Đời sống hàng ngày mới là môi trường tu tập tốt nhất


                            

...Biết sống tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha mới gọi là sống đúng tốt. Sống đúng là nhờ nhận thức đúng, sống tốt là nhờ hành vi tốt, vì vậy thường điều chỉnh thái độ nhận thức và hành vi trong đời sống thực tế hàng ngày thì khi nhận thức hoàn toàn đúng gọi là Minh Túc, và hành vi hoàn toàn tốt gọi là Hạnh Túc...( Viên Minh)
- Bạn chẳng phải cần đi vào rừng sâu núi thẳm hay hang động âm u để tìm kiếm giáo pháp. Giáo pháp nằm ngay ở tâm bạn. ( Ajahn Chah)

Ngõ vào Thiền

Bạn có thể vào thiền bất cứ ngõ nào, vì toàn thể đời sống là một sự thiền định sâu xa: núi đồì, trăng sao, hoa lá, cây cỏ, toàn trái đất đều đang nhập định. Bất cứ sự vật gì cũng có thề trở thành ngõ vào thiền. Chính vì vậy mà có rất nhiều kỹ thuật, rất nhiều giáo phái. Và cũng chính vì vậy mà tôn giáo này không hiểu tôn giáo kia – vì họ nhập đạo bằng những ngõ khác nhau. Đôi khi có những người mà bạn sẽ không nhận ra là họ có “tôn giáo” mặc dù họ vẫn có một niềm tin , sự nhiệt thành của người theo một tôn giáo …

***

Sự tĩnh lặng của một người


Chúng ta có thể đi khắp mọi nơi và làm đủ hết mọi chuyện, nhưng những hạnh phúc sâu xa nhất của ta không hề phát xuất từ việc đi thu thập những kinh nghiệm mới lạ. Hạnh phúc chỉ thật sự có mặt khi ta biết buông bỏ những gì không cần thiết, và ý thức rằng ta lúc nào cũng đang an ổn trong ngôi nhà của mình. Hạnh phúc chân thật có lẽ không xa xôi, nhưng nó đòi hỏi ta phải có một cái nhìn mới, như là nơi nào hạnh phúc đang có mặt.

Thuyết Vô Ngã (Sayādaw U Sīlānanda)

Hôm nay chúng ta học về đề tài quan trọng trong Phật Giáo. Đó là thuyết Vô Ngã Anatta. Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo. Điều quan trọng trước tiên là chúng ta phải hiểu thuyết Vô Ngã bằng lý thuyết. Sau đó phài thực hành Thiền Minh Sát mới hiểu thấu đáo hơn. Đức Phật thuyết bài pháp Vô Ngã cho năm người học trò đầu tiên. Sau khi thuyết bài pháp đầu tiên "Chuyển Pháp Luân" cho các thầy Kiều Trần Như, năm ngày sau Đức Phật mới thuyết bài pháp Vô Ngã Tướng. Sau khi nghe và thực hành, năm thầy Kiều Trần Như đắc quả A La Hán.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ

Sự chọn lựa kỹ càng người để chúng ta giao tiếp thân mật, gần gũi là điều cực kỳ quan trọng trong giáo lý của Đức Phật đối với người cư sĩ. Thật ra, Ngài đã có lần khuyên các đệ tử của mình hãy chọn một cuộc sống độc cư, giống như cuộc sống của một ‘con độc giác cô đơn", nếu họ không thể tìm được những người thích hợp để làm bạn[2].
Đức Phật đã nhấn mạnh rằng việc khéo chọn lựa các mối liên hệ mật thiết là quan trọng vì nó đóng góp vào việc thiết lập những mối liên hệ thân ái và bền vững. Để chọn người thích hợp, Đức Phật đã đề ra một quy trình bao gồm một số giai đoạn. Các giai đoạn này đã được nhắc đến xuyên suốt trong các kinh tạng. Chúng được tổng hợp ở đây để giúp chúng ta có một sự hiểu biết thấu đáo về lời Đức Phật dạy trong việc chọn lựa bạn hay các mối tương giao như thế nào.

194 bài Pháp "Chẳng Có Ai Cả"


Một thiền sinh Zen hỏi Ajahn Chah:
- Sư bao nhiêu tuổi? Sư sống ở đây quanh năm suốt tháng phải không?
Ajahn Chah trả lời:
- Tôi không sống ở đâu hết. Ông không kiếm ra tôi ở đâu hết. Muốn có tuổi tác thì phải hiện hữu, mà nghĩ rằng mình hiện hữu là chuốc lấy rắc rối rồi. Chúng ta không tạo ra vấn đề thì thế giới cũng không có rắc rối. Đừng tạo ra cái tự ngã. Chẳng có gì đáng nói thêm nữa hết.


Buông ra thấy Pháp rạng ngời


Khi cái Ta ảo tưởng được buông xuống hoàn toàn ... ngay đó chứng thực những gì đang xảy ra thì gọi là người đã "chứng ngộ". Vì vậy yếu tố đầu tiên của Thiền chính là thư giãn, buông xả. Để cho thân-tâm hoàn toàn nghỉ ngơi vô sự. Lúc đó tâm trở về với thái độ hoàn toàn rỗng lặng trong sáng tự nhiên của nó.
Nếu mỗi người dù đang ở trong các trạng thái khác nhau, nhưng trạng thái nào thì cứ thấy nó như vậy thôi, thái độ của tâm vẫn rỗng lặng trong sáng, không có bình luận, phán xét, phản ứng hay thêm bớt gì cả thì ngay đó là Niết Bàn. Đức Phật đã định nghĩa Niết Bàn rất đơn giản chính là đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Niết Bàn chính là thái độ rỗng lặng trong sáng của tâm, chứ không phải là một trạng thái tốt đẹp, dễ chịu, hay cao siêu nào đó...
...Đức Phật dạy:"Chân lý là trở lại mà thấy, mỗi người tự thấy, thấy lập tức ngay trên chính thực tại đang là, không qua thời gian"...



Nhìn vào cái thực..."Giai thoại về Lão Tử"

Có một câu chuyện nhỏ về Lão Tử. Ông ấy thường hay đi dạo buổi sáng. Một người hàng xóm hay đi theo ông ấy, biết rõ rằng Lão Tử không muốn nói nhiều, ông ấy bao giờ cũng giữ bản thân mình im lặng. Nhưng có lần một người bạn tới ở cùng người hàng xóm này và anh ta cũng muốn đi, và anh ta đi cùng. Lão Tử và người hàng xóm của Lão Tử vẫn còn hoàn toàn im lặng. Người bạn có chút ít bối rối, nhưng người đó cũng giữ mình im lặng vì người hàng xóm đã bảo anh ta đừng nói gì. Thế rồi mặt trời mọc, và nó đẹp thế. Anh ta quên mất và anh ta nói, "Sáng đẹp thế." Chỉ ngần ấy thôi. Không ai bình luận gì về nó - cả người bạn lẫn Lão Tử.

Phá đi mọi ngăn cách của vọng niệm, hình tướng ...

