Trong quyển sách nầy: những chuyện Phật Giáo, Kitô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, chuyện thiền, chuyện Nga Sô, Trung Hoa, Ấn Độ... chuyện co, chuyện kim.
Tất cả những mẩu chuyện đó đều có một đặc điểm chung: nếu ta đọc theo một cách nào đó, chúng sẽ giúp cho tâm linh phát triển .
NÊN ĐỌC NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Có ba cách đọc:
1/ Đọc mỗi chuyện một lần rồi sang chuyện khác. Cách đọc nầy chỉ để giải trí mà thôi.
2/ Đọc mỗi chuyện hai lần và suy nghĩ về nội dung. Đem áp dụng vào đời sống. Điều đó sẽ giúp bạn có được một loại cảm nếm thần học, (tức nghệ thuật nghe hay kể lại những mẩu chuyện về Thiên Chúa hay thần linh). Cách thức nầy rất hữu ích đối với một nhóm nhỏ, trong đó mỗi người chia sẻ những suy tư của mình liên quan đến đề tài thảo luận. Như thế ta sẽ tạo được một nhóm thần học.
3/ Đọc lại chính mẩu chuyện đó, sau khi đã nghiền ngẫm nội dung. Giữ thinh lặng nội tâm và để cho câu chuyện bộc lộ chiều sâu cùng ý nghĩa thâm trầm, một ý nghĩa vượt ra ngoài những từ ngữ và suy tư. Điều đó dần dần mang lại cho bạn một cảm thức về lãnh vực thần bí, (tức nghệ thuật thưởng thức và cảm nhận trong thâm tâm, ẩn ý của những mẩu chuyện liên hệ để dần dần được biến đổi nhờ những mẩu chuyện đó).
Ngoài ra có thể nghiền ngẫm mỗi mẩu chuyện đó suốt ngày, để hương thơm cùng làn điệu phảng phất và âm vang trong nội tâm độc giả, chứ không phải trong trí óc. Điều đó cũng có thể, dưới một khía cạnh nào đó, làm cho độc giả trở thành một nhà thần bí. Hầu hết những câu chuyện lược thuật trong sách nầy trước tiên nhằm vào mục đích đó.
Có ba cách đọc:
1/ Đọc mỗi chuyện một lần rồi sang chuyện khác. Cách đọc nầy chỉ để giải trí mà thôi.
2/ Đọc mỗi chuyện hai lần và suy nghĩ về nội dung. Đem áp dụng vào đời sống. Điều đó sẽ giúp bạn có được một loại cảm nếm thần học, (tức nghệ thuật nghe hay kể lại những mẩu chuyện về Thiên Chúa hay thần linh). Cách thức nầy rất hữu ích đối với một nhóm nhỏ, trong đó mỗi người chia sẻ những suy tư của mình liên quan đến đề tài thảo luận. Như thế ta sẽ tạo được một nhóm thần học.
3/ Đọc lại chính mẩu chuyện đó, sau khi đã nghiền ngẫm nội dung. Giữ thinh lặng nội tâm và để cho câu chuyện bộc lộ chiều sâu cùng ý nghĩa thâm trầm, một ý nghĩa vượt ra ngoài những từ ngữ và suy tư. Điều đó dần dần mang lại cho bạn một cảm thức về lãnh vực thần bí, (tức nghệ thuật thưởng thức và cảm nhận trong thâm tâm, ẩn ý của những mẩu chuyện liên hệ để dần dần được biến đổi nhờ những mẩu chuyện đó).
Ngoài ra có thể nghiền ngẫm mỗi mẩu chuyện đó suốt ngày, để hương thơm cùng làn điệu phảng phất và âm vang trong nội tâm độc giả, chứ không phải trong trí óc. Điều đó cũng có thể, dưới một khía cạnh nào đó, làm cho độc giả trở thành một nhà thần bí. Hầu hết những câu chuyện lược thuật trong sách nầy trước tiên nhằm vào mục đích đó.
