không còn bụi nhơ (của đoạn kiến)
Dhammacakkhu: pháp nhãn
Yaṃ kiñci: pháp hành nào
Samudayadhamma: có trạng thái sanh
Nirodhadhamma: có trạng thái diệt
Dịch nghĩa:
Đức Thế Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân này xong, nhóm 5 tỳ khưu vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của ngài. Trong khi bài pháp thoại được tuyên giảng thì pháp nhãn (chứng ngộ Tứ Thánh Đế), tâm không còn bụi nhơ bởi phiền não thường kiến, không còn ô nhiễm bởi đoạn kiến, đã phát sanh đến ngài Đại Đức Koṇḍañña. Ngài biết rõ ràng chắc chắn rằng: “Bất cứ pháp hành nào có trạng thái sanh, tất cả các pháp hành ấy đều có trạng thái diệt”.
***
14. Pavattite ca pana Bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmuna vā kenaci vā lokasmin’ti.”
Bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Cātummahārājikā devā sadda-manussāvesuṃ...
Cātummahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Tāvatiṃsā devā saddamanussāvesuṃ...
Tāvatiṃsānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Yāmā devā sadda-manussāvesuṃ ...
Yāmānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Tusitā devā sadda-manussāvesuṃ...
Tusitānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Nimmānaratī devā sadda-manussāvesuṃ...
Nimmānaratīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Paranimmitavasavattī devā saddamanussāvesuṃ...
Paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brahmanena vā devena vā mārena vā brahmuna vā kenaci vā lokasmin’ti.
Itiha tena khaṇena tena layena tena muhuttena yāva brahmalokā saddo abbuggacchi ayañca dasasahassī lokadhātu saṅkampi sampakampi sampavedhi.
Appamāṇo ca uḷāro obhāso loke Pāturahosi atikkamma devānaṃ devanubhāvanti.
Atha kho Bhagavā imaṃ udānaṃ udānesi “Aññāsi vata bho Koṇḍañño, aññāsi vata bho Koṇḍañño” ti.
Itihidaṃ āyasmato Koṇḍaññassa 'Aññāsi Koṇḍañño' tveva nāmaṃ ahosī’ti.
Dịch Nghĩa:
Khi Đức Thế Tôn thuyết giảng kinh Chuyển Pháp Luân vừa xong, chư thiên trên địa cầu đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
“Đức Thế Tôn thuyết Chuyển Pháp Luân Vô Thượng tại vườn nai Isipatana gần thành Bārāṇasī, chưa từng có sa-môn, hay bà-la-môn, hay chư thiên, ma vương, phạm thiên, hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết chuyển pháp luân như vậy được”.
Chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương được nghe lời tán dương ca tụng của chư thiên ở địa cầu cũng đồng thanh tán dương ca tụng như trên.
Chư thiên ở cõi Tam Thập Tam Thiên được nghe lời tán dương ca tụng của chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên vương cũng đồng thanh tán dương ca tụng như trên.
Chư thiên ở cõi Dạ Ma Thiên được nghe lời tán dương ca tụng của chư thiên ở cõi Tam Thập Tam Thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng như trên.
Chư thiên ở cõi Đâu Xuất Thiên được nghe lời tán dương ca tụng của chư thiên ở cõi Dạ Ma Thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng như trên.
Chư thiên ở cõi Hoá Lạc Thiên được nghe lời tán dương ca tụng của chư thiên ở cõi Đâu Xuất Thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng như trên.
Chư thiên ở cõi Tha Hoá Tự Tại Thiên được nghe lời tán dương ca tụng của chư thiên ở Hoá Lạc Thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng như trên.
Chư thiên ở cõi Phạm Thiên được nghe lời tán dương ca tụng của chư thiên ở cõi Tha Hoá Tự Tại Thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
“Đức thế tôn thuyết chuyển pháp luân vô thượng tại vườn nai Isipatana gần thành Bārāṇasī, chưa từng có sa-môn, hay bà-la-môn, hay chư thiên, ma vương, phạm thiên, hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết chuyển pháp luân như vậy được”.