"...nếu con biết lấy hành động vị tha làm bài học vô ngã thì chính là con đang thể hiện đức vô ngã vị tha. Hơn nữa, chúng ta nợ cuộc đời hai điều: Một là nhờ những bài học từ cuộc đời mà được giác ngộ. Hai là cái ta ảo tưởng đã tạo ra biết bao khổ lụy cho đời. Nên bây giờ không thể ngoảnh mặt làm ngơ để chỉ mưu cầu giải thoát cho riêng mình, mà phải tỏ chút thành ý phục vụ cuộc đời để tạ ơn và sám hối chứ có phải là nghĩa cử vị tha cao cả gì đâu! Nếu nhờ thành ý đó mà thể hiện được đức vô ngã vị tha thì dù sống một ngày còn hơn sống trăm năm với cái ta chỉ biết mưu cầu lợi lạc cho riêng mình..."
"...Bất đồng tín ngưỡng là một vấn đề của xã hội và con người. Nguyên nhân là người ta không y cứ trên sự thật mà chỉ tin vào hệ thống giáo điều và niềm tin vào cá nhân Giáo Chủ của mình. Không biết mở rộng tầm nhìn để cảm thông và học hỏi từ nguồn đạo lý khác. Tự cô lập trong quan niệm lý tính hay niềm tin cảm tính của mình là một trong những trói buộc đưa đến bất đồng, chia rẽ, cố chấp, tranh chấp, khổ đau và mê muội, thực chất chỉ do "hiệu ứng củ mì củ sắn" mà ra. Có lẽ tượng Phật, tượng Chúa nhà con tự vỡ đi là một "mặc khải" "khai thị" cho con biết phá đi mọi ngăn cách của vọng niệm, hình tướng, và chỗ mong cầu đạt đến (không, vô tướng, vô nguyện) để thật sự sống thuận Pháp hay vâng ý Cha, như lời Phật và Chúa đã từ bi chỉ dạy.

Tìm Lại Chính Mình



Cuộc đời là trường thiền lớn nhất. Hoàn cảnh khổ vui là những vị thiền sư tận tâm có đủ từ bi và trí tuệ nhất, như tấm gương sáng, chỉ bày ra mặt mũi đích thực cho mình. Hãy nhìn lại mặt mũi mình trong tấm gương cuộc đời, đó chính là thiền chứ không có thiền nào khác có thể cho ta giác ngộ giải thoát.


TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI


"...Cuộc đời con là một minh họa điển hình phong phú và cụ thể nhất cho nguyên lý thiền mà thầy đang thể nghiệm và trình bày. Thiền là sức mạnh dũng cảm mà con đã đối mặt với những thử thách cam go nghiệt ngã của cuộc đời để học ra bài học giác ngộ, để mở rộng tấm lòng trong tình yêu thương vô hạn. Trí tuệ, tình yêu thương và lòng can đảm sẽ mất đi nếu con sợ hãi, tránh né sự thật phủ phàng để tìm kiếm an toàn trong những trạng thái thiền lâng lâng êm ả. Thiền chẳng có mảy may ý nghĩa nào nếu như con không học được gì từ cuộc đời và không làm được gì cho cuộc đời. Chân lý là sự thật trần trụi ngay trong nghiệp mệnh thăng trầm biến đổi biểu hiện qua kiếp sống của mỗi con người. Vì vậy mỗi người có một bài học thiền riêng phải tự mình khám phá, không thể bắt chước ai cũng không sao hoán đổi được. Ai biết lắng nghe, học hỏi, chiêm nghiệm bài học của chính đời mình, dù khổ hay vui, dù thành hay bại, người ấy đang thật sự thiền, hay đúng hơn là đang sống giáp mặt với chân lý muôn đời..."
"...Cuộc đời là trường thiền vĩ đại nhất, cung ứng đầy đủ pháp môn tự nhiên nhất, thiết thực nhất cho mọi căn cơ trình độ, bằng cách trao pháp đến cho từng cảnh ngộ nghiệp duyên của mỗi người. .."



Tản mạn về nụ cười của các Thiền sư

(PTVN) - Hạnh phúc thường được biểu lộ bằng nụ cười. Trong cuộc sống đầy biển động này, con người luôn khát khao hạnh phúc sẽ đến với chính mình, với mọi người.
Cũng vậy, các thiền sư trong quá trình học đạo, hành đạo, chứng đạo đã từng mỉm cười để biểu đạt sự hỷ lạc, đó là nụ cười xuất phát từ nội tâm khi các ngài đã an trú và liễu ngộ các pháp.Thực thế, mọi người cũng có nhiều lúc nở nụ cười, nhưng niềm vui đó không có giá trị bền vững, dài lâu. Đó là niềm vui của sự thỏa mãn lòng ham muốn khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Đức Phật dạy: “Các dục vui ít, khổ nhiều, và làm cho nguy hiểm càng nhiều hơn”.
Chính lẽ đó, trong hội Linh Sơn, khi Đứa Phật cầm một nhánh hoa đưa lên trước đại chúng, mọi người đều im lặng, chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười.

Tìm hiểu Nhân Quả Nghiệp báo theo các Thiền Sư



...Số phận trong Phật giáo gọi là sinh nghiệp với ý nghĩa rất khác. Sinh nghiệp là quả của nghiệp nhân quá khứ sẽ diễn ra trong suốt kiếp sống hiện tại ... Số phận là định mệnh không thay đổi, còn sinh nghiệp thì có thể thay đổi, nhưng người trí chỉ thay đổi thái độ đối với sinh nghiệp chứ không cần thay đổi sinh nghiệp... (Viên Minh)

....Phần lớn người Phương tây hiểu lầm luật nhân quả. Họ lầm với thuyết định mệnh theo đó người khổ có số khổ được định sẵn và giờ phải lãnh chịu. Tôi không nghĩ vậy... (Ajahn Brahmavamso)

...Theo lý Nghiệp Báo, chúng ta không nhất định phải bị trói buộc trong hoàn cảnh nào, vì Nghiệp Báo không phải là số mạng, cũng không phải Tiền Định do một oai lực huyền bí nào đã định đoạt cho ta một cách bất khả kháng. Chính hành động thiện hay ác của ta gây phản ứng lành hay dữ. Do đó chúng ta hoàn toàn tự do tạo ra những phản ứng mới để hòa dịu Nghiệp lực. Chúng ta có đủ năng lực để chuyển phần nào cái Nghiệp của chúng ta theo ý muốn. Chuyển đến mức độ nào chỉ tùy nơi ta.
Như vậy chúng sanh không bị bắt buộc phải gặt hái trọn vẹn những gì đã gieo. Trong một tình trạng nào đó và trong một giới hạn nào đó, với sự cố gắng chánh đáng, ta có thể sửa đổi cái Nghiệp của ta... (
Nàrada Mahà Thera)

Khởi thủy của đời sống là gì?

"Nầy hỡi các đệ tử, khởi điểm của một cuộc hành trình xa xôi nầy thật không thể quan niệm được. Chúng sanh bị bao trùm kín mít trong màng Vô Minh. Bị dây Ái Dục trói buộc chặt chẽ, không thể khám phá khởi điểm của cuộc luân chuyển triền miên, cuộc hành trình vô định." -- Tạp A Hàm

Đối với người Phật tử, tái sanh không phải là lý thuyết suông mà là một sự kiện có thể chứng minh bằng những trường hợp hiển nhiên đã xảy ra. Thuyết tái sanh là giáo lý căn bản của Phật Giáo, mặc dầu mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo là Niết Bàn - sự chấm dứt tái sanh - có thể thành đạt ngay trong kiếp sống hiện tại.
Lý tưởng của chư vị Bồ Tát, hay Bồ Tát Đạo, và giáo lý về con đường giải thoát cũng đều đặt nền tảng trên thuyết tái sanh.

Pháp của Ðấng Giác Ngộ



"Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp mới được gặp
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ
Nguyện hiểu nghĩa chân Ðức Thế Tôn"

Câu đầu của bài kinh này nói lên lòng tin chân thật vào Pháp, không phải là một lòng tin mù quáng, không xét suy, nhưng là một liên hệ tâm linh đầy tin cậy. Khi chúng ta trung thành với ai, đó là vì ta tin tưởng vào người đó, ta dâng hiến cả cuộc đời mình cho người đó, mở lòng mình ra vì người đó. Ðiều này càng đúng hơn khi chúng ta đặt niềm tin vào Phật Pháp. Ngay cả khi có những điều ta chưa hoàn toàn hiểu, song ta vẫn không suy suyển lòng tin.

Đối trị Tâm Sân Hận


Sân hận khởi lên từ chính bản ngã, chứ không gì khác. Như Ajahn Jagaro[15] đã nhận xét một cách chính xác, chúng ta chỉ thích những cái gì làm thoả mãn và tâng bốc cái bản ngã của chúng ta. Ngược lại, chúng ta không thich bất cứ cái gì thách thức, đe doạ, xúc phạm hay hạ bệ cái bản ngã của mình. Bản ngã không thích điều đó nên nó phản ứng lại bằng sân hận và giận dữ. Nếu không có bản ngã sẽ thì không có vấn đề gì cả. Đức Phật không còn bản ngã nên ngài luôn luôn an tịnh và là một nguồn an lạc cho tất cả chúng sanh, cho toàn thế giới.

VƯỜN THƯƠNG YÊU

Chúng ta có thể tưởng tượng tâm của chúng ta là một khu vườn – với những hoa tươi, cỏ dại, chim chóc bay chuyền, với nắng và mưa – và quan trọng nhất: với những hạt mầm
Hãy hình dung một bông sen. Trong đạo Phật, bông sen là biểu tượng của bình an và trên và hạnh phúc. Hình tượng Phật và Bồ-tát thường được thiết trí đứng hay ngồi tòa sen. Mong muốn cho mình và người được bình an và hạnh phúc là lý tưởng của người theo đạo Phật. Lòng mong muốn đó, hay tâm từ bi đó, vốn có sẵn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nó cũng cần một không gian để được nuôi dưỡng và đơm hoa. Nó cũng là bản chất chân thật của mỗi chúng ta, vì vậy khi làm điều gì lợi ích cho người khác, chúng ta cảm nhận được niềm hạnh phúc và cảm thấy tâm hồn mở rộng vươn cao.
Sống với tình thương chân thật đó trong đạo Phật gọi là brahmavihara (phạm trú), là cách sống cao thượng.

HOẠT ĐỘNG TOÀN HẢO CỦA VÔ NGÃ





Tâm con hướng Phật
Nay con cầu pháp
Kính mong chư đức
Tỏa sáng trong con
Tâm trí chưa thông
Cứ mãi long đong
Đi vòng Tịnh độ
Lại đến Thiền tông
Bến nào cũng không
Cầu mong chư vị
Chỉ rõ cho thông
A-di-đà Phật.

Trả lời:
Phật ở trong lòng 

Đâu cần tìm kiếm 
Thấy ra là thông
Hồi đầu là bến


MỤC ĐÍCH của cuộc đời



"...bạn làm mọi việc trong sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Đó chính là mục đích không mục đích của sự sống muôn đời..." (Viên Minh)
"...Một khi bạn đã có mục đích, bạn đang chống lại toàn thể - nhớ lấy điều này - thế thì bạn sẽ chuốc lấy thất vọng ..." (Osho)
"...Điều khó khăn cho chúng ta là, bởi vì cuộc sống của chúng ta quá trống rỗng, nên chúng ta muốn tìm cho nó một mục đích và nỗ lực để làm chuyện đó. Cái loại mục đích này chỉ có thể có trong tư tưởng, không có chút thực tế nào cả; và khi mục đích được theo đuổi bằng một đầu óc khờ ngốc, ù lì, bởi một trái tim rỗng tuếch, thì cái mục đích đó cũng sẽ vô nghĩa mà thôi..." (Krishnamurti)

GỌI TÊN HUYỀN KHÔNG


Bạch thầy, con đang coi phim Tiếu Ngạo Giang Hồ, có nhắc tới chùa Huyền Không đó thầy, không biết chùa Huyền Không ở Huế thì có phải lấy theo tên như vậy khi coi truyện không thầy?
Trả lời:

Còn nhiều tên Huyền Không lắm con, như Huyền Không động ở Ngũ Hành Sơn, Huyền Không Học trong phong thủy v.v... Tên trùng nhau là chuyện bình thường, nhưng trên đời này không bao giờ có 2 pháp trùng nhau, cho dù cùng giống loại. Ví như có chung tên cây ổi thì chẳng có cây ổi nào giống cây ổi nào cả. Khi đặt tên Huyền Không thầy có ngụ ý rằng sống thuận Pháp (Dhammà patipanno viharati) là sống hoà đồng với tất cả (Huyền) mà không là gì cả (Không) nên không trụ vào bất cứ pháp nào ở đời (Na kinci loke upadiyati).

THẦY và ĐỆ TỬ

Con xin kính chúc thầy mạnh khỏe với khí trời mùa xuân của châu Mỹ! Thưa thầy con có câu chuyện này xin thầy chỉ bày thêm vì ý nghĩa rất hay mà lời lẽ thì khó nghe, con xin sám hối! SỰ THƯƠNG YÊU CỦA NGƯỜI THẦY VÀ SỰ Ù LÌ CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ. Tình thương yêu của người thầy hướng đến cho người đệ tử đầu tiên lúc nào cũng cảm mến như người chủ chăn bò, phải dẫn dắt đến chỗ cỏ non tươi tốt để nó có thể có bữa ăn ngon cùng khí trời tươi mát, dẫn dắt thế này...bằng mọi cách phải tránh xa nhưng nơi hiểm trở núi đồi của cuộc đời. Và dần dần sự thương yêu đó làm người đệ tử đang trải nghiệm cuộc sống như con bò đang cùng những bãi cỏ xanh, cũng vì sự tận tình của người thầy... dần dần sự linh hoạt của con bò lại trở thành sự lười biếng, ù lì... nói nó cũng chẳng nghe, chỉ khi nó đói, tới bữa thì ăn, đầy đủ thì nó ngủ, ỷ lại người chủ (người thầy). Thế rồi người đệ tử xa dần cái mà người thầy muốn chuyển tải đến đệ tử. Thế nên con thấy: người đệ tử nên thận trọng với sự bảo bọc này, nếu không thì thành sự ù lì mà không hay. THẾ CHO NÊN KHI THUẬN LÀ NGHỊCH, KHI NGHỊCH LÀ THUẬN PHẢI KHÔNG THƯA THẦY? Xin thầy chỉ dạy thêm cho con! Con xin cám ơn THẦY!

Tìm hiểu về một loại giấc mơ gọi là Lucid Dream.


Thầy ơi cho con hỏi: gần đây con có đọc thông tin trên mạng về một loại giấc mơ gọi là Lucid Dream. Trong giấc mơ này người ta có thể làm chủ mọi thứ như bay, nhảy phụ thuộc vào ý nghĩ của mình. Và trên mạng cũng có rất nhiều cách hướng dẫn để thực hiện nó. Xin Thầy cho con hỏi rằng loại giấc mơ này có giống như một loại Thiền Định nào đó không? Khi thực hiện nó có tác hại gì không vì có một số bạn trẻ thực hiện thì không thấy được như những gì mình muốn mà chỉ thấy những thứ ghê rợn (ma,quỷ) và khi muốn thoát ra thì rất khó và có cảm giác như bóng đè. Vậy đây có phải cũng gọi là một cách để xuất hồn hay không? Mong Thầy trả lời cho con hiểu rõ. Con cảm ơn Thầy.

Lịch trình và Pháp thoại Thầy Viên Minh giảng tại Hoa Kỳ
























Hỏi Đáp: THIỀN 10 [THẦY VIÊN MINH]

                                                

Bài Pháp nhắc nhở những điều Phật dạy

Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất. Cuộc đời Ngài ngắn ngủi nhưng đầy biến động. Nổi tiếng là vị thầy đạo hạnh và có khả năng thần thông, Ngài là người đầu tiên đã đem truyền thống tu khổ hạnh ra khỏi những cánh rừng thuộc lưu vực sông Mê-kông, để hòa nhập vào xã hội hiện đại ở ngay trung tâm Thái Lan.
Một năm trước khi mất, Ngài phải nằm viện hai tháng vì bệnh tim. Nhân cơ hội này, Ngài đã đọc cho đệ tử ghi chép lại cuộc đời Ngài.

Bước vào sự thinh lặng


Ngày xưa tôi có xem một cuốn phim với tựa đề “Into the Great Silence.”  Đây là một cuốn phim tài liệu về đời sống trong tu viện cổ Grande Chartreuse trên vùng núi Alps ở Pháp.  Cuốn phim quay lại những sinh hoạt hằng ngày trong hoàn toàn thinh lặng của các tu sĩ thuộc dòng tu kín Carthusian.
Người đạo diễn của cuốn phim đã phải sống trong tu viện nửa năm, và chỉ quay phim bằng ánh sáng của thiên nhiên.  Và để tránh ảnh hưởng đến đời sống thinh lặng của các tu sĩ, ông ta không được phép tiếp xúc, nói chuyện với bất cứ ai trong tu viện, và cũng không được mang theo một người nào khác trong đoàn làm phim.

Nhớ lời Thầy dạy...


Ngày gửi: 11-05-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, hai hôm qua ở Austin, Texas, con được gặp lại Thầy, được nghe Thầy giảng. Thật là sung sướng và hạnh phúc. Con nghĩ con may mắn là bước đầu học hỏi đạo Phật, 30 năm về trước ở chùa Kỳ Viên, được Thầy giảng dạy. 30 năm trời con vẫn nhớ lời Thầy giảng "sáng suốt định tĩnh trong lành" và "tri kiến Phật là nhìn vạn pháp như thật". Con cầu mong Thầy nhiều sức khỏe để giảng dạy cho chúng con.
Kính, Liêm.

Trả lời:


Thầy cũng rất hoan hỷ gặp lại con và gia đình ở Austin. Không ngờ hồi đó con còn nhỏ mà còn nhớ những lời thầy giảng. Đúng là "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" con nhỉ! Chúc con và gia đình sống an vui trong chánh pháp.

http://www.trungtamhotong.org/index.php?module=faq 



" ...Con nghĩ con may mắn là bước đầu học hỏi đạo Phật, 30 năm về trước ở chùa Kỳ Viên, được Thầy giảng dạy. 30 năm trời con vẫn nhớ lời Thầy giảng "sáng suốt định tĩnh trong lành" và "tri kiến Phật là nhìn vạn pháp như thật"..
Thật là, không có phần thưởng nào cao quý hơn mấy dòng ..." vẫn nhớ"  giản dị mà uyên thâm này...mà Trò dâng lên Thầy, phải không quý vị?
Sau đây, xin được chia sẻ đến quý vị email của một người bạn:

Chuyển biến là việc của pháp


Chuyển biến là việc của pháp, nên thấy tức chuyển biến cực kỳ mầu nhiệm, còn một khi khởi lên ý đồ muốn chuyển biến tức rơi vào bản ngã, thời gian, nhân quả, trói buộc và khổ đau. Đó chính là rơi vào sinh tử. Và đó là lý do vì sao Đức Phật không bước tới (chuyển biến đến tương lai), không đừng lại (dính mắc trong hiện tại) mà thoát khỏi dòng thác sinh tử trầm luân.

Sự kỳ diệu và đơn sơ của giây phút hiện tại.

BẠN KHÔNG CẦN PHẢI TÌM KIẾM XA XÔI

Hai năm của Henry David Thoreau sống tại hồ Walden quả thật là một kinh nghiệm bản thân rất cá biệt về chính niệm. Ông đã dám tạm gác lại cuộc đời của mình để được vui thú với sự kỳ diệu và đơn sơ của giây phút hiện tại. Nhưng thật ra bạn không phải làm một hành động gì lập dị, đi tìm một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó để tu tâp chính niệm. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chút thì giờ cho sự thinh lặng và ngừng nghĩ, và chú ý đến hơi thở của mình là đủ lắm rồi.

Hai cuộc đàm luận : "Thưa Thầy, Hạnh phúc là gì?"


1. Thưa Thầy, Hạnh phúc là gì? (Viên Minh - Như Quỳnh)

Sau chuyến đi Flamingo Đại Lải Resort tham dự buổi nói chuyện của Thầy Viên Minh, Thầy trụ trì chùa Bửu Long tại thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 4/2012, chị Trương Thị Như Quỳnh (Công ty IDT) đã chia sẻ với mọi người những điều mà bản thân thấy tâm đắc quan điểm của Thầy về Hạnh phúc. 
"Mỗi câu hỏi và trả lời là những nội dung mà mình rất tâm đắc. Và, có lẽ, phải suy ngẫm và thực hành nó nhiều năm, nhiều kiếp nữa…", chị chia sẻ. 

THIỀN NGÔN và cảnh đẹp ở HÀN QUỐC


- Người thức ngộ không còn đi tìm Niết-bàn nữa mà chỉ cần buông cái ta ảo tưởng xuống, chấm dứt mọi tạo tác, thì ngay đó là Niết-bàn, pháp vốn đã hoàn hảo không một tỳ vết.

- "...Đức Phật biết rất rõ là khó mà ngăn chặn được tham vọng cầu toàn của bản ngã, nên một lần nữa Ngài lấy hướng tu của mình để minh họa cho hướng giác ngộ giải thoát đích thực, Ngài nói: “Không bước tới không dừng lại, Như Lai thoát khỏi bộc lưu”. Đó chính là hướng tu vô ngã, vì chỉ có bản ngã mới mong cầu sự hoàn thiện ở tương lai (bước tới) hoặc đắm chìm trong quá khứ và hiện tại (dừng lại). Đơn giản là bản ngã không biết rằng nó chỉ là ảo tưởng lăng xăng tìm cách bành trướng chính mình. Bao lâu chưa thấy ra sự hoàn thiện của pháp, bản ngã còn muốn trở thành tình trạng tốt đẹp hơn cho riêng mình, nhưng chính ý muốn đó cũng là một ảo tưởng, là tham ái đưa đến luân hồi sinh tử phiền não khổ đau mà thôi..."

 
VIÊN MINH

Thời gian - Nhu cầu và Ham muốn


Thời gian là gì và làm sao người ta đi ra ngoài thời gian? Thời gian là ham muốn bởi vì, với ham muốn, thời gian được cần tới. Thời gian là sáng tạo của ham muốn. Nếu bạn không có thời gian, làm sao bạn có thể ham muốn được? Không có không gian cho ham muốn di chuyển. Ham muốn cần tương lai. Đó là lí do tại sao những người sống với hàng triệu ham muốn bao giờ cũng sợ chết. Tại sao họ sợ chết? Bởi vì chết cắt đi thời gian ngay lập tức. Không có thời gian thêm nữa, bạn đang có hàng triệu ham muốn, và ở đây cái chết đột nhiên tới.

Hãy thận trọng khi dùng từ "chánh niệm"


Chánh niệm chính là tâm trọn vẹn với pháp ngay tại đây và bây giờ mà không khởi một niệm phân biệt nhị nguyên nào, bởi vì một niệm khởi lên là đã phân ra thiện ác, đúng sai, hữu vô, cao thấp, đốn tiệm... của lý trí vọng thức, đó chính là lúc hình thành cái ta ảo tưởng...

Chấm dứt mọi tạo tác, thì ngay đó là Niết-bàn



Người thức ngộ không còn đi tìm Niết-bàn nữa mà chỉ cần buông cái ta ảo tưởng xuống, chấm dứt mọi tạo tác, thì ngay đó là Niết-bàn, pháp vốn đã hoàn hảo không một tỳ vết.