Bài này được viết để khảo sát về một số đoạn văn trong Kinh Tạng Pali có liên hệ tới âm nhạc, để thấy rằng âm nhạc khi sử dụng như một phương tiện hoằng pháp cũng được Đức Phật tán thán.
Đúng là trong luật nhà Phật đã cảnh giới về âm nhạc, đàn hát. Không chỉ với người xuất gia, mà cả với hàng cư sĩ. Thí dụ, Kinh Trường Bộ 31 (DN31) gồm những lời khuyên cho hàng cư sĩ tại gia, có đưa âm nhạc ca múa vào 6 điều nguy hiểm... (Bản Việt dịch của HT Thích Minh Châu: Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt - http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-139_5-50_6-1_17-26_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark)
Trong những ngày thọ Bát Quan Trai Giới cũng thế, giới tử phải đọc và thọ trì câu:
“Như chư Phật suốt đời không ca múa xướng hát và không đi xem nghe, chúng con... xin một ngày một đêm không ca múa xướng hát và không đi xem nghe.” (Bát Quan Trai Giới, HT Thích Trí Thủ - http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-10091_5-50_6-6_17-350_14-1_15-1/)
Những cảnh giới về đàn ca múa hát như thế có thể thấy trong cả Nam Tông, Bắc Tông và Kim Cang Thừa (Phật Giáo Tây Tạng). Đơn giản vì âm nhạc dễ làm say đắm và phóng tâm.
Nếu tâm không định tĩnh, tất nhiên không tu thiền được, tất nhiên không thể đắc trí huệ, và do vậy không thể giải thoát.
Cũng y hệt như các bậc ba mẹ thời nay thường khuyên học trò đừng xem truyền hình nhiều quá, cần để thì giờ học thi, luyện thi, không thì sẽ rớt. Thời nay thi rớt là những cơ hội tốt trong việc làm sẽ khó tìm. Nhưng vẫn không có bậc ba mẹ nào cắt đứt dây TV, vì cũng không phủ nhận được vai trò cần thiết của TV trong đời sống, và có khi sử dụng như một phương tiện giáo dục.
Đức Phật đưa ra các giới luật và lời khuyên là vì lòng từ bi, vì người tu hễ thi rớt là sẽ trôi lăn trong vòng sinh tử, khó có cơ hội tìm thoát. Trong đó, những hiểm nguy rình rập là nằm ngay ở các căn tiếp cận với đàn ca múa hát, và hạn chế là để ưu tiên điều tâm. Nhưng tận cùng, Đức Phật dạy điều cốt tủy, chỉ là giữ tâm cho an tĩnh để đạt trí tuệ giải thoát, để ly tham, ly sân, ly si.
Nhưng một điều cần thấy, Đức Phật bản thân cũng là một nghệ sĩ tuyệt vời. Ngài sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời. Để giải thích những điều khó nghĩ bàn, để dạy những giáo lý vi diệu, thường xuyên đọc những bài kệ (hay bài thơ tóm lược) bất khả tư nghì, và nhiều ngàn năm sau ngôn ngữ của Ngài, dù được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, vẫn mang sức mạnh của trí tuệ sâu thẳm.
Do vậy, chúng ta có thể tin rằng, với tâm hồn nhạy cảm và trí tuệ vi diệu, Đức Phật không thực sự cứng nhắc xem âm nhạc như một trở ngại, mà có khi còn là một phương tiện hoẳng pháp. Vì nói cho cùng, khi đọc Kinh Phật, chúng ta nhiều chỗ thấy nhạc trời được trình tấu để cúng dường, để tán thán công đức... Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, chư Thiên đã tới tụ hội, tấu nhạc, hương hoa cúng dường.
Nếu Đức Phật xem âm nhạc là trở lực, tất nhiên các kinh sẽ không muốn ghi lại các chi tiết đó.
Nhưng ai là người chép lại kinh điển? Thí dụ, nói rằng 500 vị a la hán tụ hội để ghi lại Kinh Phật, nhưng có lẽ quyết định ghi vào hay bỏ ra những sự kiện có khi chỉ là ý riêng của vài vị đaị tăng chủ tọa, như ý Ngài Ca Diếp hay Ngài A Nan. Cũng như trong các chùa ngày nay, cho dù đông cả trăm vị tăng, nhưng mọi chuyện có khi chỉ là chủ ý riêng của ngài Trụ Trì.
Một thực tế của đời này cần thấy: không có âm nhạc, sẽ không hoằng pháp thuận lợi. Bởi vì phương tiện hoằng pháp thời nay phần lớn là truyền hình, là phát thanh, là trang web, là các lễ hội đông người... không có ca nhạc múa hát là bất lợi vô cùng.
Có thể thấy, một ca khúc nếu gây được ý thức nơi người nghe về tính vô thường của vạn pháp chắc chắn có khi nằm sâu trong tiềm thức người nghe hơn các bài thuyết pháp đầy lý luận.
Trong một cơ duyên hầu chuyện Đại Đức Thích Đăng Châu (nguyên là nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo khi chưa xuất gia), tôi có hỏi rằng tại sao Thầy không sáng tác nhạc nữa. Thầy nói rằng Thầy thuộc dòng thiền Trúc Lâm (hệ thống của Thiền Sư Thích Thanh Từ) bảo thôi thì thôi. Tôi im lặng, không dám nói gì khác.
Trong một cơ duyên khác, được biết nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát trong nỗ lực thành lập Ca Đoàn Hương Thiền đang tuyển nhân sự, sáng tác, tập luyện hàng tuần ở Chùa Liên Hoa để hỗ trợ cho việc hoằng pháp ở hải ngoại, tôi đã hoan hỉ hết lời ca ngợi và tin rằng có thể đây sẽ là một phương tiện để dậy lên một phong trào tu học mới.
Có những lý do để tin rằng nghệ thuật có thể hỗ trợ cho việc hoằng pháp.
Tôi có một bà dì, nghĩa là em của mẹ. Dì làm công quả hàng tuần dưới bếp một ngôi chùa ở Santa Ana. Mỗi ngày dì tụng hai thời kinh sáng tối, và nghĩ như thế là đủ. Có khi, tôi nói dịu dàng với dì rằng như thế là chưa đủ, vì ai cũng phải tu nhiều kiếp, mà phải tu ngày đêm không để dính một niệm tham sân si nào mới được, cứ phải nhìn tâm như mèo rình chuột; những lúc như thế, dì lại kể về những chuyện dưới bếp các chùa Quận Cam, và rồi nhắc tới các chùa ngày xưa ở Việt Nam.
Dì đang sống trong căn chung cư người già của chính phủ Mỹ, đời sống tạm ổn. Vấn đề là, dì kể rằng, hễ rãnh rang là dì bật máy truyền hình lên, xem phim bộ Hàn Quốc. Đó cũng là một trái nghịch của nghiệp lực khác nhau. Trong khi tôi bật máy TV, là xem đàì CNN để theo dõi tin tức vì nghiệp của mình là quan sát những chuyển biến lớn của thế giới, của Hoa Kỳ... thì dì tôi chỉ xem phim bộ. Mỗi lần dì bảo tôi chở ra phố Bolsa thuê phim về, là lấy một lúc hai chục, hay ba chục băng đĩa để khỏi mất công ra nhiều lần.
Các phim bộ Hàn Quốc tất nhiên là nhạc hay, tài tử đẹp, cảnh thơ mộng, chuyện tình đẫm lệ và ngang trái. Như thế, mắt nhìn say sưa, tai nghe êm dịu, phê biết mấy... Tôi nghĩ, xem phim bộ miệt mài thì làm sao giải thoát được, nhiều phần là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đó cũng sẽ kéo mình về lại cõi trần gian này.
Tôi vẫn luôn luôn lo sợ rằng, có lúc nào trong khi dì đang say sưa xem phim và đột ngột đứng tim ra đi; có thể ngay khi đó, dì sẽ phải tái sanh về thành phố Seoul hay về một ngôi làng tuyết phủ ở Nam Hàn để xem tiếp các bộ phim nhiều tập bằng ngôn ngữ gốc, khỏi qua chuyển ngữ. Những lúc đó, tôi cũng suy nghĩ, phải chi có những bộ phim nào về Phật Pháp hay hơn phim bộ Hàn Quốc...