Ngay sát na ấy, ngay lúc ấy, ngay khoảnh khắc ấy, lời tán dương ca tụng thấu lên đến cõi trời Sắc Giới Phạm Thiên cao nhất là Sắc Cứu Cánh Thiên. mười ngàn thế giới đều rung chuyển, rúng động, rung rinh. Ánh sáng hào quang của Đức Chánh Đẳng Chánh Giác tỏa rộng vô biên cùng khắp thế giới, hơn hẳn tất cả oai lực của chư thiên phạm thiên cả thảy.
Ngữ vựng:
Pavattite: khi đang thuyết giảng
Bhagavatā: bởi Đức Thế Tôn
Bhummā Devā: chư thiên ở trên địa cầu
Saddamanussaveti: tán dương, ca tụng
Pavattita: (thuyết) chuyển
Appaṭivattiya: không được thuyết chuyển
Kenaci: bất cứ người nào
Cātummahārājikā Devā: Chư Thiên ở cõi Tứ Thiên Vương
Tāvatiṃsā Devā: Chư Thiên ở cõi Tam Thập Tam Thiên
Yāmā Devā: Chư Thiên ở cõi trời Dạ Ma
Tusitā Devā: Chư Thiên ở cõi trời Đâu Suất
Nimmānaratī Devā: Chư Thiên ở cõi trời Hoá Lạc
Paranimmitavasavattī Devā: Chư Thiên ở cõi trời Tha HóaTự Tại
Brahmakāyikā Devā: Chư Thiên ở cõi Phạm Thiên
Tena Khaṇena: ngay trong sát na ấy
Tena Layena: ngay lúc ấy
Tena Muhuttena: ngay trong khoảnh khắc ấy
Yāva: cho đến
Abbhuggacchati: vang dội đến
Dasasahassī: 10 000
Lokadhātu: thế giới
Saṅkampati: rung chuyển
Sampakampati: rúng động
Appamāṇa: vô lượng
Uḷāra: lớn rộng, cao cả
Obhāsa: ánh sáng, hào quang
Pāturahoti: hiện ra rõ ràng
Atikkamma: hơn hẳn
Devanubhāva: thần lực
Udāna: sự phát biểu
Udāneti: thoát lên
Aññati: chứng ngộ
Vata: quả thật
Bho: này bạn (cách nói thân mật)
Nāma: tên
***
15. Atha kho āyasmā Aññāsi Koṇḍañño diṭṭha-dhammo patta-dhammo vidita-dhammo pariyogḷha-dhammo tiṇṇa-vicikiccho vigata kathaṃ katho vesārajjapatto aparapaccayo satthu sāsane Bhagavantaṃ etadavoca: “Labheyy’āhaṃ bhante Bhagavato santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampadan” ti.
“Ehi bhikkhū” ti Bhagavā avoca “Svākkhāto dhammo cara brahmacariya sammā dukkhassa antakiriyāya” ti sāva tassa āyasmato upasampadā ahosi.
Dhammacakkappavattanasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
Dịch nghĩa:
Khi ấy Đại Đức Aññāsi Koṇḍañña đã phát sanh trí tuệ chứng ngộ Tứ Thánh Đế, đã đạt đến Tứ Thánh Đế, đã biết rõ Tứ Thánh Đế, đã thấu suốt Tứ Thánh Đế, nên đã diệt tận hoàn toàn mọi điều hoài nghi nơi Đức Phật và giáo pháp, ngoài Đức Phật ra không còn tin tưởng nơi người nào khác nữa.
Ngài Đại Đức Aññāsi Koṇḍañña bạch Đức Thế Tôn rằng:
“Kính bạch Đức Thế Tôn, kính xin Ngài từ bi cho con thọ giới tỳ khưu nương nhờ nơi Ngài”.
Đức Thế Tôn truyền lời dạy rằng:
“Này con, hãy đến với Như Lai, con trở thành tỳ khưu như con đã cầu xin. Giáo pháp cao thượng mà Như Lai đã khéo thuyết giảng, con hãy cố gắng thực hành để chấm dứt sự khổ sanh tử luân hồi”.
Chỉ với lời truyền dạy ấy của Đức Thế Tôn, ngài Aññāsi Koṇḍañña đã trở thành tỳ khưu (theo cách Ehibhikkhūpasampadā).
Chấm dứt bài kinh Chuyển Pháp Luân.
Ngữ vựng:
Diṭṭhadhamma: chứng ngộ Tứ Thánh Đế
Pattadhamma: đạt đến Tứ Thánh Đế
Viditadhamma: biết rõ Tứ Thánh Đế
Pariyogậhadhamma: thấu suốt Tứ Thánh Đế
Tiṇṇa: vượt ra, thoát ra, tận diệt
Vigata: thoát khỏi
Kathaṃ katho: thế này thế khác, hoài nghi
Vesārajja: sự tin tưởng, sự can đảm
Aparapaccaya: không dựa vào người khác
Satthu: bậc đạo sư
Sāsana: giáo pháp
Labheyy’āhaṃ: cho con được
Pabbajja: xuất gia
Upasampadā: sự thọ giới tỳ khưu
Ehi: hãy đến đây
Svākkhāta: được khéo thuyết giảng
Brahmacariya: phạm hạnh
Cara: hãy tiến hành
Dukkhassa antakiriya: chấm dứt khổ
Sāva = sā + eva
Niṭṭhita (niṭṭhati) : hoàn tất
Dhammacakkappavattana Sutta
(Pali - Enghlish)
evaṃ me sutaṃ, ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi —
Thus I heard. On one occasion the Blessed One was living at Benares in the Deer Park at Isipatana (the Resort of Seers). There he addressed the bhikkhus of the group of five.
“dveme, bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā. katame dve? yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito.
"Bhikkhus, these two extremes ought not to be cultivated by one gone forth from the house-life. What are the two? There is devotion to indulgence of pleasure in the objects of sensual desire, which is inferior, low, vulgar, ignoble, and leads to no good; and there is devotion to self-torment, which is painful, ignoble and leads to no good.
ete kho, bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati”.
"The middle way discovered by a Perfect One avoids both these extremes; it gives vision, it gives knowledge, and it leads to peace, to direct acquaintance, to discovery, to nibbana.
“katamā ca sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati? ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. ayaṃ kho sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
And what is that middle way? It is simply the noble eightfold path, that is to say, right view, right intention; right speech, right action, right livelihood; right effort, right mindfulness, right concentration. That is the middle way discovered by a Perfect One, which gives vision, which gives knowledge, and which leads to peace, to direct acquaintance, to discovery, to nibbana.
“idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ — jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ — saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.
"Suffering, as a noble truth, is this: Birth is suffering, aging is suffering, sickness is suffering, death is suffering, sorrow and lamentation, pain, grief and despair are suffering; association with the loathed is suffering, dissociation from the loved is suffering, not to get what one wants is suffering — in short, suffering is the five categories of clinging objects.
idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ — yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ — kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā.
"The origin of suffering, as a noble truth, is this: It is the craving that produces renewal of being accompanied by enjoyment and lust, and enjoying this and that; in other words, craving for sensual desires, craving for being, craving for non-being.
idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ — yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.
"Cessation of suffering, as a noble truth, is this: It is remainderless fading and ceasing, giving up, relinquishing, letting go and rejecting, of that same craving.
idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ — ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi … pe … sammāsamādhi.
"The way leading to cessation of suffering, as a noble truth, is this: It is simply the noble eightfold path, that is to say, right view, right intention; right speech, right action, right livelihood; right effort, right mindfulness, right concentration.
[we are here]
“‘idaṃ dukkhaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyan’ti me, bhikkhave, pubbe … pe … udapādi. ‘taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
"'Suffering, as a noble truth, is this.' Such was the vision, the knowledge, the understanding, the finding, the light, that arose in regard to ideas not heard by me before. 'This suffering, as a noble truth, can be diagnosed.' Such was the vision, the knowledge, the understanding, the finding, the light, that arose in regard to ideas not heard by me before. 'This suffering, as a noble truth, has been diagnosed.' Such was the vision, the knowledge, the understanding, the finding, the light, that arose in regard to ideas not heard by me before.
“‘idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban’ti me, bhikkhave, pubbe … pe … udapādi. ‘taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīnan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
"'The origin of suffering, as a noble truth, is this.' Such was the vision... 'This origin of suffering, as a noble truth, can be abandoned.' Such was the vision... 'This origin of suffering, as a noble truth, has been abandoned.' Such was the vision... in regard to ideas not heard by me before.
“‘idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabban’ti me, bhikkhave, pubbe … pe … udapādi. ‘taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikatan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
"'Cessation of suffering, as a noble truth, is this.' Such was the vision... 'This cessation of suffering, as a noble truth, can be verified.' Such was the vision... 'This cessation of suffering, as a noble truth, has been verified.' Such was the vision... in regard to ideas not heard by me before.
“‘idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabban’ti me, bhikkhave, pubbe … pe … udapādi. ‘taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
"'The way leading to cessation of suffering, as a noble truth, is this.' Such was the vision... 'This way leading to cessation of suffering, as a noble truth, can be developed.' Such was the vision... 'This way leading to the cessation of suffering, as a noble truth, has been developed.' Such was the vision... in regard to ideas not heard by me before.
“yāvakīvañca me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāvāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ .
"As long as my knowing and seeing how things are, was not quite purified in these twelve aspects, in these three phases of each of the four noble truths, I did not claim in the world with its gods, its Maras and high divinities, in this generation with its monks and brahmans, with its princes and men to have discovered the full awakening that is supreme.
“yato ca kho me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi — ‘akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthidāni punabbhavo’”ti.
But as soon as my knowing and seeing how things are, was quite purified in these twelve aspects, in these three phases of each of the four noble truths, then I claimed in the world with its gods, its Maras and high divinities, in this generation with its monks and brahmans, its princes and men to have discovered the full awakening that is supreme. Knowing and seeing arose in me thus: 'My heart's deliverance is unassailable. This is the last birth. Now there is no renewal of being.'"
idamavoca bhagavā. attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
That is what the Blessed One said. The bhikkhus of the group of five were glad, and they approved his words.
imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi — “yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamman”ti.
Now during this utterance, there arose in the venerable Kondañña the spotless, immaculate vision of the True Idea: "Whatever is subject to arising is all subject to cessation."
pavattite ca pana bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ — “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti. bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā cātumahārājikā devā saddamanussāvesuṃ — “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ, appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.
When the Wheel of Truth had thus been set rolling by the Blessed One the earthgods raised the cry: "At Benares, in the Deer Park at Isipatana, the matchless Wheel of truth has been set rolling by the Blessed One, not to be stopped by monk or divine or god or death-angel or high divinity or anyone in the world."
cātumahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tāvatiṃsā devā … pe … yāmā devā … pe … tusitā devā … pe … nimmānaratī devā … pe … paranimmitavasavattī devā … pe … brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ — “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.
On hearing the earth-gods' cry, all the gods in turn in the six paradises of the sensual sphere took up the cry till it reached beyond the Retinue of High Divinity in the sphere of pure form.
itiha tena khaṇena (tena layena) tena muhuttena yāva brahmalokā saddo abbhuggacchi. ayañca dasasahassilokadhātu saṅkampi sampakampi sampavedhi, appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pāturahosi atikkamma devānaṃ devānubhāvanti.
And so indeed in that hour, at that moment, the cry soared up to the World of High Divinity, and this ten-thousandfold world-element shook and rocked and quaked, and a great measureless radiance surpassing the very nature of the gods was displayed in the world.
atha kho bhagavā imaṃ udānaṃ udānesi — “aññāsi vata, bho, koṇḍañño, aññāsi vata, bho, koṇḍañño”ti! iti hidaṃ āyasmato koṇḍaññassa ‘aññāsikoṇḍañño’ tveva nāmaṃ ahosīti.
Then the Blessed One uttered the exclamation: "Kondañña knows! Kondañña knows!" and that is how that venerable one acquired the name, Añña-Kondañña — Kondañña who knows.