Hỏi Đáp: THIỀN 6 [THẦY VIÊN MINH]


Nụ cười của Phật

Có lẽ đa số chúng ta nghĩ rằng con đường tu học sẽ là buồn chán lắm, vì ta sẽ phải buông bỏ đi hết những say mê của mình trong cuộc sống. Và nếu như ta không còn có một sự ham thích nào nữa thì cuộc sống mình sẽ ra sao? Nếu như ta chỉ biết chấp nhận và buông xả hết mọi việc, ta có trở nên dửng dưng với mọi việc xảy ra chung quanh mình chăng?Nhưng theo ông Andrew Olendzki thì tâm xả không phải là một thái độ dửng dưng đối với cuộc sống, mà nó lại là một cảm xúc rất sâu sắc, và có thể mang lại cho ta những niềm vui và hạnh phúc lớn.
Cũng như một ly nước đục, khi ta lọc bỏ đi phần cặn dơ thì nó sẽ được trở nên trong sạch hơn, chứ nước đâu có mất đi. Cũng vậy, khi ta buông xả đi những độc tố của lòng tham ái, thì ta chỉ bỏ đi phần khổ đau, chứ tình thương, sự rộng lượng, lòng tha thứ vẫn còn có mặt. Và nhờ vậy mà những hạnh phúc trong cuộc sống lại trở nên nhiệm mầu hơn.
Xin gửi bạn những chia sẻ của ông Andrew Olendzki về nụ cười của đức Phật.

TRÍ HUỆ


Tôi nói về thiền. Bạn có thể làm hai điều. Bạn có thể thu thập bất kì điều gì tôi nói về thiền, bạn có thể biên soạn nó. Bạn có thể trở thành người vĩ đại, thông thái về thiền - bởi vì mọi ngày tôi cứ nói về thiền từ các chiều hướng khác nhau theo những cách khác nhau. Bạn có thể thu thập tất cả những cái đó, bạn có thể được bằng tiến sĩ PhD từ bất kì đại học nào. Nhưng điều đó sẽ không làm cho bạn trí huệ, trừ phi bạn thiền.[1]

TRÍCH ĐOẠN: "Những bài PHÁP hay"


Những bài pháp ngắn (14) [THẦY VIÊN MINH]

Audio: TÁNH ĐẾ - THÁNH ĐẾ


Tánh đế là thấy biết thực tánh của pháp ( thấy biết Pháp như nó đang là...Hay gọi là Tánh Biết thấy Pháp)
Thấy biết tánh Đế (Sabhàva Sacca) thì gọi là tuệ tri...
Thánh Đế (Ariya Sacca) là thấy biết thực tánh của Pháp [tánh biết vô ngã ( tự nhiên) thấy Pháp ]

Những mẫu truyện về "CHÂN LÝ"


Câu hỏi: Con xin đảnh lễ Thầy!
Con có nghe pháp thoại Thầy giảng tại Úc. Thầy có thể nói kỹ sâu hơn cho con về tục đế & chân đế với ạ, nếu được xin thầy cho con ví dụ cụ thể. Con xin đảnh lễ Thầy!
Trả lời: Chân đế (paramattha sacca) là sự thật như nó là, còn tục đế (sammuti sacca) là sự thật do quy ước mà nhiều người chấp nhận. Ví dụ chất liệu tờ giấy in bạc là chân đế còn tờ bạc được định giá 100 đồng là tục đế.

(Câu hỏi ngày 23.03.13 <Trung Tâm Hộ Tông>)
Nhân câu hỏi này, xin mời quý vị đọc những mẫu truyện về "CHÂN LÝ"

1. Chân lý là gì?
Nó được diễn tả tốt nhất trong thinh lặng…
Bodhidharma được xem là Tổ phụ Thiền đầu tiên. Ông là người đưa đạo Phật từ Ấn Độ sang Tàu vào thế kỷ thứ sáu. Khi quyết định trở lại quê nhà, ông tập trung các đồ đệ Tàu quanh mình để chọn người kế vị. Ông xét xem khả năng nhận thức của họ bằng cách hỏi mỗi người câu hỏi này, “Chân lý là gì?”.
Dofuku trả lời, “Chân lý là điều vượt ra ngoài khẳng định và phủ định”. Bodhidharma đáp: “Anh có da của ta”.
Ni cô Soji thưa, “Nó giống như nhãn quan của Anand về Đất Phật-nhìn trong tia chớp, một lần thay cho tất cả”. Bodhidharma đáp, “Con có thịt của ta”.
Doiku thưa, “Bốn nguyên tố phong, thuỷ, thổ và hỏa thì trống rỗng. Chân lý là hư vô”. Bodhidharma đáp, “Anh có xương của ta”.
Cuối cùng Thầy nhìn vào Eka [*], người đang cúi mình, cười và giữ thinh lặng. Bodhidharma đáp, “Anh có tuỷ của ta”.

KARAṆĪYA METTĀ SUTTA - KINH TÂM TỪ

Mô Phật cho con hỏi, con muốn vào tìm hiểu phương pháp rải tâm từ bi thì vào mục nào ạ? Chân thành cám ơn.

Trả lời:

Tâm từ là tâm không sân do đó con nên tập nhìn (hoặc nghĩ đến) mọi người, mọi sự, mọi vật với tâm không sân và con nên biết thật rõ tâm không sân đó. Khi con đã thuần thục với cái nhìn như vậy thì dần dần ngay cả đối với những người hay cảnh trái ý nghịch lòng con cũng không sân. Khi tâm con không sân thì nó luôn mát mẻ, dịu dàng, thoải mái. Lúc bấy giờ con hướng đến mọi nơi, mọi người, mọi vật với tâm hiền thiện nhân hậu đó gọi là rải tâm từ. Cứ ngay trong đời sống mà hành như vậy, không nên lệ thuộc vào một phương pháp nhất định nào cả. Con có thể xem thêm phần rải tâm từ trong Thanh Tịnh Đạo, trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Ngài Narada hoặc cuốn Tâm Từ của Sư Hộ Pháp. Các cuốn sách này con có thể tìm đọc ở trang web:
http://buddhanet.net/budsas/uni/index.htm

BẺ GÃY XIỀNG GÔNG


“Chừng nào chúng ta còn đánh giá, đo lường người khác bằng tiêu chuẩn của mình và chừng nào chúng ta còn tự đánh giá mình bằng các tiêu chuẩn của người khác; chừng đó chúng ta sẽ còn LUÔN LUÔN ĐAU KHỔ! ”



***
Khi nghĩ về cuộc đời, chúng ta nên nghĩ nhiều hơn đến phẩm chất của tâm. Người này có thể là một tỷ phú, trong khi kẻ khác có thể nghèo rớt mồng tơi, nhưng kẻ nghèo đó vẫn có thể sống một cuộc đời rất mãn nguyện và hạnh phúc, trong khi con người giàu có kia có thể đang phải trải qua một cuộc sống đầy đau khổ.

Bài học của cuộc sống

Cuộc sống trong bản thân nó không phải là mục đích. Mục đích vượt hơn cuộc sống. Cuộc sống chỉ là cơ hội để nhận ra mục đích. Mục đích bị ẩn kín sâu trong cuộc sống; bạn không thể tìm thấy nó trên bề mặt. Bạn sẽ phải thấm vào chính trung tâm. Cuộc sống giống như hạt mầm. Trong bản thân nó là không đủ. Bạn sẽ phải làm việc vất vả để cho hạt mầm nhú ra, trở thành cây và đi tới nở hoa.

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ PHẬT HỌC



Bài 1 - THIN


1.  MỞ ĐẦU:

Chuyện bắt đầu từ một bữa ăn, một người bạn hỏi tôi: "Thiền là gì?". Anh bạn là một kỹ sư hiện còn làm việc; đối với anh Đạo Phật là tôn giáo dành cho người chết (vì khi chết rồi thì mời Thầy hoặc Sư đến tụng kinh) và cho người già như là một tín ngưỡng với nhiều màu sắc mê tín. Khó cho tôi rồi nhưng may mà cuối cùng tôi cũng giải thích được cho anh hiểu. Từ đó tôi thấy cần thiết phải ghi lại những điều đã học.
Những phần dưới đây là những ghi chép hoặc biên soạn lại những nguyên lý, những điểm cốt lõi của các vấn đề Phật học đã được Quý Thầy, Quý Đại Sư khai thị. Giáo Pháp thì vô biên, chân lý thì không thể nghĩ bàn nên gây nhiều khó khăn cho người học đạo. Mỗi người chúng ta lại bận rộn với cuộc sống thường nhật, cuộc đời cơm áo với nhiều nỗi lo toan nên thì giờ dành cho việc tu học cũng ít và không thường xuyên. Theo kinh nghiệm của tôi và các bạn hữu nếu như hiểu rõ được, nắm vững được một số nguyên lý, các điểm chính của giáo pháp thì tự thân mỗi người có thể tìm thấy một phương pháp hành trì thích hợp cho mình từ đó được an vui trong đời sống hàng ngày.

KÍNH MỪNG SINH NHẬT THẦY VIÊN MINH

                                 
                              

"Kính mừng sinh nhật Ân Sư"
Mồng bốn tháng hai năm Quý Tỵ
(15.03.2013)

                          Đệ Tử chúng con ở phương xa kính mừng sinh nhật Thầy

Đi Về Như Nhiên



- "... Thầy ơi, con mệt mỏi quá rồi, giác ngộ hay không, con chẳng bận tâm nữa, đúng hay sai, thiền hay không, biết hay không biết, v.v... và v.v... con mệt quá rồi thầy à. Con chẳng buồn làm gì nữa, chẳng buồn cố gắng thêm chút nào nữa, con kiệt sức mất rồi, thầy có bài thơ nào tặng con không? Thầy ơi! 

-Thầy tặng con bài thơ Thầy làm đã lâu:

Khứ lai
Hữu lai nhi khứ
Hữu khứ lai hề
Hữu lai nhi lai
Hữu khứ khứ hề
Tri chi bất lai
Tri chi bất khứ
Nhiên khứ lai hề
Thiên thu giả mộng.


Muốn về lại mãi đi xa
Người đi chợt thấy quê nhà vẫn đây
Có người về, cuộc sum vầy
Người đi đi tận chân mây cuối trời
Biết ra chỉ một cuộc chơi
Không lai không khứ thảnh thơi đi về
Thong dong bờ giác bến mê
Muôn đời ảo mộng, đi về như nhiên. (Tâm Mãn - Ngọc Quế)


(Hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông)

"...nơi nào ta đến thì cũng vẫn chỉ là nơi này và ở đây..."

Muôn đời ảo mộng, đi về như nhiên.

Những mẫu truyện về "BẢN NGÃ"

Cái tôi

Chuyện kể về một thầy tu sống trong sa mạc Ai Cập, một người vốn quá đau khổ trước cám dỗ đến nỗi không thể chịu được nữa. Vì thế ông quyết định rời căn phòng của mình và đi đến một nơi khác.
Khi ông đang mang dép để thực hiện quyết tâm, ông thấy một thầy khác đang ở cách ông một khoảng không xa. Thầy đó cũng đang xỏ dép vào chân.
“Thầy là ai?”, ông hỏi người lạ mặt.
“Tôi là cái tôi của anh”, người đó đáp. “Nếu vì tôi mà anh rời nơi này, thì tôi sẽ cho anh biết, dù anh đi đâu tôi cũng sẽ theo anh”.
Một khách hàng thất vọng nói với bác sĩ tâm lý, “Dù đi đâu, tôi vẫn dẫn chính mình theo - và nó làm hỏng hết”.
Cả điều bạn chạy trốn - lẫn điều bạn mong muốn - đều ở trong bạn.

Nét Đẹp Của Thiền


Thiền đồng nghĩa với cái đẹp. Người ta thường đề cập đến Chân-Thiện-Mỹ cho một tiêu chuẩn hoàn hảo. Tính chân thật tuyệt đối thường có vẻ lạnh lùng nhạt nhẽo của đệ nhất phong đầu bặt dứt ý niệm. Phải có thêm tính Mỹ để cái đẹp ngàn đời hiển hiện. Trong thơ văn Thiền Việt Nam, vẻ đẹp của chân lý tuyệt đối được biểu trưng bằng nhiều cách. Một cành mai của thiền sư Mãn Giác nở hoài từ vô thủy vô chung, mỗi độ xuân về thường được nhắc đến - Đôi ngỗng của thiền sư Pháp Thuận, từ thời đón sứ Tống đến nay cũng cứ bơi hoài, trong đó có cái đẹp thong dong lướt đi trên nước, như mọi thứ trong đời cứ lướt đi không vướng bận.

Học về luật của vũ trụ và lực của tự nhiên


Có lần, khi Vishtaspa, vua của vùng Persia, trở về từ một chiến dịch thắng lợi, ông ấy tới gần chỗ Zarathustra sống. Ông ấy quyết định tới thăm nhà huyền môn này. Nhà vua nói với Zarathustra. "Ta đã tới để ông có thể giải thích cho ta về luật của tự nhiên và vũ trụ. Ta không thể nán lại vì ta đang trên đường về nhà từ một cuộc chiến và những vấn đề quan trọng của quốc gia đang đợi ta ở cung điện."Nhìn nhà vua, Zarathustra mỉm cười và lấy một hạt lúa mì từ đất và trao nó cho nhà vua. "Trong hạt lúa mì nhỏ bé này," ông ấy tuyên bố, "có chứa mọi luật của vũ trụ và lực của tự nhiên."

SỐNG ĐƠN GIẢN - Điều gì làm chúng ta thay đổi?


Sống đơn giản không có nghĩa là chỉ việc điều chỉnh theo một khuôn mẫu. Phải rất thông minh mới có thể sống đơn giản, chứ không phải chỉ hùa theo một kiểu mẫu đặc biệt, dù nó có cái vẻ bề ngoài giá trị. 
Bất hạnh thay, phần lớn chúng ta lại chỉ bước vào sự đơn giản bằng cái vỏ ngoài.
Thật là dễ dàng để chỉ sở hữu có chút ít đồ vật và thỏa mãn, an lạc với sự sở hữu ít ỏi đó, hơn thế, chia sẻ chút ít đó với người khác.

Có thể buông bỏ được


Có câu chuyện về một người nọ kể cho những người bạn mình nghe một câu chuyện vui, khi nghe xong ai cũng đều bật cười. Rồi anh nói muốn kể thêm một câu truyện vui nữa, nhưng anh lặp lại cũng cùng câu truyện ấy, và chỉ có vài người cười. Xong, anh tiếp tục kể lại một lần nữa, lần này thì ai cũng im lặng. Đến khi anh lặp lại thêm lần nữa thì bắt đầu có nhiều người lộ vẻ khó chịu và bực mình.
Anh ta im lặng một lúc rồi nói, "Quý vị thấy lạ không, một câu chuyện dầu vui hay thú vị đến đâu mà khi mình cứ lặp đi, lặp lại mãi rồi thì nó cũng trở thành nhàm chán và vô duyên. Thế nhưng chúng ta có những câu chuyện buồn, hay nỗi phiền giận, mà mình cứ lặp đi lặp lại mãi, và kể cho nhau nghe hoài, mà vẫn không bao giờ cảm thấy chán!"

Ðạo và Quả


Bản kinh Potthapàda mà chúng ta đã nghiên cứu, đưa chúng ta đi xuyên suốt từ những bước đầu cho đến cuối con đường tu tập, giải thích cho chúng ta những gì cần phải làm. Lúc này, chúng ta cần nhìn lại các kết quả cuối cùng của việc thực hành theo những sự hướng dẫn này, bắt đầu từ việc giữ giới hạnh, qua định, đến tuệ. Tuệ giác dần phát sinh từ việc chúng ta nhìn ra được ngã tưởng và nhận ra được bản chất thực sự của nó là gì.
Qua bản kinh, chúng ta thấy rằng mình không thể thực sự là các tự ngã mà mình đã trải nghiệm, được gọi là “tôi”.

Biết tự tha thứ


Nhà thơ Rumi viết, "Một cái nhìn sâu thẳm vào nội tâm sẽ làm phát khởi lên một nỗi đau lớn, nhưng nỗi đau ấy sẽ giúp ta bước ra được phía sau tấm màn che". Mỗi khi chúng ta nhớ lại những việc nào mình đã làm mà gây khổ cho kẻ khác, ngay trong giây phút ấy, ta sẽ kinh nghiệm một nỗi đau. Và nỗi đau đó có thể trở thành một phương tiện giúp ta chuyển hóa. Khi ta có thể "bước ra được phía sau tấm màn che" của vọng tưởng, ta sẽ không còn cho mình là "xấu xa" nữa, và ta biết cởi mở đối với tự tánh khổ đau của mọi kinh nghiệm. Mỗi khi tưởng nhớ lại những lần mình đã làm khổ kẻ khác, chắc chắn sẽ gây cho ta nhiều khổ tâm. Tôi đã từng ngồi thiền chung với một người chồng đánh đập vợ mình tàn nhẫn mỗi khi nổi giận, với một người đàn ông chờ án tử hình vì đã vi phạm tội sát nhân trong một lần ăn cướp, hơn hai mươi năm về trước. Và tôi cũng đã từng ngồi với những ký ức buồn đau của chính mình về những nỗi khổ tôi đã gây cho người khác. Không cần biết việc lớn hay nhỏ, hễ khi ta làm cho người khác khổ là ta cũng sẽ chịu một sự đớn đau.

TÍNH ĐÍCH THỰC


Đích thực
Tính chân thực nghĩa là tính đích thực - là thực, không giả, không dùng mặt nạ. Bất kì cái gì là khuôn mặt thực của bạn, biểu lộ nó ra với bất kì giá nào.
Nhớ lấy, điều đó không có nghĩa là bạn phải lột mặt nạ người khác; nếu họ sung sướng với dối trá của họ, đấy là họ quyết định chứ. Đừng đi và lột mặt nạ bất kì ai bởi vì đây là cách mọi người nghĩ - họ nói họ phải chân thực, đích thực; họ ngụ ý họ phải đi và lột trần mọi người bởi vì "Sao anh lại che giấu thân thể mình? Quần áo là không cần thiết." Không. Xin nhớ: Chân thực với bản thân mình. Bạn không cần cải tạo bất kì ai khác trên thế giới này. Nếu bạn có thể làm bản thân mình trưởng thành, điều đó là đủ rồi. Đừng là người cải cách, và đừng cố gắng dạy người khác, và đừng cố gắng thay đổi người khác. Nếu bạn thay đổi, thế là đủ về một thông điệp.

Như Tiếng Chim Ca


Trong quyển sách nầy: những chuyện Phật Giáo, Kitô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, chuyện thiền, chuyện Nga Sô, Trung Hoa, Ấn Độ... chuyện co, chuyện kim. 
Tất cả những mẩu chuyện đó đều có một đặc điểm chung: nếu ta đọc theo một cách nào đó, chúng sẽ giúp cho tâm linh phát triển .
 NÊN ĐỌC NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO? 
Có ba cách đọc:

Audio : Trở về, trọn vẹn và trong sáng với thực tại

Trở về thực tại, thiền Vipassanā gọi là chánh niệm, và Thiền Tông gọi là thân tâm nhất như hay vô niệm. Tâm có chánh niệm thì không lang thang hướng ngoại hay không bỏ quên thực tại thân tâm, tức không rơi vào thất niệm, tạp niệm hay vọng niệm. 
Tuy nhiên, trở về với chính mình không phải là trở về một khởi điểm nào đó đã trôi qua, mà chính là trở về tình trạng đang là, với một thái độ bình lặng, vắng mặt mọi ý đồ can thiệp, chọn lựa, lấy bỏ... Ngay lúc đó, bạn chỉ cần trọn vẹn với thực tại hiện tiền mà không cần thêm bớt, không cần hành động hay phản ứng gì cả.

Thân thiết - Tin cậy bản thân và người khác

Mọi người đều sợ thân thiết - nó là điều khác dù bạn nhận biết về nó hay không. Thân thiết nghĩa là phơi bày bản thân bạn trước người lạ - và chúng ta tất cả đều là người lạ; chẳng ai biết ai. Chúng ta thậm chí còn là người lạ với bản thân mình bởi vì chúng ta không biết chúng ta là ai.
Thân thiết đem bạn tới gần người lạ. Bạn phải vứt bỏ tất cả mọi phòng thủ; chỉ thế thì thân thiết mới là có thể. Và nỗi sợ là ở chỗ nếu bạn vứt bỏ tất cả mọi phòng thủ, tất cả mặt nạ của bạn, ai biết người lạ sẽ làm gì với bạn?

Osho nói về Trang Tử


Bạn đã tới với tôi. Bạn đã thực hiện bước nhảy nguy hiểm. Điều ấy là nguy hiểm bởi vì gần tôi bạn có thể mất mãi mãi. Tới gần hơn có nghĩa là cái chết và không thể có ý nghĩa nào khác được. Tôi cũng hệt như vực thẳm vậy. Lại gần tôi hơn và bạn sẽ rơi vào trong tôi. Với điều này, lời mời đã được trao cho bạn, bạn đã nghe thấy nó và bạn đã tới.
Nhận biết rằng thông qua tôi bạn sẽ chẳng thu được cái gì đâu. Thông qua tôi bạn chỉ có thể mất tất cả – bởi vì chừng nào bạn chưa mất đi, điều thiêng liêng không thể nào xảy ra được; chừng nào bạn chưa biến mất hoàn toàn, thực tại không thể nào nảy sinh. Bạn là rào chắn.

Hỏi Đáp: Pháp học 2 (THẦY VIÊN MINH)


1. Pháp học và Pháp hành

Câu hỏi:Con Kính Thầy! Con cũng vừa mới biết qua trang web này. Con xin hỏi từ Pháp học và Pháp hành là sao ạ?
Trả lời:Pháp học là học để thấy lẽ thật. Pháp hành là thể hiện lẽ thật ấy.

2. Vô vi và hữu vi


Câu hỏi: Thưa thầy xin thầy phân biệt cho con thấy cái làm vô vi và hữu vi nó khác nhau thế nào và làm sao để biết là mình đang hành vô vi?
Trả lời:
Hành theo giới định tuệ là vô vi, hành theo tham sân si là hữu vi. Giới là KHÔNG làm việc ác. Định là tâm KHÔNG loạn động. Tuệ là KHÔNG vọng niệm, cho nên hành theo giới định tuệ là con đường KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC, VÔ CẦU nghĩa là vô vi vậy. Khi bản ngã khởi lên tư tưởng tham sân si tức là vô minh ái dục có mặt thì liền có hành động tạo tác để trở thành, đó gọi là hữu vi.

TÁM CUỘC ĐÀM LUẬN (tt)


ĐÀM LUẬN 4Th

Người hỏi: Tôi có một thói quen vượt trội hơn hẳn. Tôi cũng có những thói quen khác, nhưng chúng ít quan trọng hơn. Tôi đã từng tranh đấu thói quen này đến lúc nào mà tôi có thể nhớ được. Chắc chắn là nó đã hình thành từ tuổi ấu thơ. Xem ra không ai chú ý đầy đủ để sửa nó nên dần dần tôi lớn lên và nó trở nên và trở nên bám sâu hơn. Thỉnh thoảng nó biến mất rồi sau đó lại trở lại. Tôi xem ra không thể loại bỏ được nó. Tôi muốn hoàn toàn là chủ nhân của nó. Nó trở thành con bệnh trầm kha nên khó cho tôi vượt qua nó được. Tôi phải làm sao bây giờ?

Hỏi Đáp: THIỀN 4 [THẦY VIÊN MINH]


TÁM CUỘC ĐÀM LUẬN


ĐÀM LUẬN 1st

Người hỏi: Tôi muốn chia sẻ... tôi bất ngờ phát hiện thấy mình trong một thế giới hoàn toàn khác lạ, thông minh siêu hạng, hạnh phúc, với một tình thương mẫn cảm bao lao vô hạn. Tôi có vẻ như đang trên bờ sông bên kia, không cần phải vật lộn để băng qua đó, không cần hỏi những chuyên gia về đường lối. Tôi đã du hành trên nhiều địa phận khác nhau trên thế giới và đã quan sát mọi nỗ lực của con người trên những lãnh vực khác nhau của cuộc sống. Chẳng có gì cuốn hút tôi ngoại trừ tôn giáo. Tôi sẽ làm bất kỳ điều gì để đến được bến bờ bên kia, để thể nhập vào chiều kích khác và xem thấy mọi thứ dường như lần đầu tiên với đôi mắt vô nhiễm.

"Chân Không Diệu Hữu" - BÁT NHÃ TÂM KINH


Câu hỏi: Thưa Thầy, xin Thầy cho con một thí dụ để biết thế nào là nghĩa của "Chân Không Diệu Hữu." Con xin rất cám ơn Thầy.
Trả lời:
Con có thể chỉ bất cứ cái gì nó cũng đều là chân không và diệu hữu cả. Vì vậy có câu: "Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không". Nếu có thì giờ con mở qua mục Thư Viện tìm cuốn Thực Tại Hiện Tiền, trong đó thầy đã nói về chân không diệu hữu rất rõ. Tuy nhiên điều này con không nên tìm hiểu bằng lý trí, kiến thức; cứ lắng nghe, quan sát và chiêm nghiệm rồi con tự thấy ra mới thật là hứng thú.

TỰ BIẾT MÌNH

Theo Krishnamurti thiền định giản dị hơn nhiều, có thể hiểu đó là trạng thái thường xuyên tự hiểu mình, tự biết mình, hay tự tri, và trạng thái này cần hiện diện trong mỗi người mọi lúc mọi nơi. Khi nào có trạng thái đó tức là đang thiền định, còn ngoài ra chẳng có gì gọi là thiền định cả. Tự biết mình là biết như thế nào thì qua lời của Krishnamurti trong chương trước cũng có thể hình dung được phần nào, nhưng có thể tóm gọn trong một câu là: nhận ra được mình đang hiện thể trong những ràng buộc của thời gian. Dĩ nhiên, nếu người đọc không đồng ý với suy tưởng của Krishnamurti về thời gian thì những ý niệm về thiền định của ông chẳng có giá trị gì, vì thiền định chỉ để chấm dứt thời gian tâm lý đang hoành hành tâm trí con người, ngoài ra nó chẳng để làm gì khác. Chúng ta hãy xem ông nói như thế nào về thiền định.

TÌM KIẾM


Mọi người đang tìm kiếm thiền, lời cầu nguyện, cách hiện hữu mới. Nhưng tìm kiếm sâu sắc hơn, và tìm kiếm cơ bản hơn, là làm sao lại được bắt rễ vào trong sự tồn tại. Gọi nó là thiền, gọi nó là lời cầu nguyện, hay bất kì cái gì bạn muốn, nhưng điều bản chất là làm sao được bắt rễ vào trong sự tồn tại. Chúng ta đã trở thành cây bị bật rễ - và không ai khác chịu trách nhiệm ngoại trừ chúng ta, với ý tưởng ngu xuẩn riêng của mình về chinh phục tự nhiên.

BÀI DIỄN VĂN GIẢI TÁN GIÁO HỘI NGÔI SAO (Speeech on the Dissolution of the Order of the Star)

Giáo Hội Ngôi Sao ở Phương Đông được thành lập năm 1911 để tuyên cáo sự xuất hiện của vị Thầy trên thế giới. Krishnamurti được bầu làm người cầm đầu Giáo Hội. Ngày mùng 2 tháng 8, năm 1929, ngày khai mạc Hội Nghị hàng năm tại Trại của Giáo Hội Ngôi Sao ở Ommen, Hòa Lan, Krishnamurti đã giải tán Giáo Hội trước 3000 hội viên. Dưới đây là toàn thể bài diễn văn đọc trong dịp này.
“Sáng nay, chúng ta sẽ thảo luận về sự giải tán Giáo Hội Ngôi Sao. Nhiều người sẽ hân hoan đón nhận, và những người khác lại có thể buồn rầu.

Hiểu cái cụ thể


Bất cứ lúc nào tôi có một ý niệm, thì ý niệm ấy cũng có thể áp dụng cho nhiều cá thể. Chúng ta không nói về một cái tên riêng biệt, cụ thể như Mary hay John – những cái tên ấy không thuộc lãnh vực quan niệm. Một ý niệm có thể được áp dụng cho vô vàn vô số các cá thể. Ý niệm có tính phổ quát. Chẳng hạn,  từ “lá” có thể áp dụng cho từng chiếc lá đơn độc hay cho tất cả những lá của một cây nào đó. Hơn thế nữa, cũng chính từ “lá” ấy có thể được áp dụng cho mọi lá của mọi cây: lá to, lá nhỏ, lá non, lá vàng, lá khô, lá xanh, lá dừa, lá chuối… Và nếu tôi bảo bạn rằng sáng nay tôi trông thấy lá – thì thực sự bạn cũng không ý niệm được gì về cái mà tôi trông thấy sáng nay.