Nhu cầu sử dụng nghệ thuật để tiếp cận hoằng pháp đã được quan tâm từ nhiều thế kỷ rồi. Thí dụ, phương tiện của thơ, của nhạc, của kịch, của cải lương, của phim... Thơ thì xưa nhất là có Kinh Pháp Cú, rồi những vần Kệ Trưởng Lão; nghĩa là sử dụng nghệ thuật ngôn ngữ. Nhiều thế kỷ sau, có ngài Milarepa của Phật Giáo Tây Tạng đã soạn những vần thơ và ca khúc để hát; tiếc là thời này chưa có ký âm pháp để ghi lại các điệu nhạc do ngài hát cho dân làng. Về hội họa từ xưa đã có tượng Đức Phật, có tranh vẽ trên các vách đá, có mười tấm tranh chăn trâu của lộ trình Thập Mục Ngưu Đồ, và nhiều nữa.
Nhu cầu hoằng pháp ngày cảng khẩn thiết, dù chúng đang sống ở trong hay ngoài nước. Đặc biệt là trong thời Internet, khi các tôn giáo khác vào VN với phương tiện tiếp cận hùng hậu. Bạn có thể vào mạng Yahoo Việt Nam, một nơi đông người vào nhất tại VN, sẽ thấy trong phần Hỏi & Đáp tràn ngập các nhà truyền đạo của các tôn giáo khác.
Trong một vài lần thăm Sư Tinh Cần và Sư Huệ Tấn, hai vị sư Nam Tông mà tôi có cơ duyên thân cận tại Garden Grove, tôi phân tích rằng các tôn giáo khác đều chiêu mời tín đồ bằng thọ lạc. Nghĩa là, khi đi nhà thờ thì phụ nữ mặc áo đẹp, màu rực rỡ, trang điểm cẩn trọng, nam giới trang phục chỉnh tề; dàn nhạc thánh ca thì tuyệt vời, khi tín đồ cùng hát lên cũng sẽ gợi lên những cảm xúc êm dịu. Trong khi hát thánh ca, có khi họ đứng vói cao lên, và mắt nhìn ngước cao... nếu chúng ta niệm thân thường xuyên, sẽ thấy ngay những tư thế chuyển đổi bằng cách ngước cổ hát, vươn cao tay, nghe tiếng hát và tiếng đàn piano sẽ thấy thọ lạc và nhầm rằng đó là thần khải. Thực ra, họ chỉ cần đi bơi liên tục một tuần lễ, hay đi nghỉ mát nơi một vùng biển vắng chừng vài tuần cũng sẽ thấy thọ lạc... mà không cần cầu nguyện gì với ai.
Có một điểm để giản trạch rằng: tác phẩm nghệ thuật nào có thể giúp hoằng pháp, và tác phẩm nghệ thuật nào bất lợi cho việc hoắng pháp?
Cách đầu tiên có thể dựa vào để giản trạch, rằng tác phẩm nào nêu lên được ý nghĩa tánh Không, tánh vô ngã, tánh vô thường của vạn pháp đều là phương tiện cần thiết để hoằng pháp.
Đức Phật có lần cảnh giác, rằng giáo lý cao diệu về Tánh Không của Đức Phật sẽ tới một thời bị ngay cả các nhà sư bỏ rơi để chạy theo các tác phẩm nghệ thuật êm tai, chải chuốt.
Kinh “Ani Sutta: The Peg” trong Tương Ưng Bộ Kinh 20.7, bản Anh dịch của ngài Thanissaro Bhikkhu, trích như sau:
"... in the course of the future there will be monks who won't listen when discourses that are words of the Tathagata — deep, deep in their meaning, transcendent, connected with emptiness — are being recited. They won't lend ear, won't set their hearts on knowing them, won't regard these teachings as worth grasping or mastering. But they will listen when discourses that are literary works — the works of poets, elegant in sound, elegant in rhetoric, the work of outsiders, words of disciples — are recited. They will lend ear and set their hearts on knowing them. They will regard these teachings as worth grasping & mastering.
"In this way the disappearance of the discourses that are words of the Tathagata — deep, deep in their meaning, transcendent, connected with emptiness — will come about.
"Thus you should train yourselves: 'We will listen when discourses that are words of the Tathagata — deep, deep in their meaning, transcendent, connected with emptiness — are being recited. We will lend ear, will set our hearts on knowing them, will regard these teachings as worth grasping & mastering.' That's how you should train yourselves."
(hết trích – link http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn20/sn20.007.than.html)
Chúng ta có thể dịch như sau:
"...Trong thời tương lai, sẽ có những vị sư, họ sẽ không lắng nghe khi bài tuyên thuyết là lời Như Lai -- những ý thâm sâu, vi diệu, thắng nghĩa, nối kết với tánh không -- đang được đọc lên. Họ sẽ không để tai vào, không để tâm vào tìm biết, sẽ không xem các giáo lý này là đáng nắm giữ hay rèn luyện cho vững. Nhưng họ sẽ lắng nghe khi nghe đọc lên các tác phẩm nghệ thuật -- tác phẩm của các nhà thơ, âm thanh dịu dàng, ngôn từ chải chuốt, tác phẩm của kẻ ngoại giáo, lời của các học trò. Họ sẽ để tai nghe và sẽ để tâm tìm biết chúng. Họ sẽ xem những lời dạy đó như là đáng nắm giữ & rèn luyện cho vững.
"Trong cách như thế, là sắp tới thời biến mất các lời dạy của Như Lai -- những ý thâm sâu, vi diệu, thắng nghĩa, nối kết với tánh không.
"Như thế, con nên tự tu tập thế này: 'Chúng ta sẽ lắng nghe khi được tuyên thuyết là lời của Như Lai -- những ý thâm sâu, vi diệu, thắng nghĩa, nối kết với tánh không. Chúng ta sẽ để tai nghe, sẽ để tâm tìm biết, sẽ xem những lời dạy đó như là đáng nắm giữ & rèn luyện cho vững.' Đó là cách con nên tự tu tập như thế." (hết dịch)
(Bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu là Kinh Cái Chốt Trống, ở đây: http://old.thuvienhoasen.org/tu2-20.htm)
Như thế, một chìa khóa để giản trạch nghệ thuật nào hoằng pháp được là dựa vào thắng nghĩa vi diệu, tức là dựa vào diệu nghĩa của vô thường, vô ngã, tánh không... Ngắn gọn, nếu tác phẩm nghệ thuật nào có xuất sắc, mà không chỉ ra được tánh không trong các pháp, không nói được ‘connected with emptiness’ là hỏng. Có bao nhiêu ca khúc như thế? Mới biết là khó.
Có một lần Đức Phật cũng chỉ ra cách khác để giản trạch nghệ thuật.
Trong Tương Ưng Bộ, SN 42.2, bản Kinh “Talaputa Sutta: To Talaputa the Actor,” bản Anh dịch của ngài Thanissaro Bhikkhu.
Nơi đây, chúng ta dựa vào bản này để dịch ra tiếng Việt như sau:
“Một hôm, Đức Phật đang ở gần Rajagaha, tại Trúc Lâm, nơi nuôi dưỡng các con sóc.
Rồi thì, Talaputa, Trưởng một đoàn vũ ca kịch, tới gặp Đức Phật, quỳ lạy, ngồi sang một bên. Vị này nói với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, con nghe từ nhiều đời nghệ sĩ truyền nhau rằng ‘Khi một nghệ sĩ trên sân khấu, trong khi dự một lễ hội, làm mọi người cười vui hạnh phúc bằng cách bắt chước như thực, rồi khi thân hoại mạng chung, nghệ sĩ này sẽ tái sinh lên cõi các vị trời ưa cười.’ Thế Tôn nói thế nào về điều này?”
“Thôi đủ rồi, Trưởng đoàn ca vũ kịch, dẹp chuyện đó thôi. Đừng hỏi ta như thế.”
Lần thứ nhì... Rồi lần thứ ba... Talaputa, Trưởng đoàn ca vũ kịch, nói y như thế.
Đức Phật nói:
“Trưởng đoàn ca vũ kịch, hiển nhiên ta không thể để ngươi yên bằng cách nói, ‘Thôi đủ rồi, Trưởng đoàn ca vũ kịch, dẹp chuyện đó thôi. Đừng hỏi ta như thế.’ Do vậy ta sẽ đơn giản trả lời ngươi.
Bất kỳ chúng sinh nào chưa sạch tận lòng tham khi mới v ào xem, những người còn bị buộc bởi lòng tham này sẽ tăng thịnh lòng tham vì cách trình diễn gợi lòng tham muốn thực hiện bởi người nghệ sĩ trên sân khấu ở lễ hội.
Bất kỳ chúng sinh nào chưa sạch tận lòng sân khi mới vào xem, những người còn bị buộc bởi lòng sân này sẽ tăng thịnh lòng sân vì cách trình diễn gợi lòng sân thực hiện bởi người nghệ sĩ trên sân khấu ở lễ hội.