CẨN-TRỌNG
Đa số những mẩu chuyện mà bạn sẽ đọc sau đây thường đi kèm với một lời bình nhằm minh họa một suy nghĩ mà chính bạn cũng muốn thực hiện. Đừng đóng khung trong những lời đính kèm nơi tập sách này: có khi chúng kìm hãm bạn, có khi chúng hướng bạn vào con đường lệch lạc. Đừng đem bất cứ chuyện nào áp dụng cho ai khác ngoài bạn (cho linh mục, thượng tọa, cho Giáo Hội, cho người lân cận...), nếu không câu chuyện ấy sẽ tạo ra nơi bạn một loại thành kiến thiêng liêng: Mỗi chuyện đều liên quan đến bản thân bạn mà thôi, chứ không liên quan đến ai khác.
Khi đọc lần đầu, bạn hãy đọc theo thứ tự được sắp xếp nơi đây: thứ tự đó hàm chứa một giáo huấn và một tinh thần mà độc giả sẽ bỏ sót nếu đọc các mẩu chuyện một cách tùy hứng.
§01 - HÃY TỰ MÌNH ĂN TRÁI
Ngày nọ, một đệ tử phàn nàn cùng Minh Sư:
"Thưa thầy, thầy thường kể cho chúng con nghe rất nhiều câu chuyện, nhưng chả bao giờ thầy giải thích ý nghĩa các câu chuyện đó." Minh Sư hỏi vặn lại:
"Nếu có ai cho con một trái cây, con có muốn người đó nhai trái cây ấy, rồi mới mớm cho con không?"
§02 - SỰ KHÁC BIỆT CÓ TÍNH CÁCH SINH TỬ
Ngày kia người ta hỏi xu phi Uwais:
"Ân sủng đã mang lại gì cho ngài?" Tu sĩ trả lời:
"Khi tôi thức dậy ban mai, tôi cảm thấy như một người không biết chắc là mình có thể sống tới chiều tối không."
Người kia nói vặn lại:
"Nhưng ai ai cũng biết điều đó!"
Uwais đáp:
"Lẽ dĩ nhiên rồi.
Nhưng không phải ai ai cũng cảm nghiệm điều đó."
Tiếng rượu không bao giờ làm cho ai say cả.
§03 - TIẾNG CHIM CA
Các đệ tử không ngừng đặt câu hỏi về Thượng Đế.
Minh Sư nói:
"Thượng Đế là Đấng mà không ai biết và cũng không thể biết được. Mọi điều tuyên bố về Ngài cũng như mọi câu trả lời cho câu hỏi của các con đều bóp méo sự thật."
Các đệ tử rầu rĩ nói:
"Thưa thầy, như vậy tại sao thầy từng nhọc công nói về Thượng Đế cho chúng con?"
Minh Sư hỏi:
"Tại sao con chim ca hát?"
Chim ca hát không phải vì công bố điều gì, nhưng vì có một bài ca.
Những lời nói của học-giả là để hiểu biết. Những lời nói của Minh Sư không phải để hiểu biết: phải nghe những lời nói đó như nghe tiếng gió rì rào qua cành cây kẻ lá, tiếng róc rách của dòng sông và tiếng hót của chim muông. Tiếng nói của Minh Sư sẽ đánh thức trong lòng bạn một điều gì đã tiềm ẩn bên kia biên giới của tri thức.
§04 - CÁI NỌC
Một vị thánh ngày kia được ơn nói tiếng của loài kiến. Ngài lại gần một con kiến ra vẻ thông thái nhất và hỏi: "Đấng Toàn Năng giống cái gì? Dưới một khía cạnh nào đó, Ngài có thể so sánh với một con kiến được không?"
Con kiến thông thái trả lời: "Đấng Toàn Năng? Chắc chắn là không! Loài kiến chúng tôi, như ngài thấy đó, chúng tôi chỉ có một cái nọc. Nhưng Đấng Toàn Năng, Ngài có hai nọc!"
Ta thử kéo dài câu chuyện.
Khi người ta hỏi con kiến là Thiên Đàng giống cái gì, con kiến thông thái trả lời một cách trịnh trọng: "Trên ấy, chúng tôi sẽ giống Đấng Toàn Năng: mỗi một con kiến chúng tôi có hai cái nọc, nhưng nhỏ hơn mà thôi."
Thế rồi một cuộc tranh luận dữ dội xảy ra giữa các trường phái tư duy thuộc đạo giáo về vấn đề là phải đặt cái nọc thứ hai nơi nào cho đúng chỗ trên thân thể của con kiến ở trên trời.
§05 - CON VOI VÀ CON CHUỘT
Một con voi đang đắm mình vui vẻ trong một cái ao nơi rừng sâu, một con chuột xuất hiện và yêu cầu voi ra khỏi hồ.
Voi nói: "Tao không ra”
Chuột nói: "Tôi yêu cầu đấy: ra ngay lập tức đi."
"Tại sao?"
"Tôi chỉ nói khi anh ra khỏi ao mà thôi."
"Vậy thì tao không ra."
Nhưng rồi cuối cùng voi cũng vất-vả khó khăn ra khỏi ao, đứng đối diện với con chuột và nói: "Tại sao mầy muốn tao ra khỏi hồ?"
"Để kiểm tra xem anh có mặc áo tắm của tôi không."
Việc một con voi chui vào áo tắm của một con chuột thì vô cùng dễ dàng hơn việc Thượng Đế phải thích ứng với những ý niệm của chúng ta về Ngài.
§06 - CHIM BỒ CÂU CỦA NHÀ VUA
Nasruddin được làm tể tướng cho nhà vua. Ngày kia, trong khi lang thang đi qua cung điện, ông xem thấy một con chim ưng của nhà vua.
Nói đúng ra, từ trước đến giờ ông chưa bao giờ thấy một con chim ưng giống như vậy. Thế là ông lấy một cái kéo và tỉa vuốt, tỉa cánh và mỏ chim ưng.
Ông bảo chim: "Đó, giờ đây mầy mới có dáng dấp một con chim đích thực: chủ của mầy đã bỏ bê mầy."
“Bạn không giống ai cả nên có điều gì sái quấy ở nơi bạn!”
§07 - MỘT CON KHỈ CỨU VỚT CON CÁ
Tôi thấy con khỉ tha một con cá ra khỏi mặt nước và để nằm trên một cành cây. Tôi nói: "Trời đất ơi! Chú đang làm gì vậy?"
Con khỉ trả lời: "Tôi đang cứu con cá cho khỏi chết đuối." Ánh nắng mặt trời làm sáng mắt chim phượng hoàng nhưng lại làm quáng mắt chim cú.
§08 - CHỞ MUỐI VÀ BÔNG GÒN QUA SÔNG
Nasruddin tải muối ra chợ bán. Con lừa của ông vất vả lội qua sông, toàn bộ số muối đều tan ra hết. Khi tới bờ bên kia, con lừa chạy vòng vòng, khoái trá, vì không còn phải chở nặng nữa. Ngược lại, Nasruddin cảm thấy bực tức.
Phiên chợ tiếp theo, ông chất những thúng bông gòn lên lừa. Con vật suýt phải chết đuối khi lội qua sông vì trọng tải tăng lên.
Nasruddin sung sướng nói: "Thấy chưa! Cho mầy một bài học kẻo mầy cứ tưởng rằng mỗi lần lội qua sông là đều có lợi!"
Hai người theo đạo. Một người tìm được sự sống còn người kia thì chết chìm.
§09 - ĐI TÌM LỪA
Mọi người hoảng hốt khi thấy mu-la Nasruddin cỡi con lừa chạy vun vút qua các đường làng.
Người ta hỏi thầy: "Thưa thầy, thầy đi đâu mà chạy như bay như biến vậy?"
Vị mu la vừa phi nước đại vừa trả lời: "Tôi đang đi tìm con lừa của tôi."
Ngày kia, người ta thấy thiền sư Rinzai tìm kiếm thân thể của ông. Điều đó làm cho các đệ tử đang còn ngu muội khoái trá vô cùng.
Người ta cũng gặp nhiều người đã ra công tìm kiếm Thiên-Chúa như thế!
§10 - LINH ĐẠO CHÂN CHÍNH
Người ta hỏi Minh Sư: "Linh đạo là gì?"
Ngài trả lời: "Linh đạo là điều thành-công trong việc mang lại cho con người một sự biến đổi nội tâm."
"Nhưng nếu tôi áp dụng những phương thức cổ truyền mà các vị Minh Sư để lại, đó không phải là linh đạo sao?"
"Không phải là linh đạo nếu nó không hữu hiệu cho chính bạn. Một cái chăn đắp không còn là một cái chăn đắp nữa khi không còn giữ được hơi ấm cho bạn."
"Vậy thì linh đạo có thể thay đổi ư?"
"Con người thay đổi và các nhu cầu cũng thay đổi. Do đó, điều gì trước kia là linh đạo thì nay không còn là linh đạo nữa. Điều mà thông thường người ta gọi là linh đạo chẳng qua chỉ là sao chép những phương pháp đã dùng trong quá khứ mà thôi."
Đừng cắt may con người cho thích ứng với chiếc áo.
§15 - Ý THỨC TRONG MỌI KHOẢNH KHẮC
Không một thiền sinh nào được phép dạy thiền cho người khác nếu chưa sống đủ mười năm bên cạnh Thiền Sư.Tenno, sau mười năm tu tập đã trở nên một bậc thầy dạy thiền. Ngày kia ông ta đi thăm viếng Thiền Sư Nan-in. Hôm đó trời mưa cho nên Tenno phải mang guốc và che dù.
Khi Tenno bước vào, Nan-in chào hỏi: "Anh đã để guốc và dù ngoài hành lang phải không? Vậy hãy nói cho tôi biết: anh đã để chiếc dù bên phải hay bên trái đôi guốc?"
Tenno rất lúng túng vì không biết trả lời làm sao. Ông mới nhận ra rằng mình chưa có thể duy trì một sự Ý Thức trong từng phút từng giây. Bấy giờ ông xin làm đệ tử Nan-in để tu tập thêm mười năm nữa ngõ hầu có được một Ý Thức trong mọi Khoảnh Khắc.
Ai có ý thức trong mỗi khoảnh khắc; ai hoàn toàn sống trong hiện tại từng phút từng giây, người đó là Minh Sư!
Khi Tenno bước vào, Nan-in chào hỏi: "Anh đã để guốc và dù ngoài hành lang phải không? Vậy hãy nói cho tôi biết: anh đã để chiếc dù bên phải hay bên trái đôi guốc?"
Tenno rất lúng túng vì không biết trả lời làm sao. Ông mới nhận ra rằng mình chưa có thể duy trì một sự Ý Thức trong từng phút từng giây. Bấy giờ ông xin làm đệ tử Nan-in để tu tập thêm mười năm nữa ngõ hầu có được một Ý Thức trong mọi Khoảnh Khắc.
Ai có ý thức trong mỗi khoảnh khắc; ai hoàn toàn sống trong hiện tại từng phút từng giây, người đó là Minh Sư!
§16 - SỰ THÁNH THIỆN CỦA GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Ngày kia người ta hỏi Đức Phật: "Cái gì làm cho một con người trở nên thánh thiện?" Đức Phật trả lời: "Mỗi giờ chia ra nhiều giây và mỗi giây chia ra nhiều sao. Ai có thể sống hoàn toàn trong hiện tại trong mỗi một sao thì người đó là một vị thánh."Một chiến sĩ Nhật Bổn bị quân địch bắt bỏ tù. Suốt đêm anh ta không thể nào chợp mắt vì tin chắc sáng mai anh sẽ bị tra tấn dã man.
Nhưng ngay lúc đó những lời nói của vị Thiền Sư vang vọng trong đầu óc anh: "Ngày mai không thực hữu. Chỉ có hiện tại mới là thực hữu."
Thế là anh trở về với thực tại - và lăn ra ngủ một giấc ngon lành.
Người mà Tương Lai không chi phối được: Cũng giống như đàn chim trên trời và bông huệ ngoài đồng. Không chút ưu tư đối với ngày mai. Hoàn toàn an trụ trong hiện tại. Đó là sự Thánh Thiện!
§21 - CÂU HỎI
Tu sĩ nói: "Tất cả những núi sông, quả địa cầu và các tinh tú - mọi thứ đó đều từ đâu mà đến?”
Minh sư đáp: "Câu hỏi của anh đến từ đâu?"
Hãy nhìn vào bên trong!
§23 - CÔNG THỨC
Một nhà thần bí từ rừng sâu trở về.Người ta hỏi ông: "Xin nói cho chúng tôi biết Thượng Đế như thế nào?"
Nhưng làm thế nào để vị đó có thể nói cho họ điều mà ngài đã chứng nghiệm tự trong sâu thẳm nội tâm?
Thượng Đế có thể gói ghém trong vài từ ngữ được sao?
Cuối cùng, nhà chiêm niệm đã cho họ một công thức - vụng về và khiếm khuyết - với hy vọng rằng vài người trong bọn họ có thể được thôi thúc để tự họ chứng nghiệm điều đó.
Họ đã vội chớp lấy công thức. Họ đã biến công thức thành một văn bản linh thánh. Họ đã áp đặt công thức đó trên người khác như là một tín lý thần thiêng. Họ đã khó nhọc ra đi phổ biến tài liệu đó ở nước ngoài. Thậm chí có người đã hy sinh cả mạng sống mình cho lý tưởng đó.
Nhà thần bí rất đổi đau buồn. Phải chi ông ta đừng nói với họ điều gì thì hơn.
§26 - MỘT TU SĨ KHỔ HẠNH BỊ CÚ TÁT ĐAU ĐIẾNG
Một vị tu sĩ khổ hạnh ngồi tham thiền nhập định bên bờ sông. Một người đi ngang qua thấy cái ót trắng nõn, cầm lòng không đậu, liền tát một cái nẩy lửa. Ông ta cảm thấy thích thú biết bao khi nghe tiếng "bốp" của bàn tay mình vọng lên từ cái ót vị tu sĩ khổ hạnh. Người nầy cảm thấy đau điếng nên lập tức đứng dậy để tát trả lại.Người kia vội nói: "Xin khoan đã. Ông có thể tát lại tôi, nếu ông muốn. Nhưng trước hết, xin ông hãy trả lời câu hỏi nầy đã: tiếng bốp phát ra từ bàn tay tôi hay từ cái ót của ông?"
Vị tu sĩ khổ hạnh đáp: "Ông hãy tự trả lời lấy đi. Nỗi đau đớn mà tôi đang chịu không cho phép tôi lý thuyết dông dài. Phần ông, ông có thể tự làm điều đó, vì ông không cảm thấy đau điếng như tôi."
§27 - MINH TRIẾT TRONG MỘT NỐT NHẠC
Không ai biết ông Kakua đã ra thế nào, sau khi ông rút lui khỏi triều đình. Và đây là câu chuyện liên quan đến đời ông.
Kakua là người Nhật Bản đầu tiên học Thiền ở Trung Hoa. Ông chỉ du hành chút ít thôi vì ông say mê thiền định.
Khi người ta gặp ông đi ra ngoài và xin giảng dạy, ông chỉ nói một hai tiếng và rút lui về bên kia khu rừng để khỏi bị quấy rầy.
Khi ông về lại Nhật Bản, Hoàng Đế nghe tiếng liền chỉ thị ông dạy thiền cho cả triều đình. Kakua đối diện nhà vua trong thinh lặng và bất động. Kế đó, ông lấy ống sáo trong vạc áo ra, thổi một nốt ngắn ngủi, kính cẩn cúi chào nhà vua và biến mất.
Đức Khổng Tử nói: "Không giáo hóa một người đã chín mùi, là bỏ phí con người. Giáo hóa một người chưa chín mùi, là phí đi lời nói."
Kakua là người Nhật Bản đầu tiên học Thiền ở Trung Hoa. Ông chỉ du hành chút ít thôi vì ông say mê thiền định.
Khi người ta gặp ông đi ra ngoài và xin giảng dạy, ông chỉ nói một hai tiếng và rút lui về bên kia khu rừng để khỏi bị quấy rầy.
Khi ông về lại Nhật Bản, Hoàng Đế nghe tiếng liền chỉ thị ông dạy thiền cho cả triều đình. Kakua đối diện nhà vua trong thinh lặng và bất động. Kế đó, ông lấy ống sáo trong vạc áo ra, thổi một nốt ngắn ngủi, kính cẩn cúi chào nhà vua và biến mất.
Đức Khổng Tử nói: "Không giáo hóa một người đã chín mùi, là bỏ phí con người. Giáo hóa một người chưa chín mùi, là phí đi lời nói."
§28 - THẦY NÓI GÌ?
Minh Sư ghi khắc sự minh triết của mình trong tâm khảm đệ tử, chứ không phải trên những trang giấy trắng. Đệ tử có thể cưu mang sự minh triết đó trong thâm tâm mình ba bốn chục năm, cho tới khi gặp được một người sẵn sàng đón nhận.Ngày kia, Thiền Sư Mu-nan sai người đi kiếm đệ tử là Shoju và bảo rằng: "Giờ đây thầy đã già, Shoju con hởi, con sẽ lãnh lấy trọng trách truyền đạt giáo huấn của thầy. Đây là quyển sách đã truyền tay từ Thiền Sư nầy sang Thiền Sư khác được bảy đời rồi. Chính thầy cũng có bổ túc đôi điều mà con sẽ thấy hữu ích. Nè, con hãy giữ lấy quyển sách nầy với con như chứng tích rằng con là người kế vị thầy."
Shoju nói: "Xin thầy nên giữ quyển sách đó cho thầy. Con đã học Thiền với thầy mà không thông qua chữ viết và con rất sung sướng duy trì Thiền như thế đấy."
Mu-nan bình tĩnh trả lời: "Thầy biết, thầy biết. Cho dẫu như thế, quyển sách nầy đã được sử dụng qua bảy thế hệ và cũng sẽ hữu ích cho con. Nè, con hãy giữ lấy cho con."
Tình cờ lúc đó hai người đang ngồi nói chuyện gần lò sưởi. Khi quyển sách vừa tới tay Shoju, ông liền ném ngay vào lửa. Ông ta không cảm thấy một chút thích thú gì đối với những văn bản.
Mu-nan là người mà chưa ai thấy nổi giận trước kia, đã la lớn: "Con điên rồi! Con làm gì vậy?"
Đến lượt Shoju cũng la lớn: "Chính thầy mới là khùng là điên! Thầy nói gì vậy?"
§29 - CON QUỈ VÀ BẠN NÓ
Ngày kia con quỉ đi dạo chơi với một người bạn.
Họ thấy trước mặt một người đang dừng lại, cúi xuống nhặt một vật gì ở trên mặt đường.
Người bạn hỏi: "Người đó đã tìm được vật gì thế?"
Con quỉ đáp: "Một mảnh vụn Chân Lý."
Người bạn hỏi thêm: "Điều đó không phiền hà nhà ngươi sao?"
Con quỉ đáp lại: "Không đâu! Tôi sẽ cho phép người ấy dùng mảnh chân lý kia để tạo thành một tín ngưỡng."
Mọi tín ngưỡng tôn giáo đều là những tấm biển nhỏ để chỉ đường đưa đến Chân Lý. Khi người ta cố bám víu vào tấm biển chỉ đường thì họ đã cản trở mình trên đường tiến tới Chân Lý, bởi vì họ có cảm tưởng sai lầm là mình đã nắm được Chân Lý.
§30 - NASRUDDIN ĐÃ CHẾT
Mu-la Nasruddin sang Trung Hoa. Ở đó ông thâu nhận một nhóm đệ tử để tu luyện họ trở nên giác ngộ. Khi giác ngộ rồi, họ không theo học nữa! Gu-ru của bạn không đáng được tin cậy, khi bạn ngồi bên chân ngài suốt đời.
Trích lượt những mẫu truyện " NHƯ TIẾNG CHIM CA"
Giáo Sư Đỗ Tấn Hưng chuyển ngữ
(TỦ SÁCH DŨNG LẠC)