ký ức sự kiện và ký ức tâm lý

Cả tiềm thức và vô thức đều bao gồm ký ức mà Krishnamurti đã phân biệt thành hai loại: sự kiện và tâm lý. 
Cái thứ nhất là ký ức về kinh nghiệm thực tế, phán đoán sự kiện,chúng không tạo ra vấn đề vì chúng có ích cho tâm trí ý thức, khả dĩ cho phép nó học hỏi bằng kinh nghiệm. 
Ký ức tâm lý là những sự đánh giá đã qua, hay sự ‘ phán đoán giá trị ’, mỗi thứ đều dồn nén đầy ắp một cách nặng nề bởi cảm xúc. Chúng không phát sinh từ tâm trí ý thức của cá nhân hay như những yếu tố riêng biệt, nhưng như một bối cảnh lờ mờ, một sắc tố, một sự qui định của nội dung ý thức.

Bầu trời vụn vỡ trăng sao.


Tôi nhớ một bài thơ của bà Mary Oliver, một thi sĩ nổi tiếng từng được trúng giải thưởng Pulitzer Prize về văn chương,
Tự tánh của đá
Là hài lòng với nơi này
Tự tánh của nước
Là đi về một nơi khác

Chuyển hóa là do thái độ của mình

Chuyển hóa là do thái độ của mình


Mark Epstein, là một nhà phân tâm học, psychotherapist, và cũng là tác giả của quyển Thoughts without a Thinker có chia sẻ một kinh nghiệm tu học của ông như sau.
    Trong hơn 30 năm qua, mỗi năm ông đều cố gắng đi tham dự một khóa tu học nhiều ngày.  Và ông cũng giữ một quyển nhật ký tu học, ghi lại những kinh nghiệm và khám phá của mình có được trong mỗi khóa tu.  Gần đây, ông có dịp đọc lại những gì mình đã ghi chép trong quyển nhật ký ấy. 

Khổ đau và Con đường Quán niệm

Nữ thiền sư  Ajahn Naeb

Kính bạch chư tăng,
Kính thưa quý vị thính giả cư sĩ,
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ), con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ và giải thoát. Chúng ta cũng biết đó, vấn đề cốt lõi của Tứ Niệm Xứ chính là nhìn ngắm sự đau khổ. Tôi nói như vậy vì đã có không ít người vẫn hiểu lầm rằng tu tập Tuệ Quán chỉ đơn giản là để tìm kiếm sự an lạc (mặc dù so với người không tu tập thì các hành giả Tứ Niệm Xứ vẫn thường an lạc hơn) và từ câu nói này của tôi chắc chắn sẽ dẫn đến một loạt các câu hỏi : Vì sao lại phải nhìn ngắm những đau khổ? Chúng có gì để nhìn ngắm? Và phải nhìn ngắm như thế nào mới đúng?
Như tôi vừa nói, vấn đề trước tiên mà chúng ta cần giải quyết chính là việc định nghĩa đau khổ là gì, có bao nhiêu thứ đau khổ và thế nào là con đường quán niệm đau khổ. Ở đây, cái gọi là khổ đau vẫn thường được phân tích thành bốn hoặc năm trường hợp :