Bất kỳ chúng sinh nào chưa sạch tận lòng si khi mới vào xem, những người còn bị buộc bởi lòng si này sẽ tăng thịnh lòng si vì cách trình diễn gợi lòng si thực hiện bởi người nghệ sĩ trên sân khấu ở lễ hội.
Do vậy người nghệ sĩ -- bản thân đã say sưa và phóng dật, lại làm cho người khác say sưa và phóng dật – khi thân hoại mạng chung sẽ tái sanh vào nơi gọi là địa ngục của tiếng cười. Nhưng nếu nghệ sĩ đó chấp rằng, ‘Khi một nghệ sĩ trên sân khấu, giữa mùa lễ hội, làm khán giả cười và hạnh phúc với cách bắt chước theo thực tại, rồi khi thân hoại mạng chung sẽ được tái sanh vào cõi các vị cõi trời ưa cười,’ thì là quan điểm sai lầm. Bây giờ có 2 nơi cho người có tà kiến đó, ta nói ngươi biết: hoặc là vào địa ngục, hoặc là vào cõi súc sanh.” (Hết trích dịch)
Toàn văn bản Anh ngữ ở đây: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn42/sn42.002.than.html
Toàn văn bản tiếng Việt của Thầy Thích Minh Châu ở đây: http://old.thuvienhoasen.org/tu4-42.htm
Có một bản kinh kể rằng, Đức Phật đã khen ngợi nghệ thuật âm nhạc của một vị cõi trời.
Trong Kinh Trường Bộ, Kinh Đế Thích Sở Vấn, bản Việt ngữ của Thầy Thích Minh Châu đã dịch toàn văn kinh này.
Có thể đọc ở đây:
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-129_5-50_6-1_17-50_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Kinh kể, trích:
"...Pancasikha, con của Càn Thát Bà, vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đi theo Thiên chủ Sakka."
Bản kinh nói, vì Đức Phật và cả ngàn vị tăng đang ngồi thiền ban đêm, nên Thiên chủ Sakka nói với Pancasikha là hãy dùng tiếng đàn để gợi chú ý:
"- Này Khanh Pancasikha, chư Như Lai thật khó lại gần đối với người như ta. Các Ngài nhập Thiền, hoan hỷ trong Thiền, và với mục đích ấy, an lặng tịnh cư. Vậy Khanh Pancasikha trước tiên làm cho Thế Tôn hoan hỷ, sau sự hoan hỷ do Khanh tác động, chúng ta mới đến yết kiến Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.
- Xin vâng, mong an lành đến với Ngài.
Pancasikha, con của Càn Thát Bà vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đến tại hang núi Indasala. Khi đến xong, Pancasikha đứng lại một bên và suy nghĩ: "Ta đứng đây, không quá xa Thế Tôn, cũng không quá gần. Và tiếng sẽ được Ngài nghe".
Ðứng một bên, Pancasikha, con của Càn Thát Bà gảy cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và nói lên bài kệ, liên hệ đến Phật, đến Pháp, đến A La Hán và đến ái dục..." (hết trích)
Thực sự, tuy là trình tấu nhạc cho Đức Phật, nhưng đọc kỹ sẽ thấy đây phần lớn là bản tình ca dài (gần 2 trang giấy) gửi nàng Suriya Vaccasa với ngôn ngữ rất mực tình tứ như, trích: "...Hiền nữ hãy ôm ta, Trong cánh tay của nàng! Hãy ôm ta, nhìn ta, Trong ánh mắt dịu hiền. Hãy ghì chặt lấy ta, Thiện nữ! Ta van nàng!" (hết trích)
Đức Phật đã rất mực từ bi, trích:
"Khi được nghe vậy, Thế Tôn nói với Pancasikha, con của Càn Thát Bà:
- Này Pancasikha, huyền âm của Ngươi khéo hòa điệu với giọng ca của Ngươi, và giọng ca của Ngươi khéo hòa điệu với huyền âm của Ngươi. Này Pancasikha, do vậy huyền âm của Ngươi không thêm mầu sắc cho giọng ca, hay giọng ca của Ngươi không thêm màu sắc cho huyền âm của Ngươi. Này Pancasikha, Ngươi học tại chỗ nào những bài kệ liên hệ đến Phật, Pháp, đến A La Hán, đến ái dục như vậy?" (hết trích)
Kinh này với bài tình ca dài như thế (và hát 2 lần) trong khi đăng toàn văn ở bản Việt ngữ, bên bản Anh ngữ của ngài Thanissaro Bhikkhu (ở link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.21.2x.than.html) đã không đăng bài tình ca này, và đơn giản trích đoạn những phần Đức Phật sau đó dạy về các pháp viễn ly sinh tử. Nghĩa là, cách lựa chọn, trình bày kinh điển cũng tùy vị chủ biên.
Nhưng bản Anh văn của chư tôn đức Tăng Wikia, do bảo trợ của một số chùa và đại học Thái Lan, đã đăng toàn văn, kể cả bản tình ca dài ở đây: http://tipitaka.wikia.com/wiki/Sakkapanha_Sutta.
Chúng ta thấy rằng, nhạc sĩ tới khi Đức Phật và chư tăng ngồi thiền, nên phải dùng âm nhạc để mời gọi Đức Phật chú ý, và rồi nhạc sĩ hát bài tình ca thắm thiết, rồi Đức Phật khen rằng giọng ca hay, đàn hay... Tại sao Đức Phật không rầy chút nào?
Điểm lý thú của Kinh này là Đức Phật dạy pháp giải thoát y hệt như ngài Huệ Năng: pháp vô niệm. Hai bản Anh dịch, của ngài Thanissaro và của chư tôn đức Wikia, đều gần y hệt nhau.
Trong khi ngài Thanissaro viết, “When thinking exists, desire comes into being. When thinking is not, it doesn’t” thì bản Wikia viết, “when the mind thinks about something, desire arises; when the mind thinks about nothing, desire does not arise.”
Nói ngắn gọn, để dịch 2 câu Anh văn trên, rằng theo lời Đức Phật dạy trong Kinh này, “khi niệm khởi hiện, tham ái xuất hiện; khi tâm vô niệm, tham ái biến mất.”
Vậy thì, phải tu làm sao?
Tới đây, bản dịch của ngài Thanissaro nói y hệt Kinh Lăng Nghiêm, rằng tri kiến lập tri tức vô minh bổn, nghĩa là thấy biết mà dựng lập thâý biết là gốc của vô minh.
Ngài Thanissaro dịch, “When the perceptions & categories of objectification exist, thinking comes into being. When the perceptions & categories of objectification are not, it doesn't.” (Dịch: Khi tưởng & việc phân biệt đối tượng hóa hiện hữu, niệm sẽ khởi. Khi tưởng & việc phân biệt đối tượng hóa không hiện hữu, thì tâm vô niệm.)
Tuyệt vời, đây chính là ngôn ngữ của ngài Huệ Năng.
Bản của Wikia viết, “Thinking arises from the tendency to proliferation… when this tendency is present, thinking arises; when it is absent, thinking does not arise.” (Dịch: Niệm khởi lên từ khuynh hướng ưa nghĩ ngợi linh tinh... khi khuynh hướng này xuất hiện, niệm khởi dậy; khi không xuất hiện, thì tâm vô niệm.)
Vậy thì pháp an tâm làm sao?
Tới đây Đức Phật nói rất minh bạch về 2 loại hỷ (vui), về 2 loại ưu (buồn), và 2 loại an tịnh của tâm. Tới đây, Đức Phật nói cụ thể hơn về pháp vô niệm.
Trích bản của ngài Thanissaro, nói về hỷ, tương tự với ưu s ầu và an tịnh:
“And this sort of joy may be accompanied by directed thought & evaluation or free of directed thought & evaluation. Of the two, the latter is the more refined.” (Dịch: Và niềm vui này có thể đị kèm với niệm trực tiếp & sự phân biệt lượng định, hay là vắng bặt các niệm trực tiếp và sự phân biệt lượng định. Trong 2 trạng thái vui đó, trang thái niềm vui sau là vi diệu hơn.)
Bản của Wikia cũng y hệt:
“Now, of such happiness as is accompanied by thinking and pondering, and of that which is not so accompanied, the latter is the more excellent.” (Dịch: Bây giờ, trong niềm vui như thế được kèm theo niệm và nghĩ ngợi suy tính, và niềm vui xa lìa các niệm và nghĩ ngợi suy tính. Trạng thái sau là vi diệu hơn.)
Không thể khác được. Đó là pháp môn vô niệm của Ngài Huệ Năng.
Nơi đây, trích các đoạn quan trọng trong bản Anh dịch của ngài Thanissaro:
“...Then Sakka, having delighted in & expressed his approval of the Blessed One's words, asked him a further question: "But what, dear sir, is the cause of envy & stinginess, what is their origination, what gives them birth, what is their source? When what exists do they come into being? When what doesn't exist do they not?"
"Envy & stinginess have dear-&-not-dear as their cause, have dear-&-not-dear as their origination, have dear-&-not-dear as what gives them birth, have dear-&-not-dear as their source. When dear-&-not-dear exist, they come into being. When dear-&-not-dear are not, they don't.""But what, dear sir, is the cause of dear-&-not-dear, what is their origination, what gives them birth, what is their source? When what exists do they come into being? When what doesn't exist do they not?"
"Dear-&-not-dear have desire as their cause, have desire as their origination, have desire as what gives them birth, have desire as their source. When desire exists, they come into being. When desire is not, they don't."
"But what, dear sir, is the cause of desire, what is its origination, what gives it birth, what is its source? When what exists does it come into being? When what doesn't exist does it not?"
"Desire has thinking as its cause, has thinking as its origination, has thinking as what gives it birth, has thinking as its source. When thinking exists, desire comes into being. When thinking is not, it doesn't."
"But what, dear sir, is the cause of thinking, what is its origination, what gives it birth, what is its source? When what exists does it come into being? When what doesn't exist does it not?"
"Thinking has the perceptions & categories of objectification[1] as its cause, has the perceptions & categories of objectification as its origination, has the perceptions & categories of objectification as what gives it birth, has the perceptions & categories of objectification as its source. When the perceptions & categories of objectification exist, thinking comes into being. When the perceptions & categories of objectification are not, it doesn't."
"And how has he practiced, dear sir: the monk who has practiced the practice leading to the right cessation of the perceptions & categories of objectification?"
"Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued & not to be pursued.[2] Grief is of two sorts: to be pursued & not to be pursued. Equanimity is of two sorts: to be pursued & not to be pursued.
"'Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of joy, 'As I pursue this joy, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of joy is not to be pursued. When one knows of a feeling of joy, 'As I pursue this joy, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of joy is to be pursued. And this sort of joy may be accompanied by directed thought & evaluation or free of directed thought & evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.
"'Grief is of two sorts, I tell you: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of grief, 'As I pursue this grief, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of grief is not to be pursued. When one knows of a feeling of grief, 'As I pursue this grief, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of grief is to be pursued. And this sort of grief may be accompanied by directed thought & evaluation or free of directed thought & evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Grief is of two sorts, I tell you: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.
"'Equanimity is of two sorts, I tell you: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of equanimity, 'As I pursue this equanimity, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of equanimity is not to be pursued. When one knows of a feeling of equanimity, 'As I pursue this equanimity, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of equanimity is to be pursued. And this sort of equanimity may be accompanied by directed thought & evaluation or free of directed thought & evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Equanimity is of two sorts, I tell you: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.
"This is how he has practiced, deva-king: the monk who has practiced the practice leading to the right cessation of the perceptions & categories of objectification."
Thus the Blessed One answered, having been asked by Sakka the deva-king. Gratified, Sakka was delighted in & expressed his approval of the Blessed One's words: "So it is, O Blessed One. So it is, O One Well-gone. Hearing the Blessed One's answer to my question, my doubt is now cut off, my perplexity is overcome."
(Link bản gốc: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.21.2x.than.html)
Nơi đây, chúng ta có thể dịch ra tiếng Việt như sau:
“Rồi Thiên Chủ Sakka, vui mừng và bày tỏ tán thán lời của Đức Phật, hỏi thêm một câu hỏi: "Bạch Thế Tôn, nhưng nguyên nhân nào sinh ra ghen tỵ và bủn xỉn, cội nguồn ở đâu? Những gì xuất hiện, làm ghen tỵ và bủn xỉn xuất hiện? Những gì không xuất hiện, làm chúng không xuất hiện?"
"Ghen tỵ và bủn xỉn có ưa và ghét là nguyên nhân, có ưag và ghét là cội nguồn, có ưa và ghét là nơi làm chúng sinh khởi, có ưa và ghét là gốc. Khi ưa và ghét xuất hiện, chúng xuất hiện. Khi ưa và ghét không xuất hiện, chúng không xuất hiện."
"Nhưng bạch Thế Tôn, cái gì là nguyên nhân của ưa và ghét, cái gì là cội nguồn, cái gì làm chúng sinh khởi, cái gì là gốc? Khi cái gì xuất hiện thì ưa và ghét xuất hiện? Khi cái gì không xuất hiện, thì chúng không xuất hiện?"
"Ưa và ghét có tham ái là nguyên nhân, có tham ái là cội nguồn, có tham ái làm chúng sinh khởi, có tham ái là gốc. Khi tham ái xuất hiện, ưa và ghét xuất hiện. Khi tham ái không hiện, chúng không xuất hiện."
"Bạch Thế Tôn, nhưng cái gì là nguyên nhân tham ái, có gì là cội nguồn, cái gì làm chúng sinh khởi, cái gì là gốc? Khi cái gì hiện hữu, thì tham ái hiện hữu? Khi cái gì không hiện hữu, thì tham ái không xuất hiện?"
"Tham ái lấy [hành vi] niệm là nguyên nhân, lấy niệm là cội nguồn, lấy niệm làm chúng sinh khởi, có niệm là gốc. Khi niệm hiện hữu, tham ái hiện hữu. Khi niệm không hiện hữu, tham ái không xuất hiện."
"Bạch Thế Tôn, nhưng cái gì là nguyên nhân của [hành vi] niệm, cái gì là cội nguồn, cái gì làm chúng sinh khởi, cái gì là gốc? Khi cái gì xuất hiện, thì niệm xuất hiện? Khi cái gì không xuất hiện, thì niệm không xuất hiện?
"Niệm có nguyên nhân là tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa, có tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa là cội nguồn, có tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa là cái làm chúng sinh khởi, có tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa là gốc. Khi tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa hiện hữu, niệm xuất hiện. Khi tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa không xuất hiện, thì tâm vô niệm.
"Bạch Thế Tôn, vậy rồi tu tập ra sao? Vị sư phải tu làm sao để dẫn tới sự tịch diệt của tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa?"
"Thiên Chủ, hãy nghe ta nói. Hỷ có 2 loại: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. Hỷ cũng có 2 loại: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. An tịnh của tâm cũng có 2 loại: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa.
"Thiên Chủ, hãy nghe ta nói. Hỷ có 2 loại: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. Như thế được tuyên thuyết. Dựa vào đâu để nói như thế? Khi một người nhận ra có niềm vui, 'Khi tôi thân cận niềm vui này, bất thiện pháp tăng, và thiện pháp giảm," loại hỷ này không nên thân cận.
Khi một người cảm thấy có niềm vui, 'Khi tôi thân cận niềm vui này, bất thiện pháp giảm, và thiện pháp tăng," loại hỷ này nên thân cận. Và loại hỷ này có thể kèm theo niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá, hay là vắng bặt các niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá. Trong 2 trạng thaí đó của loaị hỷ này, trạng thái sau là vi diệu hơn. 'Hỷ có 2 loại, ta nói với ngươi, Thiên Chủ: loại nên thân cận và loaị nên xa lìa. Như thế được nói lên. Và nhân duyên như thế được nói lên."
"Ưu sầu có 2 loại, ta nói với ngươi: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. Như thế được nói lên. Nhân duyên nào lời này được nói lên? Khi một người nhận ra có cảm giác về ưu buồn, "Khi tôi thân cận nỗi ưu sầu này, bất thiện pháp tăng, và thiện pháp giảm,' loiạ ưu sầu này không nên thân cận.
Khi một người nhận ra cảm giác ưu sầu, 'Khi tôi thân cận nỗi buồn này, bất thiện pháp giảm, và thiện pháp tăng,' loại ưu sầu này nên thân cận. Và loại ưu sầu này có thể kèm theo niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá, hay là vắng bặt các niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá. Trong 2 trạng tháí đó, trạng thái sau là vi diệu hơn. 'Ưu sầu có 2 loại, ta nói với ngươi, Thiên Chủ: loại nên thân cận và loaị nên xa lìa. Như thế được nói lên. Và nhân duyên như thế được nói lên."
"An tĩnh của tâm (NG: tức là, không hỷ, không ưu sầu) có 2 loại, ta nói với ngươi: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. Như thế được nói lên. Nhân duyên nào lời này được nói lên? Khi một người nhận ra có cảm giác về an tĩnh, "Khi tôi thân cận nỗi an tĩnh này, bất thiện pháp tăng, và thiện pháp giảm,' loại an tĩnh này không nên thân cận.
Khi một người nhận ra cảm giác an tĩnh, 'Khi tôi thân cận nỗi an tĩnh này, bất thiện pháp giảm, và thiện pháp tăng,' loại an tĩnh này nên thân cận. Và loại an tĩnh này có thể kèm theo niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá, hay là vắng bặt các niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá. Trong 2 trạng tháí đó, trạng thái sau là vi diệu hơn. 'An tĩnh có 2 loại, ta nói với ngươi, Thiên Chủ: loại nên thân cận và loạị nên xa lìa. Như thế được nói lên. Và nhân duyên như thế được nói lên."
"Thiên Chủ, đó là cách học nhân nên tu tập: vị sư nào thực tập như thế sẽ dẫn tới tịch diệt chân chánh của các tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa."
Đức Phật đã trả lời như thế các câu hỏi của Thiên Chủ Sakka. Biết ơn, Thiên Chủ Sakka hài lòng và bày tỏ lòng tín thọ Phật ngôn: "Thế là phải, bạch Thế Tôn. Như thế là phaỉ, bạch Đấng Thiện Thệ. Nghe Đức Phật trả lời câu hỏi của con, ngờ vực của con đã diệt tận, bối rối do dự của con đã hết." (hết dịch)
Chúng ta có thể nào bước vào lời dạy này của Đức Phật một cách đơn giản hay không? Tôi tin rằng rất nhiều Phật Tử đã từng có những khoảnh khắc bước vào nhưng không kịp nhận ra. Bởi vì, nếu cứ nghĩ rằng mình phảỉ niệm thế này, phảỉ niệm thế kia, phải giữ chánh niệm này, phải gìn chánh niệm kia, có khi sẽ để vuột mất lời dạy vô niệm này của Đức Phật.
Cách đơn giản, thí dụ, hãy chú tâm vào tiếng chim kêu buổi sáng ngoàì vườn, hay tiếng dế kêu ban khuya ngoàì sân. Hãy lặng lẽ chú tâm nghe, đừng khởi một niệm nào hết, cũng đừng nghĩ rằng cần phải vô niệm... hãy chỉ chú tâm lắng nghe thôi, rồi sẽ có lúc bạn thấy rằng chỉ có tiếng chim kêu, hay tiếng dế kêu... mà thực sự không thấy có ai đang ngồi nghe. Khi đó, là không có tưởng và không có sự phân biệt đối tượng hóa. Đó là vô ngã, đó thực sự là vô niệm. Không phảỉ dễ, nhưng sẽ có nhiều người tập được. Đó là loại an tĩnh vắng bặt các niệm và vắng bặt các lượng định đánh giá của tâm.
Đó cũng là khi nhà sư Hương Nghiêm cuốc cỏ, cuốc nhằm viên sỏi, viên sỏi văng vào bụi tre, và ngài hốt nhiên đốn ngộ. Nghe tiếng sỏi, mới thấy thực sự mình vô ngã.
Trở lại chuyện âm nhạc.
Như thế, Đức Phật đưa ra một tiêu chuẩn là người nghệ sĩ đã có làm khởi lên tham, khởi lên sân, khởi lên si ở nơi khán giả hay không. Nếu nghệ sĩ làm khởi lên tham, sân, si nơi khán giả, nghệ sĩ đó sẽ rơi vào địa ngục. Tiêu chuẩn nữa là ‘nối kết với tánh Không.’
Thực ra là cực kỳ khó.
Bởi vì hầu hết khán giả xem kịch, nghe nhạc... là vì con mắt say mê nhìn ngắm nhan sắc các ca sĩ, là vì lỗ tai say mê du dương theo điệu nhạc quyến rũ. Nghĩa là, tham đắm khởi lên. Thậm chí, xem những phim ảnh hay vở kịch về thân phận đời người... nhất là các phim kiểu như ‘hận đời đen bạc” hay “thù kẻ bạc tình” thế nào tâm sân sẽ khởi dậy, cho dù là dưới màu áo giận kẻ ác, thương người hiền...
Lòng tham, lòng sân, lòng si trăm biến vạn hóa. Không tu kiên trì, không dò ra hết nổi.
Nhưng sức mạnh nghệ thuật là điều có thật, nó lôi cuốn thế gian này. Chúng ta đã từng biết nhiều trường hợp Phật Tử say mê giọng tụng kinh của một vị thầy, của một vị ni nào đó. Giọng nói, hay giọng tụng kinh đó thực ra là âm nhạc. Hay là mái tóc nghiêng của một nữ nghệ sĩ, hay cặp mắt thơ mộng của bạn tình năm xưa, hay dáng vai thon của một vị ni cô... cũng có lực kéo chúng ta ở với cõi sinh tử này. Cứ tưởng là thơ mộng, nhưng thực ra là luân hồi, không thoát nổi.
Hay như trường hợp, sau khi dự một buổi nhạc hội (thí dụ, Đêm Nhạc Hương Thiền, Đêm Nhạc Trịnh Công Sơn, Đêm Nhạc Lê Uyên Phương...) có khi chúng ta nửa đêm thức giấc, nghe văng vẳng trong tâm tiếng nhạc khởi lên mơ hồ... thì biết là mình tu còn chưa tới nơi tới chốn – vì giả sử, ngay khi đó tim ngưng đập, thế nào cũng sẽ bị dòng nhạc đó lôi kéo về tái sinh cõi này.
Đó là lý do, một lần tôi đã làm bài thơ song ngữ, trích các dòng cuối như sau: “này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng thật vắng lặng
xin đừng cười nào ai còn nhớ tiếng cười cô ni đã làm hồn tôi vỡ và lem mực những dòng thơ tôi.”(hết trích – link: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-112_4-15115_5-50_6-2_17-100_14-1_15-1/)
Hy vọng là những lời này sẽ giúp được cho những người hoạt động âm nhạc trong Phật Giáo. Và thực tế, các đoạn Kinh trên cũng là những cách tiếp cận phong phú khi chúng ta bước vào đời, vừa hoằng pháp, vừa tu học.
Cư Sĩ Nguyên Giác
Chúng ta có thể dịch như sau:
"...Trong thời tương lai, sẽ có những vị sư, họ sẽ không lắng nghe khi bài tuyên thuyết là lời Như Lai -- những ý thâm sâu, vi diệu, thắng nghĩa, nối kết với tánh không -- đang được đọc lên. Họ sẽ không để tai vào, không để tâm vào tìm biết, sẽ không xem các giáo lý này là đáng nắm giữ hay rèn luyện cho vững. Nhưng họ sẽ lắng nghe khi nghe đọc lên các tác phẩm nghệ thuật -- tác phẩm của các nhà thơ, âm thanh dịu dàng, ngôn từ chải chuốt, tác phẩm của kẻ ngoại giáo, lời của các học trò. Họ sẽ để tai nghe và sẽ để tâm tìm biết chúng. Họ sẽ xem những lời dạy đó như là đáng nắm giữ & rèn luyện cho vững.
"Trong cách như thế, là sắp tới thời biến mất các lời dạy của Như Lai -- những ý thâm sâu, vi diệu, thắng nghĩa, nối kết với tánh không.
"Như thế, con nên tự tu tập thế này: 'Chúng ta sẽ lắng nghe khi được tuyên thuyết là lời của Như Lai -- những ý thâm sâu, vi diệu, thắng nghĩa, nối kết với tánh không. Chúng ta sẽ để tai nghe, sẽ để tâm tìm biết, sẽ xem những lời dạy đó như là đáng nắm giữ & rèn luyện cho vững.' Đó là cách con nên tự tu tập như thế." (hết dịch)
(Bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu là Kinh Cái Chốt Trống, ở đây: http://old.thuvienhoasen.org/tu2-20.htm)
Như thế, một chìa khóa để giản trạch nghệ thuật nào hoằng pháp được là dựa vào thắng nghĩa vi diệu, tức là dựa vào diệu nghĩa của vô thường, vô ngã, tánh không... Ngắn gọn, nếu tác phẩm nghệ thuật nào có xuất sắc, mà không chỉ ra được tánh không trong các pháp, không nói được ‘connected with emptiness’ là hỏng. Có bao nhiêu ca khúc như thế? Mới biết là khó.
Có một lần Đức Phật cũng chỉ ra cách khác để giản trạch nghệ thuật.
Trong Tương Ưng Bộ, SN 42.2, bản Kinh “Talaputa Sutta: To Talaputa the Actor,” bản Anh dịch của ngài Thanissaro Bhikkhu.
Nơi đây, chúng ta dựa vào bản này để dịch ra tiếng Việt như sau:
“Một hôm, Đức Phật đang ở gần Rajagaha, tại Trúc Lâm, nơi nuôi dưỡng các con sóc.
Rồi thì, Talaputa, Trưởng một đoàn vũ ca kịch, tới gặp Đức Phật, quỳ lạy, ngồi sang một bên. Vị này nói với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, con nghe từ nhiều đời nghệ sĩ truyền nhau rằng ‘Khi một nghệ sĩ trên sân khấu, trong khi dự một lễ hội, làm mọi người cười vui hạnh phúc bằng cách bắt chước như thực, rồi khi thân hoại mạng chung, nghệ sĩ này sẽ tái sinh lên cõi các vị trời ưa cười.’ Thế Tôn nói thế nào về điều này?”
“Thôi đủ rồi, Trưởng đoàn ca vũ kịch, dẹp chuyện đó thôi. Đừng hỏi ta như thế.”
Lần thứ nhì... Rồi lần thứ ba... Talaputa, Trưởng đoàn ca vũ kịch, nói y như thế.
Đức Phật nói:
“Trưởng đoàn ca vũ kịch, hiển nhiên ta không thể để ngươi yên bằng cách nói, ‘Thôi đủ rồi, Trưởng đoàn ca vũ kịch, dẹp chuyện đó thôi. Đừng hỏi ta như thế.’ Do vậy ta sẽ đơn giản trả lời ngươi.
Bất kỳ chúng sinh nào chưa sạch tận lòng tham khi mới v ào xem, những người còn bị buộc bởi lòng tham này sẽ tăng thịnh lòng tham vì cách trình diễn gợi lòng tham muốn thực hiện bởi người nghệ sĩ trên sân khấu ở lễ hội.
Bất kỳ chúng sinh nào chưa sạch tận lòng sân khi mới vào xem, những người còn bị buộc bởi lòng sân này sẽ tăng thịnh lòng sân vì cách trình diễn gợi lòng sân thực hiện bởi người nghệ sĩ trên sân khấu ở lễ hội.
Bất kỳ chúng sinh nào chưa sạch tận lòng si khi mới vào xem, những người còn bị buộc bởi lòng si này sẽ tăng thịnh lòng si vì cách trình diễn gợi lòng si thực hiện bởi người nghệ sĩ trên sân khấu ở lễ hội.
Do vậy người nghệ sĩ -- bản thân đã say sưa và phóng dật, lại làm cho người khác say sưa và phóng dật – khi thân hoại mạng chung sẽ tái sanh vào nơi gọi là địa ngục của tiếng cười. Nhưng nếu nghệ sĩ đó chấp rằng, ‘Khi một nghệ sĩ trên sân khấu, giữa mùa lễ hội, làm khán giả cười và hạnh phúc với cách bắt chước theo thực tại, rồi khi thân hoại mạng chung sẽ được tái sanh vào cõi các vị cõi trời ưa cười,’ thì là quan điểm sai lầm. Bây giờ có 2 nơi cho người có tà kiến đó, ta nói ngươi biết: hoặc là vào địa ngục, hoặc là vào cõi súc sanh.” (Hết trích dịch)
Toàn văn bản Anh ngữ ở đây: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn42/sn42.002.than.html
Toàn văn bản tiếng Việt của Thầy Thích Minh Châu ở đây: http://old.thuvienhoasen.org/tu4-42.htm
Có một bản kinh kể rằng, Đức Phật đã khen ngợi nghệ thuật âm nhạc của một vị cõi trời.
Trong Kinh Trường Bộ, Kinh Đế Thích Sở Vấn, bản Việt ngữ của Thầy Thích Minh Châu đã dịch toàn văn kinh này.
Có thể đọc ở đây:
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-129_5-50_6-1_17-50_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Kinh kể, trích:
"...Pancasikha, con của Càn Thát Bà, vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đi theo Thiên chủ Sakka."
Bản kinh nói, vì Đức Phật và cả ngàn vị tăng đang ngồi thiền ban đêm, nên Thiên chủ Sakka nói với Pancasikha là hãy dùng tiếng đàn để gợi chú ý:
"- Này Khanh Pancasikha, chư Như Lai thật khó lại gần đối với người như ta. Các Ngài nhập Thiền, hoan hỷ trong Thiền, và với mục đích ấy, an lặng tịnh cư. Vậy Khanh Pancasikha trước tiên làm cho Thế Tôn hoan hỷ, sau sự hoan hỷ do Khanh tác động, chúng ta mới đến yết kiến Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.
- Xin vâng, mong an lành đến với Ngài.
Pancasikha, con của Càn Thát Bà vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đến tại hang núi Indasala. Khi đến xong, Pancasikha đứng lại một bên và suy nghĩ: "Ta đứng đây, không quá xa Thế Tôn, cũng không quá gần. Và tiếng sẽ được Ngài nghe".
Ðứng một bên, Pancasikha, con của Càn Thát Bà gảy cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và nói lên bài kệ, liên hệ đến Phật, đến Pháp, đến A La Hán và đến ái dục..." (hết trích)
Thực sự, tuy là trình tấu nhạc cho Đức Phật, nhưng đọc kỹ sẽ thấy đây phần lớn là bản tình ca dài (gần 2 trang giấy) gửi nàng Suriya Vaccasa với ngôn ngữ rất mực tình tứ như, trích: "...Hiền nữ hãy ôm ta, Trong cánh tay của nàng! Hãy ôm ta, nhìn ta, Trong ánh mắt dịu hiền. Hãy ghì chặt lấy ta, Thiện nữ! Ta van nàng!" (hết trích)
Đức Phật đã rất mực từ bi, trích:
"Khi được nghe vậy, Thế Tôn nói với Pancasikha, con của Càn Thát Bà:
- Này Pancasikha, huyền âm của Ngươi khéo hòa điệu với giọng ca của Ngươi, và giọng ca của Ngươi khéo hòa điệu với huyền âm của Ngươi. Này Pancasikha, do vậy huyền âm của Ngươi không thêm mầu sắc cho giọng ca, hay giọng ca của Ngươi không thêm màu sắc cho huyền âm của Ngươi. Này Pancasikha, Ngươi học tại chỗ nào những bài kệ liên hệ đến Phật, Pháp, đến A La Hán, đến ái dục như vậy?" (hết trích)
Kinh này với bài tình ca dài như thế (và hát 2 lần) trong khi đăng toàn văn ở bản Việt ngữ, bên bản Anh ngữ của ngài Thanissaro Bhikkhu (ở link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.21.2x.than.html) đã không đăng bài tình ca này, và đơn giản trích đoạn những phần Đức Phật sau đó dạy về các pháp viễn ly sinh tử. Nghĩa là, cách lựa chọn, trình bày kinh điển cũng tùy vị chủ biên.
Nhưng bản Anh văn của chư tôn đức Tăng Wikia, do bảo trợ của một số chùa và đại học Thái Lan, đã đăng toàn văn, kể cả bản tình ca dài ở đây: http://tipitaka.wikia.com/wiki/Sakkapanha_Sutta.
Chúng ta thấy rằng, nhạc sĩ tới khi Đức Phật và chư tăng ngồi thiền, nên phải dùng âm nhạc để mời gọi Đức Phật chú ý, và rồi nhạc sĩ hát bài tình ca thắm thiết, rồi Đức Phật khen rằng giọng ca hay, đàn hay... Tại sao Đức Phật không rầy chút nào?
Điểm lý thú của Kinh này là Đức Phật dạy pháp giải thoát y hệt như ngài Huệ Năng: pháp vô niệm. Hai bản Anh dịch, của ngài Thanissaro và của chư tôn đức Wikia, đều gần y hệt nhau.
Trong khi ngài Thanissaro viết, “When thinking exists, desire comes into being. When thinking is not, it doesn’t” thì bản Wikia viết, “when the mind thinks about something, desire arises; when the mind thinks about nothing, desire does not arise.”
Nói ngắn gọn, để dịch 2 câu Anh văn trên, rằng theo lời Đức Phật dạy trong Kinh này, “khi niệm khởi hiện, tham ái xuất hiện; khi tâm vô niệm, tham ái biến mất.”
Vậy thì, phải tu làm sao?
Tới đây, bản dịch của ngài Thanissaro nói y hệt Kinh Lăng Nghiêm, rằng tri kiến lập tri tức vô minh bổn, nghĩa là thấy biết mà dựng lập thâý biết là gốc của vô minh.
Ngài Thanissaro dịch, “When the perceptions & categories of objectification exist, thinking comes into being. When the perceptions & categories of objectification are not, it doesn't.” (Dịch: Khi tưởng & việc phân biệt đối tượng hóa hiện hữu, niệm sẽ khởi. Khi tưởng & việc phân biệt đối tượng hóa không hiện hữu, thì tâm vô niệm.)
Tuyệt vời, đây chính là ngôn ngữ của ngài Huệ Năng.
Bản của Wikia viết, “Thinking arises from the tendency to proliferation… when this tendency is present, thinking arises; when it is absent, thinking does not arise.” (Dịch: Niệm khởi lên từ khuynh hướng ưa nghĩ ngợi linh tinh... khi khuynh hướng này xuất hiện, niệm khởi dậy; khi không xuất hiện, thì tâm vô niệm.)
Vậy thì pháp an tâm làm sao?
Tới đây Đức Phật nói rất minh bạch về 2 loại hỷ (vui), về 2 loại ưu (buồn), và 2 loại an tịnh của tâm. Tới đây, Đức Phật nói cụ thể hơn về pháp vô niệm.
Trích bản của ngài Thanissaro, nói về hỷ, tương tự với ưu s ầu và an tịnh:
“And this sort of joy may be accompanied by directed thought & evaluation or free of directed thought & evaluation. Of the two, the latter is the more refined.” (Dịch: Và niềm vui này có thể đị kèm với niệm trực tiếp & sự phân biệt lượng định, hay là vắng bặt các niệm trực tiếp và sự phân biệt lượng định. Trong 2 trạng thái vui đó, trang thái niềm vui sau là vi diệu hơn.)
Bản của Wikia cũng y hệt:
“Now, of such happiness as is accompanied by thinking and pondering, and of that which is not so accompanied, the latter is the more excellent.” (Dịch: Bây giờ, trong niềm vui như thế được kèm theo niệm và nghĩ ngợi suy tính, và niềm vui xa lìa các niệm và nghĩ ngợi suy tính. Trạng thái sau là vi diệu hơn.)
Không thể khác được. Đó là pháp môn vô niệm của Ngài Huệ Năng.
Nơi đây, trích các đoạn quan trọng trong bản Anh dịch của ngài Thanissaro:
“...Then Sakka, having delighted in & expressed his approval of the Blessed One's words, asked him a further question: "But what, dear sir, is the cause of envy & stinginess, what is their origination, what gives them birth, what is their source? When what exists do they come into being? When what doesn't exist do they not?"
"Envy & stinginess have dear-&-not-dear as their cause, have dear-&-not-dear as their origination, have dear-&-not-dear as what gives them birth, have dear-&-not-dear as their source. When dear-&-not-dear exist, they come into being. When dear-&-not-dear are not, they don't.""But what, dear sir, is the cause of dear-&-not-dear, what is their origination, what gives them birth, what is their source? When what exists do they come into being? When what doesn't exist do they not?"
"Dear-&-not-dear have desire as their cause, have desire as their origination, have desire as what gives them birth, have desire as their source. When desire exists, they come into being. When desire is not, they don't."
"But what, dear sir, is the cause of desire, what is its origination, what gives it birth, what is its source? When what exists does it come into being? When what doesn't exist does it not?"
"Desire has thinking as its cause, has thinking as its origination, has thinking as what gives it birth, has thinking as its source. When thinking exists, desire comes into being. When thinking is not, it doesn't."
"But what, dear sir, is the cause of thinking, what is its origination, what gives it birth, what is its source? When what exists does it come into being? When what doesn't exist does it not?"
"Thinking has the perceptions & categories of objectification[1] as its cause, has the perceptions & categories of objectification as its origination, has the perceptions & categories of objectification as what gives it birth, has the perceptions & categories of objectification as its source. When the perceptions & categories of objectification exist, thinking comes into being. When the perceptions & categories of objectification are not, it doesn't."
"And how has he practiced, dear sir: the monk who has practiced the practice leading to the right cessation of the perceptions & categories of objectification?"
"Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued & not to be pursued.[2] Grief is of two sorts: to be pursued & not to be pursued. Equanimity is of two sorts: to be pursued & not to be pursued.
"'Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of joy, 'As I pursue this joy, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of joy is not to be pursued. When one knows of a feeling of joy, 'As I pursue this joy, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of joy is to be pursued. And this sort of joy may be accompanied by directed thought & evaluation or free of directed thought & evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Joy is of two sorts, I tell you, deva-king: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.
"'Grief is of two sorts, I tell you: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of grief, 'As I pursue this grief, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of grief is not to be pursued. When one knows of a feeling of grief, 'As I pursue this grief, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of grief is to be pursued. And this sort of grief may be accompanied by directed thought & evaluation or free of directed thought & evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Grief is of two sorts, I tell you: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.
"'Equanimity is of two sorts, I tell you: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to what was it said? When one knows of a feeling of equanimity, 'As I pursue this equanimity, unskillful mental qualities increase, and skillful mental qualities decline,' that sort of equanimity is not to be pursued. When one knows of a feeling of equanimity, 'As I pursue this equanimity, unskillful mental qualities decline, and skillful mental qualities increase,' that sort of equanimity is to be pursued. And this sort of equanimity may be accompanied by directed thought & evaluation or free of directed thought & evaluation. Of the two, the latter is the more refined. 'Equanimity is of two sorts, I tell you: to be pursued & not to be pursued.' Thus was it said. And in reference to this was it said.
"This is how he has practiced, deva-king: the monk who has practiced the practice leading to the right cessation of the perceptions & categories of objectification."
Thus the Blessed One answered, having been asked by Sakka the deva-king. Gratified, Sakka was delighted in & expressed his approval of the Blessed One's words: "So it is, O Blessed One. So it is, O One Well-gone. Hearing the Blessed One's answer to my question, my doubt is now cut off, my perplexity is overcome."
(Link bản gốc: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.21.2x.than.html)
Nơi đây, chúng ta có thể dịch ra tiếng Việt như sau:
“Rồi Thiên Chủ Sakka, vui mừng và bày tỏ tán thán lời của Đức Phật, hỏi thêm một câu hỏi: "Bạch Thế Tôn, nhưng nguyên nhân nào sinh ra ghen tỵ và bủn xỉn, cội nguồn ở đâu? Những gì xuất hiện, làm ghen tỵ và bủn xỉn xuất hiện? Những gì không xuất hiện, làm chúng không xuất hiện?"
"Ghen tỵ và bủn xỉn có ưa và ghét là nguyên nhân, có ưag và ghét là cội nguồn, có ưa và ghét là nơi làm chúng sinh khởi, có ưa và ghét là gốc. Khi ưa và ghét xuất hiện, chúng xuất hiện. Khi ưa và ghét không xuất hiện, chúng không xuất hiện."
"Nhưng bạch Thế Tôn, cái gì là nguyên nhân của ưa và ghét, cái gì là cội nguồn, cái gì làm chúng sinh khởi, cái gì là gốc? Khi cái gì xuất hiện thì ưa và ghét xuất hiện? Khi cái gì không xuất hiện, thì chúng không xuất hiện?"
"Ưa và ghét có tham ái là nguyên nhân, có tham ái là cội nguồn, có tham ái làm chúng sinh khởi, có tham ái là gốc. Khi tham ái xuất hiện, ưa và ghét xuất hiện. Khi tham ái không hiện, chúng không xuất hiện."
"Bạch Thế Tôn, nhưng cái gì là nguyên nhân tham ái, có gì là cội nguồn, cái gì làm chúng sinh khởi, cái gì là gốc? Khi cái gì hiện hữu, thì tham ái hiện hữu? Khi cái gì không hiện hữu, thì tham ái không xuất hiện?"
"Tham ái lấy [hành vi] niệm là nguyên nhân, lấy niệm là cội nguồn, lấy niệm làm chúng sinh khởi, có niệm là gốc. Khi niệm hiện hữu, tham ái hiện hữu. Khi niệm không hiện hữu, tham ái không xuất hiện."
"Bạch Thế Tôn, nhưng cái gì là nguyên nhân của [hành vi] niệm, cái gì là cội nguồn, cái gì làm chúng sinh khởi, cái gì là gốc? Khi cái gì xuất hiện, thì niệm xuất hiện? Khi cái gì không xuất hiện, thì niệm không xuất hiện?
"Niệm có nguyên nhân là tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa, có tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa là cội nguồn, có tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa là cái làm chúng sinh khởi, có tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa là gốc. Khi tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa hiện hữu, niệm xuất hiện. Khi tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa không xuất hiện, thì tâm vô niệm.
"Bạch Thế Tôn, vậy rồi tu tập ra sao? Vị sư phải tu làm sao để dẫn tới sự tịch diệt của tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa?"
"Thiên Chủ, hãy nghe ta nói. Hỷ có 2 loại: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. Hỷ cũng có 2 loại: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. An tịnh của tâm cũng có 2 loại: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa.
"Thiên Chủ, hãy nghe ta nói. Hỷ có 2 loại: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. Như thế được tuyên thuyết. Dựa vào đâu để nói như thế? Khi một người nhận ra có niềm vui, 'Khi tôi thân cận niềm vui này, bất thiện pháp tăng, và thiện pháp giảm," loại hỷ này không nên thân cận.
Khi một người cảm thấy có niềm vui, 'Khi tôi thân cận niềm vui này, bất thiện pháp giảm, và thiện pháp tăng," loại hỷ này nên thân cận. Và loại hỷ này có thể kèm theo niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá, hay là vắng bặt các niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá. Trong 2 trạng thaí đó của loaị hỷ này, trạng thái sau là vi diệu hơn. 'Hỷ có 2 loại, ta nói với ngươi, Thiên Chủ: loại nên thân cận và loaị nên xa lìa. Như thế được nói lên. Và nhân duyên như thế được nói lên."
"Ưu sầu có 2 loại, ta nói với ngươi: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. Như thế được nói lên. Nhân duyên nào lời này được nói lên? Khi một người nhận ra có cảm giác về ưu buồn, "Khi tôi thân cận nỗi ưu sầu này, bất thiện pháp tăng, và thiện pháp giảm,' loiạ ưu sầu này không nên thân cận.
Khi một người nhận ra cảm giác ưu sầu, 'Khi tôi thân cận nỗi buồn này, bất thiện pháp giảm, và thiện pháp tăng,' loại ưu sầu này nên thân cận. Và loại ưu sầu này có thể kèm theo niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá, hay là vắng bặt các niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá. Trong 2 trạng tháí đó, trạng thái sau là vi diệu hơn. 'Ưu sầu có 2 loại, ta nói với ngươi, Thiên Chủ: loại nên thân cận và loaị nên xa lìa. Như thế được nói lên. Và nhân duyên như thế được nói lên."
"An tĩnh của tâm (NG: tức là, không hỷ, không ưu sầu) có 2 loại, ta nói với ngươi: loại một là nên thân cận, loại hai là nên tránh xa. Như thế được nói lên. Nhân duyên nào lời này được nói lên? Khi một người nhận ra có cảm giác về an tĩnh, "Khi tôi thân cận nỗi an tĩnh này, bất thiện pháp tăng, và thiện pháp giảm,' loại an tĩnh này không nên thân cận.
Khi một người nhận ra cảm giác an tĩnh, 'Khi tôi thân cận nỗi an tĩnh này, bất thiện pháp giảm, và thiện pháp tăng,' loại an tĩnh này nên thân cận. Và loại an tĩnh này có thể kèm theo niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá, hay là vắng bặt các niệm trực tiếp và sự lượng định đánh giá. Trong 2 trạng tháí đó, trạng thái sau là vi diệu hơn. 'An tĩnh có 2 loại, ta nói với ngươi, Thiên Chủ: loại nên thân cận và loạị nên xa lìa. Như thế được nói lên. Và nhân duyên như thế được nói lên."
"Thiên Chủ, đó là cách học nhân nên tu tập: vị sư nào thực tập như thế sẽ dẫn tới tịch diệt chân chánh của các tưởng & sự phân biệt đối tượng hóa."
Đức Phật đã trả lời như thế các câu hỏi của Thiên Chủ Sakka. Biết ơn, Thiên Chủ Sakka hài lòng và bày tỏ lòng tín thọ Phật ngôn: "Thế là phải, bạch Thế Tôn. Như thế là phaỉ, bạch Đấng Thiện Thệ. Nghe Đức Phật trả lời câu hỏi của con, ngờ vực của con đã diệt tận, bối rối do dự của con đã hết." (hết dịch)
Chúng ta có thể nào bước vào lời dạy này của Đức Phật một cách đơn giản hay không? Tôi tin rằng rất nhiều Phật Tử đã từng có những khoảnh khắc bước vào nhưng không kịp nhận ra. Bởi vì, nếu cứ nghĩ rằng mình phảỉ niệm thế này, phảỉ niệm thế kia, phải giữ chánh niệm này, phải gìn chánh niệm kia, có khi sẽ để vuột mất lời dạy vô niệm này của Đức Phật.
Cách đơn giản, thí dụ, hãy chú tâm vào tiếng chim kêu buổi sáng ngoàì vườn, hay tiếng dế kêu ban khuya ngoàì sân. Hãy lặng lẽ chú tâm nghe, đừng khởi một niệm nào hết, cũng đừng nghĩ rằng cần phải vô niệm... hãy chỉ chú tâm lắng nghe thôi, rồi sẽ có lúc bạn thấy rằng chỉ có tiếng chim kêu, hay tiếng dế kêu... mà thực sự không thấy có ai đang ngồi nghe. Khi đó, là không có tưởng và không có sự phân biệt đối tượng hóa. Đó là vô ngã, đó thực sự là vô niệm. Không phảỉ dễ, nhưng sẽ có nhiều người tập được. Đó là loại an tĩnh vắng bặt các niệm và vắng bặt các lượng định đánh giá của tâm.
Đó cũng là khi nhà sư Hương Nghiêm cuốc cỏ, cuốc nhằm viên sỏi, viên sỏi văng vào bụi tre, và ngài hốt nhiên đốn ngộ. Nghe tiếng sỏi, mới thấy thực sự mình vô ngã.
Trở lại chuyện âm nhạc.
Như thế, Đức Phật đưa ra một tiêu chuẩn là người nghệ sĩ đã có làm khởi lên tham, khởi lên sân, khởi lên si ở nơi khán giả hay không. Nếu nghệ sĩ làm khởi lên tham, sân, si nơi khán giả, nghệ sĩ đó sẽ rơi vào địa ngục. Tiêu chuẩn nữa là ‘nối kết với tánh Không.’
Thực ra là cực kỳ khó.
Bởi vì hầu hết khán giả xem kịch, nghe nhạc... là vì con mắt say mê nhìn ngắm nhan sắc các ca sĩ, là vì lỗ tai say mê du dương theo điệu nhạc quyến rũ. Nghĩa là, tham đắm khởi lên. Thậm chí, xem những phim ảnh hay vở kịch về thân phận đời người... nhất là các phim kiểu như ‘hận đời đen bạc” hay “thù kẻ bạc tình” thế nào tâm sân sẽ khởi dậy, cho dù là dưới màu áo giận kẻ ác, thương người hiền...
Lòng tham, lòng sân, lòng si trăm biến vạn hóa. Không tu kiên trì, không dò ra hết nổi.
Nhưng sức mạnh nghệ thuật là điều có thật, nó lôi cuốn thế gian này. Chúng ta đã từng biết nhiều trường hợp Phật Tử say mê giọng tụng kinh của một vị thầy, của một vị ni nào đó. Giọng nói, hay giọng tụng kinh đó thực ra là âm nhạc. Hay là mái tóc nghiêng của một nữ nghệ sĩ, hay cặp mắt thơ mộng của bạn tình năm xưa, hay dáng vai thon của một vị ni cô... cũng có lực kéo chúng ta ở với cõi sinh tử này. Cứ tưởng là thơ mộng, nhưng thực ra là luân hồi, không thoát nổi.
Hay như trường hợp, sau khi dự một buổi nhạc hội (thí dụ, Đêm Nhạc Hương Thiền, Đêm Nhạc Trịnh Công Sơn, Đêm Nhạc Lê Uyên Phương...) có khi chúng ta nửa đêm thức giấc, nghe văng vẳng trong tâm tiếng nhạc khởi lên mơ hồ... thì biết là mình tu còn chưa tới nơi tới chốn – vì giả sử, ngay khi đó tim ngưng đập, thế nào cũng sẽ bị dòng nhạc đó lôi kéo về tái sinh cõi này.
Đó là lý do, một lần tôi đã làm bài thơ song ngữ, trích các dòng cuối như sau: “này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng thật vắng lặng
xin đừng cười nào ai còn nhớ tiếng cười cô ni đã làm hồn tôi vỡ và lem mực những dòng thơ tôi.”(hết trích – link: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-112_4-15115_5-50_6-2_17-100_14-1_15-1/)
Hy vọng là những lời này sẽ giúp được cho những người hoạt động âm nhạc trong Phật Giáo. Và thực tế, các đoạn Kinh trên cũng là những cách tiếp cận phong phú khi chúng ta bước vào đời, vừa hoằng pháp, vừa tu học.
Cư Sĩ Nguyên Giác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét