CUỘC ĐỜI, SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Điều quan trọng nhất để làm trên đời là gì?
Cuộc đời này có ý nghĩa rất sâu sắc.
Hãy tận dụng tốt nhất thời gian sống của mình.
Cuộc đời này quá ngắn ngủi. Không có thời gian
 đâu mà chơi những trò chơi của đời.

GIRIMĀNANDA SUTTA - KINH GIẢI BỆNH



KINH KỲ-LỢI-MA-NAN (Girimànanda sutta)

Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinhđược tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh. Duyên khởi của kinh này là một ngày kia tôn giả Girimànanda lâm trọng bệnh, chính đức Phật đã gọi ngài Ànanda thọ trì nguyên văn bài kinh này rồi đến đọc lại cho tôn giả Girimànanda nghe.

Có thể buông bỏ được

Có câu chuyện về một người nọ kể cho những người bạn mình nghe một câu truyện vui, khi nghe xong ai cũng đều bật cười. Rồi anh nói muốn kể thêm một câu truyện vui nữa, nhưng anh lặp lại cũng cùng câu truyện ấy, và chỉ có vài người cười. Xong, anh tiếp tục kể lại một lần nữa, lần này thì ai cũng im lặng. Đến khi anh lặp lại thêm lần nữa thì bắt đầu có nhiều người lộ vẻ khó chịu và bực mình.
   Anh ta im lặng một lúc rồi nói, "Quý vị thấy lạ không, một câu chuyện dầu vui hay thú vị đến đâu mà khi mình cứ lặp đi, lặp lại mãi rồi thì nó cũng trở thành nhàm chán và vô duyên. Thế nhưng chúng ta có những câu chuyện buồn, hay nỗi phiền giận, mà mình cứ lặp đi lặp lại mãi, và kể cho nhau nghe hoài, mà vẫn không bao giờ cảm thấy chán!"

BOJJHANGA SUTTA‏ - DƯỢC PHÁP THẤT GIÁC CHI

Có chú tâm là có định, có quan sát rõ ràng là có tuệ

Thiền sư Kim Triệu
... Có lần, có một người cư sĩ kể chuyện:
“- Hồi con chưa biết Phật, chưa biết tu, có nhân duyên lái xe chở một vị thiền sư già, nổi danh nhiều nước (Là thiền sư Kim Triệu). Ngài gầy ốm, rắn rỏi, nghiêm trang nhưng ăn nói lại rất nhỏ nhẹ, dịu dàng nên con đem tâm kính trọng.
Nghĩ đến quảng đời ăn chơi hư hỏng của mình, con tâm sự:
- Bạch ngài, cuộc đời con coi như bỏ! Hôm nay may mắn có chút phước lành được chở ngài như thế này là quý hoá lắm rồi. Con chẳng biết tu, biết tập, chẳng biết Phật giáo là gì cả!
- Không phải đâu! Ngài nhẹ nhàng nói rồi mỉm cười! Ông có tu đấy mà ông không biết đó thôi!

RATANA-SUTT'ĀRAMBHO - KINH TAM BẢO

Chánh kiến -- nơi an trú mát mẻ

Thực hành Giáo Pháp là đi ngược dòng những thói quen của ta, chân lý đi ngược chiều những tham vọng của chúng ta, do đó thực hành Giáo Pháp quả thật là khó. Một vài sự việc mà ta hiểu là sai có thể là đúng, trong khi những điều mà ta nghĩ là đúng lại có thể sai. Tại sao vậy? Bởi vì tâm của ta ở trong đêm tối, chúng ta không thấy rõ Chân Lý. Chúng ta thật sự không hiểu gì và bị tánh gian dối của người đời phỉnh gạt. Họ chỉ điều chân chánh, bảo là sai lầm, và chúng ta tin thật. Điều sai lầm, họ nói là đúng, và ta tin. Đó là bởi vì ta chưa làm chủ được chính ta. Những cảm xúc vui buồn luôn luôn phỉnh lừa ta. Chúng ta không nên lấy cái tâm nầy và những ý kiến của nó làm kim chỉ nam để nó hướng dẫn ta trên đường đời, bởi vì nó không thấu hiểu chân lý.

Ý nghĩa Tùy Duyên

Hôm nay chúng tôi sẽ nói chuyện với quí Phật tử về đề tài "Ý nghĩa tùy duyên". Ý nghĩa này rất sâu xa không phải tầm thường, và lâu nay nó cũng đã bị lạm dụng nhiều.
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa, bởi khi bắt chước là nó có cái khuôn rồi. Cho nên ý nghĩa này rất quan trọng mà lâu nay nhiều người lại hiểu lầm rồi cũng dễ lạm dụng nó nữa.
vậy muốn tùy duyên thì thế nào là biết tùy duyên cho đúng ý nghĩa ?

Quên hết đi,"chỉ nhớ trên đầu một chữ như"



Ngày 16-08-2015
Kính thưa Thầy,
Ban đầu con học Phật vì quá đau khổ, muốn có điểm tựa cho tâm hồn, con cần làm cho đầu óc mình quên đi cái khổ cái đau đang hiện hữu mỗi ngày, mỗi ngày… Thật sự con cũng không ngờ là mình đã nhanh chóng “lọc xóa” được phiền não cả đời trong 1 thời gian ngắn như vậy. Thú thật con hành thiền cũng không nhiều lắm, không chắc là mình hành có đúng phương pháp không nữa, chỉ thấy là tâm thể ngày càng nhẹ nhàng và thấy vui, thấy hài lòng khi nghe con gái con nói, “mẹ thay đổi nhanh quá, con thích mẹ như thế này mãi...” 

Một Viên Ngọc Sáng

Lời nói này, toàn thể thế giới trong tất cả mười phương là một viên ngọc sáng, bắt đầu với Huyền Sa. Thông điệp căn bản là toàn thể vũ trụ thì không lớn, không nhỏ, không tròn hay vuông, không quân bình và chính đúng, không sống động và linh hoạt, không di dời. Hơn nữa, nó không sanh và tử, đến và đi, nó là sanh và tử, đến và đi. Như thế, đi vào quá khứ từ đây, bây giờ nó đến từ đây. Nghiên cứu triệt để người ta phải thấy suốt qua nó như là không trọng lượng, người ta phải tìm ra nó là nhất tâm.
Tiểu luận này nhấn mạnh sự nhất thể toàn bộ của hiện hữu, một chủ đề dai dẳng của những tác phẩm và lời nói của Đạo Nguyên. Nó căn cứ vào một lời nói nổi tiếng của một vị thầy danh tiếng thời xưa, rằng toàn thể thế giới, hay tất cả những thế giới, toàn thể vũ trụ, là “một viên ngọc sáng”.

THẦN THÔNG CỦA PHẬT

Một hôm, một cư sĩ đến yết kiến Phật và đề nghị- một chương trình thu hút tín đồ về cho Phật giáo, một chương trình thật hấp dẫn mà ngày nay chúng ta nghe cũng phải ham. Đó là, hãy để cho một vị tỷ kheo đệ tử của Phật biểu diễn các phép lạ giữa công chúng như đi trên nước, bay giữa hư không, độn thổ, v.v.. mọi người thấy vậy tất sẽ theo Phật rất đông. Sau ba lần tác bạch Đức Thế Tôn vẫn im lặng, cư sĩ nhấn mạnh: