Chánh Định - viễn ly tham mọi lúc

Hãy chiêm ngưỡng tấm gương của Đức Thế Tôn. Ngài đã làm cả hai việc cùng một lúc đó là tự tu và hướng dẫn phương pháp hành trì. Ngài đã thực chứng cho hàng đệ tử. Đức Thế Tôn chỉ dạy những cách thực tập cơ bản, đây cũng là những phương tiện thiện xảo để dứt trừ tánh kiêu mạn. Ngài không thể thực tập thay cho chúng ta. Khi nghe Đức Thế Tôn chỉ dạy xong, tự thân mỗi chúng ta phải chiêm nghiệm và thực tập lấy. Lời dạy của Ngài có thể có khả năng giúp chúng ta hiểu giáo pháp ngay, nhưng Pháp không hiện hữu trong tâm của chúng ta được. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta chưa thực tập Pháp, chúng ta chưa có kinh nghiệm gì cả. Giáo pháp sẽ được thông suốt khi có sự thực tập nghiêm túc. Nếu bạn hiểu rõ Pháp, điều đó cho biết bạn có thực tập rồi. Nếu bạn khởi hoài nghi cũng chứng tỏ bạn có thực tập mới khởi hoài nghi được.

Sự chứng ngộ Niết bàn


Hành giả muốn chứng Niết bàn phải cố gắng tìm hiểu sự vật đúng với thực tướng. Với nhất tâm, vị ấy quan sát tự ngã và tìm thấy cái gọi là tự ngã chỉ gồm có danh và sắc. Khi đã hiểu tự ngã chỉ gồm có danh và sắc, vị ấy lại tìm hiểu những nguyên nhân tạo ra tự ngã, và nhận thấy là đời sống hiện tại là do 5 nguyên nhân vô minh ở quá khứ, ái thủ, kamma (nghiệp) và đoàn thực của đời hiện tại. Vì 5 nguyên nhân này, tự ngã sanh khởi, và vì hành vi quá khứ chỉ định hiện tại, hiện tại sẽ chi phối tương lai. Suy tư như vậy, vị này vượt khỏi các nghi ngờ về quá khứ, hiện tại và tương lai (Kankhàvitaranavisuddhi - Ðoạn nghi tịnh).

LÀM CHỦ CHÍNH MÌNH

Những chồi non nảy lộc thành lá xanh, rồi lại đổi màu trước khi rơi rụng, ánh sáng từng thời khắc cũng đổi thay và suy nghĩ cũng theo dòng chảy vô thường miên viễn. Kể từ khoảnh khắc chào đờichúng ta liên tục già đi theo mỗi phút giây nhịp thở. Và cũng giống như bất cứ ai, tôi không muốn già nhưng không có lựa chọn nào khác – vạn pháp đều vô thường, chẳng có gì vĩnh viễn.

Những vấn đề của kiếp nhân sinh

Con người là ai? Từ đâu đến? Ði về đâu? Tại sao? Mục tiêu của đời sống là gì?
Ðó là vài thắc mắc quan trọng thường làm bận tâm toàn thể nhân loại.
Con người là ai? Ðó là câu hỏi đầu tiên của chúng ta.
Chúng ta hãy tuần tự nghiên cứu. Trước tiên hãy khảo sát những gì tự nó biểu hiện hiển nhiên mà mọi người đều có thể nhận ra.
Con người có một cơ thể vật chất mà giác quan của chúng ta có thể cảm nhận, trực tiếp hay xuyên qua những dụng cụ. Cơ thể vật chất nầy bao gồm những năng lực và những tính chất luôn luôn biến chuyển.
Nhà khoa học nhận thấy khó mà định nghĩa vật chất là gì? Vài triết gia giải rằng, "vật chất là cái gì trong đó có những biến đổi liên tục diễn tiến gọi là di động, và di động là những biến chuyển xảy diễn bên trong vật chất ấy."

Một bài học qua cuộc đời Ðức Phật

Có một vấn đề để chúng ta phải suy nghĩ là có bao giờ bỏ ra chút ít thời gian để tự tìm thấy những mối quan hệ giữa những khía cạnh tế nhị của cuộc đời Ðức Phật với cuộc tu và đời sống của chúng ta hay không. Ðó là một việc làm hết sức ý nghĩa đối với chúng ta hôm nay, dù xét về thời gian chúng ta đã là những hậu nhân sanh sau Ngài đến hàng mấy mươi thế kỷ. Chúng ta đã học hỏi được điều gì, từ kiến thức sách vở cho đến những ứng dụng thực tế ngay trong chính đời sống mình?
Có lắm cách nhìn về Ðức Phật. Trước hết, Ngài được xem là một nhân vật lịch sử có thật, đã ra đời tại miền Bắc Ấn Ðộ vào khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 trước Tây Lịch và đã trở thành một Ðức Phật ở tuổi 35. Bằng vào cách nhìn mang tính sử học và dung dị như vậy, ta có thể hiểu Ngài một cách chi tiết và điển hình bằng thái độ, tâm tư, trí tuệ trong tinh thần đồng loại.

Pháp vị cho chúng ta

Ngày 01 tháng Giêng,

-                     “Bạch Thế Tôn, làm sao Ngài có thế vượt qua được dòng thác lũ kia?”
-                     “Này   thiện nam tử, không dừng lại, không cưỡng cầu ráng sức, Thế Tôn đã vượt qua.”
-                     “Nhưng thế nào là không cưỡng cầu, không dừng lại mà Ngài có thể vượt qua được dòng sông?”
-                     “Một khi ta đứng lại, có nghĩa là ta đã bị chìm, nhưng nếu ta vùng vẫy chống cự, ta cũng sẽ bị cuốn phăng đi. Tuyệt diệu nhất là ta không đứng cũng không chống cự, mà uyển chuyển, ta sẽ vượt qua được dễ dàng dòng sông Sinh Tử.”

Buddha, In The Connected Discourses of The Buddha

BẤT NHỊ - SỐNG LÀ CHỈ SỐNG VẬY THÔI

BẤT NHỊ

Chúng ta nói sự thực hành của chúng ta không nên có ý niệm đắc, không có mong mỏi, thậm chí ước mong giác ngộ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chỉ ngồi không có mục tiêu nào cả. Sự thực hành thoát khỏi ý niệm đắc này căn cứ trên kinh bát nhã Ba-la-mật-đa. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận, thì chính bản thân kinh sẽ cho bạn một ý niệm đắc. Kinh nói, “sắc là Không và Không là sắc”. Nhưng nếu bạn bám vào câu ấy, bạn đã đi vào ý niệm nhị nguyên: đây là bạn, sắc, và đây là Không, cái bạn đang cố gắng chứng ngộ qua sắc cả bạn. Thế nên, “sắc là Không, và Không là sắc” thì vẫn nhị nguyên. Nhưng may thay, giáo lý của chúng ta nói tiếp, “sắc là sắc và Không là Không”. Ở đây không có nhị nguyên.

Những Cuộc Độc Tham của Người Phương Tây với Thiền Sư Hakuun Yasutani

Thiền sư Hakuun Yasutani
(An Cốc Bạch Vân 1885-1973)
HỌC VIÊN A (đàn bà, 60 tuổi)

 Học viên: Tôi cảm thấy tôi là tù nhân của cái ta của tôi và tôi muốn chạy trốn. Tôi có thể làm được việc ấy qua tọa thiền không?
Lão sưChúng ta hãy nói về tâm trước. Có thể ví tâm bà như một tấm gương,(12) nó phản chiếu mọi vật xuất hiện trước nó. Từ lúc bà bắt đầu suy nghĩ, cảm biết và vận dụng ý chí, hình bóng ném lên tâm bà làm méo mó ảnh phản chiếuTình trạng ấychúng tôi gọi là mê hoặc, là cái bệnh căn bản của con người.

Thông điệp nền tảng nhất của Phật Gautama là gì?




Thông điệp nền tảng nhất của Phật Gautama là không có Thượng đế, không có linh hồn... đó là tự do: tự do tuyệt đối, toàn bộ, vô điều kiện. Ông ấy không muốn cho bạn ý thức hệ, bởi vì mọi ý thức hệ đều tạo ra sự nô lệ của riêng nó. Ông ấy không muốn cho bạn tôn giáo, bởi vì tôn giáo trói buộc bạn. Đó đích xác là nghĩa tiếng Anh của từ 'tôn giáo' - điều trói buộc bạn lại. Tôn giáo là tù túng, rất tinh vi, tinh vi tới mức chừng nào bạn còn chưa rất nhận biết bạn sẽ không có khả năng thấy điều đó. Ông ấy không muốn cho bạn triết lí về cuộc sống, bởi vì bất kì triết lí nào được ai đó khác trao cho bạn đều sẽ giam cầm bạn. Bạn phải sống tương ứng theo ánh sáng riêng của mình, không theo ánh sáng của ai đó khác.

VẤN ĐẠO VỚI HUỆ HẢI THIỀN SƯ

Con người thường bị những tư tưởng yêu ghét chi phối, hướng ra ngoài tìm cầu điều mong muốn. Khi ở thế gian thì muốn đạt được hạnh phúc qua tình tiền danh vọng, đi tu lại muốn được hạnh phúc bằng cách đạt đến cảnh giới Niết Bàn, đạt được đạo quả. Sự mong muốn tìm cầu đó khiến con người ở trong đối đãi nhị nguyên, không thể nhận ra bảo vật quý báucó sẵn ngay nơi thân phàm phu của chính mình. Vọng niệm là chướng ngại cản trở tầm nhìn của chúng ta, như những đám mây dầy che khuất ngọn núi hùng vĩ, như những lớp đất bao phủ viên ngọc quý rạng ngời. Tâm bình thường là tâm bình lặng vốn sẵn ở đó như mặt hồ vốn phẳng lặng, nhưng khi vọng niệm khởi lên là như mặt hồ bị gió thổi gợn sóng. Trở về với tâm bình thường là trở về với tâm không lặng, không bị chướng ngại bởi vọng niệm. Khi không bị vọng niệm chướng ngại, không suy tính mưu toan thì tự nhiên có cuộc sống ngay thẳng, làm điều ngay thẳng. Các bậc thiền sư nói: "Tâm bình thường tức là Đạo". Dù ở thế gian hay xuất thế gian, đắc đạo hay chưa đắc đạo, nếu sống ngay thẳng, làm điều ngay thẳng được, há chẳng phải là trở về với Đạo đó sao. Lời dạy của thiền sư Huệ Hải thật giản dị mà ý nghĩa thâm sâu làm sao! Không lạ gì mà các vị tăng phải thán phục ngài là vị Thiền sư hiếm có trên cõi đời này!

Một nhận định về A-lại-da Thức

Trong Du Già Phái (Yogacara) -- còn gọi là Duy Thức Tông(Vijnanavàda) -- có một khái niệm được xem là biểu tượng độc đáo nhất, đó chính là A Lại Da Thức hay Tàng Thức (Alayavjnana) và chính ngài Vô Trước (Asanga) đã là người hoàn chỉnh nó.
Ngài Asanga đã chia Thức Uẩn (trong ngũ uẩn) thành ba phần Tâm (Citta), Ý (Manas) và Thức (Vijnana) trong khi ở truyền thống Phật giáo Thượng Tọa Bộ thì ba danh từ này đều trỏ chung một thức uẩn.  Kể cả Hữu Bộ(Sarvastivada) cũng đồng ý như vậy.  Đến Kinh Lăng Già(Larikavatarasùtra), một tác phẩm đặc biệt của Phật giáo Bắc Tông, cũng xem ba chữ này là các từ đồng nghĩa, dù trong vài bài kinh có nói tới những cái giống như là ý nghĩa riêng biệt của từng chữ. 

Tư tưởng và công án tham cứu về Chân Tâm của Thiền Sư Thanh Đàm

... Đề cập đến chữ “Pháp” Thanh Đàm viết:
“Pháp là tất cả mọi vật, là sự ứng dụng của Diệu TâmDiệu Tâm là nguồn thiêng của mọi vật. Pháp là Tâm, Tâm là Pháp. Pháp là tùy duyên của Diệu Hữu khi không nhiễm thì gọi là Diệu Pháp. Tâm là ứng vật của chân không, khi không vướng vào trần thì gọi là chân tâm. Mượn cái gì mà nói được về chân tâm? Nói về diệu pháp thế nào để không ngăn ngại sự tu chứng?

Tư tưởng của Bankei về Bất sinh

Khái niệm trọng tâm của tư tưởng Thiền của Bankei là "bất sinh". Thuật ngữ "bất sinh" thường xuyên xuất hiện trong các kinh điển và tài liệu của Phật giáo Đại thừa. Nó là một khái niệm quen thuộc, hay đúng hơn là khá sáo mòn đối với một Phật tử có học thức vào thời Bankei.
Tuy vậy, Bankei lại tìm thấy ở khái niệm này điều tiêu biểu cho chân lý giác ngộ. Sau khi đắc đạo, trải qua nhiều năm suy tưởng, ông nghiệm thấy có thể giáo hóa chúng sinh với khái niệm này và từ đó ông bắt đầu thuyết pháp và giảng dạy. Bankei tuyên bố:
Ta không thuyết giảng về Phật giáo cũng không về Thiền; chỉ cốt làm cho mọi người thấy rõ công đức quý giá của tâm-Phật tự bản tánh ai cũng sẵn có nơi mình. Cho nên ta không luận bàn cả lời Phật dạy lẫn lời của chư Tổ.

Trạng thái của chứng ngộ - Hốt nhiên chứng ngộ - Cái gì còn lại sau chứng ngộ

Trạng thái của chứng ngộ

Trạng thái của chứng ngộ không phải là trạng thái của cá nhân. Không có người trong nó. Người chứng ngộ là chứng ngộ chỉ bởi vì người đó không có; không có ai để vận hành. Vận hành tiếp tục, nhưng không có ai làm nó. Vận hành tiếp tục, nhưng không có ai vận hành nó. Thế thì nó tiếp tục theo cách riêng của nó... cũng như các vì sao cứ di chuyển và mùa vụ , và mặt trời mọc, và mặt trăng tới, và thuỷ triều, và biển cả, và dòng sông. 
Người chứng ngộ là một với cái toàn thể; cái toàn thể vận hành qua người đó. Vận hành của người đó là hoàn hảo bởi vì người đó không có đó để bóp méo nó. Người đó giống hệt cây trúc hổng - bất kì bài hát nào cái toàn thể chọn để hát qua người đó, nó đều được hát lên. Không có người nào cản trở, không có người nào gây chướng ngại. 

Hành giả cần ghi nhớ 8 điểm quan trọng trong việc thực hành Thiền

"Bạch Ðức Gotama, do nhân gì, duyên gì, sau khi Như Lai (Tathāgata) diệt độ, thiện pháp không kéo dài lâu? Và lại nữa, bạch Ðức Gotama, do nhân gì, duyên gì, sau khi Như Lai diệt độ, thiện pháp lại kéo dài lâu?"
"Này Bà la môn, chính do không trau dồi, không tinh tấn thực hành Tứ Niệm Xứ mà thiện pháp không kéo dài lâu sau khi Như Lai diệt độ vậy." (Samyutta Nikāya -- Mahā Vagga)

Đạt Được Tri Kiến

Kinh Milanda Vấn Đáp ghi lại cuộc trao đổi giữa một vị quốc vương, Milanda, và Nagasena, một vị tỳ kheo Phật giáo nổi tiếng. Vua Milinda sống ở thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, và là người kế vị nền cai trị ở Hy Lạp do Đại Đế Alexander dựng nên sau khi thống lĩnh tây bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên. (Tên của Ngài được dịch sang tiếng Hy Lạp là ‘Menandros’.) Mặc dầu tác phẩm này không thuộc hệ thống đại tạng kinh, nhưng nó được coi là bản kinh Phật giáo quan trọng và sớm nhất sau khi Đức Phật nhập diệt(parinibbana), và thường được nhắc đến. Bản kinh bao gồm một phần giới thiệu ngắn, như trên, về nội dung của bài giáo lý theo phong cách tán dương, ca tụng truyền thống, tiếp theo sau bởi bảy chương xếp theo trình tự của các câu hỏi và câu trả lời, mà tôi chỉ chọn một, là câu hỏi thứ 13 của chương 2:

TIẾN TRÌNH GIẢI THOÁT

Pháp chân đế (paramattha sacca) luôn tự thể hiện trong chân như thực tánh (yathābhūtā sabhāva) và độc lập với vô minh dục vọng của con người, nhưng với vô minh ái dục con người đã tự dựng lên bản ngã, tư kiến và thời gian để rồi tự chuốc lấy khổ đau phiền muộn, cũng từ đó chân đế hay thực tánh chỉ còn là bản vẻ đầy hư cấu và ảo ảnh trong thế giới khái niệm của tưởng tri và thức tri. Quá trình huân tập của bản ngã vừa phát xuất từ vô minh ái dục lại vừa làm sâu dày thêm vô minh ái dục, thế rồi pháp chân đế tuy vẫn luôn hiện hữu nhưng con người chỉ thấy cái giả tướng do chính mình thiết lập. Vì vậy, muốn phá cái giả tướng ấy để phục hồi thực tánh cũng phải trải qua một quá trình thời gian nhất định, Đạo Phật gọi đó là tiến trình giải thoát. Lý thì có thể đốn ngộ nhưng sự thì tất yếu phải tiệm tu.

VẤN ĐÁP VỀ THIỀN VIPASSANĀ - Thiền sư U. SILANANDA

1. DO ĐÂU MÀ CÓ THIỀN VIPASSANĀ?
Thiền Vipassanā là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật giáo (xuất xứ từ kinh MahāSatipatthānaDīgha Nikāya).

2. VIPASSANĀ NGHĨA LÀ GÌ?
Chữ "Vipassanā" được chia làm hai phần - "Vi" là " nhiều phương diện khác nhau" có nghĩa là vi tế, tách bạch hay rõ ràng phân minh, và "Passanā" là "nhìn thấy" hay soi chiếu. Vậy "Vipassanā" - tuệ quán hay minh sát - có nghĩa là thấy được nhiều khía cạnh, nhiều thành phần khác nhau hay quán chiếu một cách vi tế, minh bạch.
Một cách rõ ràng hơn. Thiền Vipassanā là thấy sự vật qua ba đặc tính: vô thường, khổ và vô ngã.

Không có hạnh phúc nào bằng hạnh phúc của người tu tập

ĐứcThế Tôn dạy rằng, “Ai thấy Pháp tức thấy Như Lai. Ai thấy Như Lai tức thấy Niết-bàn.” Nếu chúng ta không làm theo tấm gương của Ngài, làm thế nào chúng ta sẽ thấy Pháp? Nếu chúng ta không thấy được Pháp, làm sao chúng ta thấy được Đức Phật? Nếu chúng ta không thấy được Đức Phật làm thế nào chúng ta thấy được phẩm hạnh của Ngài? Chỉ có cách chúng ta thực tập theo dấu chân của Đức Thế Tôn chúng ta sẽ biết những gì Đức Thế Tôn dạy là hoàn toàn chính xác, lời dạy của Ngài là chân lý tối thượng.




Ðạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người

Ðây là một vấn đề quan trọng, vấn đề đạo đức Phật giáo, vì chúng ta có thể nói tất cả những lời dạy của đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa đạo đức Phật giáo như thế nào trước hết cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sanh của Ngài, sau để ứng dụng nền đạo đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của chúng ta.
Khi Ngài tuyên bố: "Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ" (Trung Bộ I, 140), lời tuyên bố xác nhận Ngài chỉ dạy cho loài người biết đến khổ và sự diệt khổ trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài. Chúng ta được biết trong kinh Chuyển Pháp Luân, bản kinh đầu tiên của Ngài thuyết pháp cho 5 vị trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài, Ngài đã tuyên bố: "Ðây là khổ, đây là khổ cần phải được biết, đây là khổ đã được biết; đây là khổ tập, đây là khổ tập cần được đoạn diệt; đây là khổ diệt, đây là khổ diệt cần phải chứng ngộ, đây là khổ diệt, đây là khổ diệt đã được chứng ngộ; đây là con đường đưa đến khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt cần phải hành trì, đây là con đường đưa đến khổ diệt đã được hành trì".

VẤN ĐẠO với Nữ Thiền Sư Achaan Naeb

A: Achaan Naeb; T: Thiền sinh.
(Thiền sinh thứ nhất là một vị sư đã hành thiền ở đây được khoảng một tháng)

A: - Sư biết sắc ngồi, sắc đi bằng cách nào?
T: - Tôi biết bằng tâm.
A: - Sư nói bằng tâm nghĩa là thế nào?
T: - Dáng tôi ngồi, là sắc ngồi. Dáng tôi đi, là sắc đi.
A: - Sắc ngồi, sắc đi - có phải bằng mắt thấy không?
T: - Mắt chỉ nhìn thấy màu sắc hay hình dáng. Mắt không thể thấy sắc ngồi,... Chỉ có tâm mới biết sắc ngồi, sắc đứng,... thôi.
A: - Khi sư biết sắc ngồi, là sư suy nghĩ hay sư biết bằng cách nào khác?
T: - Tôi biết bằng sự tỉnh thức (chánh niệm - tỉnh giác) rằng đó là sắc ngồi.
A: - Suy nghĩ và tỉnh thức khác nhau hay giống nhau?

Thánh Tu Đà Huờn

Lúc Đức Phật ngự tại chùa Kỳ Viên trong thành Xá Vệ, một ngày nọ, khi Xá Lợi Phất (Sariputta) đến gần Ngài, Ngài bèn hỏi Đức Xá Lợi Phất những pháp nào, cách thực hành nào giúp cho người đạt Thánh quả Tu Đà Huờn (Sotapanna)", Sota có nghĩa là gì? Panna có nghĩa là gì? Những câu hỏi của Đức Phật và những câu trả lời của Xá Lợi Phất về sau được ghi thành một bài kinh gọi là kinh Xá Lợi Phất đệ nhị.
Bát Chánh Đạo hay Sota
Đức Phật hỏi Xá Lợi Phất: "Nhiều người nói đến chữ Sota, vậy Sota có nghĩa là gì?"
Ngài Sariputta trả lời: "Bạch Đức Thế Tôn, thấy sự vật như chính nó đang là, suy tư đúng đắn, nói năng đúng đắn, việc làm đúng đắn, nuôi mạng chân chánh, tinh tắn đúng đắn, chánh niệm, chánh định, đó là tám đặc tính của Thánh Đạo, được gọi là Sota."

CÁCH THỰC HÀNH PHÁP

Các bạn, những người đi tìm kiếm thiện pháp, tụ hội ở đây ngày hôm nay, xin hãy lắng nghe với sự bình an. Nghe pháp với sự bình an là lắng nghe với sự tập trung, chú ý tới những gì bạn nghe và rồi buông bỏ. Nghe pháp có lợi íchvô cùng. Khi nghe pháp, chúng ta an trú thân tâm mình trong sự định tĩnh, bởi vì đây cũng chính là một cách thực hành pháp. Thời Đức Phật, mọi người đến nghe pháp rất chăm chú, với một cái tâm khát khao hiểu biết thực sự, và một số người đã chứng ngộ Giáo Pháp trong khi nghe thuyết pháp như vậy.
Nơi đây rất thích hợp để thực hành thiền. Qua hai đêm ở đây, tôi có thể thấy đây là một nơi quan trọng. Môi trườngxung quanh rất bình an; tất cả những gì còn lại là ở môi trường bên trong, trong trái tim và tâm hồn bạn. Vì vậy, tôi đề nghị các bạn hãy cố gắng chú ý.

CHÌA KHÓA DẪN ĐẾN GIÁC NGỘ (The Key to Enlightenment)

...Hơn 2500 năm trước ở Ấn Độ có vị đạo sư nổi tiếng là Đức Phật Đại Bi đã được giác ngộ qua sự tu tập thiền định, với lòng từ bi trải đến khắp chúng sanh mọi loài. Ngài khuyến khích các tín đồ mỗi năm trồng một cây để vun xới nguồn sống cho đất đai. Trải qua bao nhiêu thời đại, giáo lý của ngài đã giúp cho hàng triệu người bước theo con đường của ngài tìm được hạnh phúc bền lâu, sự hòa hợp, thành tựu và chân lý. Bạn thấy không, mỗi người chúng ta đều có nơi tự thân mình cái gọi là “Phật tánh” – chúng ta được sinh ra với Phật tánh có sẵn - thể hiện bằng lòng tốt tự nhiên biết lo cho người khác, bằng tình thương cho chính mình và cho mọi người, dẫn đến hạnh phúc, sự điều hòa, an định và quân bình trong đời sống chúng ta.

Buông cái ta lăng xăng tạo tác

Bạn đừng xem sự buông xuống mọi ý đồ lăng xăng tạo tác của cái ta ảo tưởng chỉ là một sự nghỉ ngơi tạm thời để lấy sức cho những ý đồ mới quy mô hơn, thực ra sự buông xuống cái ngã hữu vi này là sự giải thoát đầu tiên mà cũng chính là sự giải thoát cuối cùng nếu như đó là sự buông xả toàn triệt của ba-la-mật (upekkhā pāramī). Trong Kệ Pháp Cú 97, đức Phật mô tả một người giác ngộ toàn triệt như sau:
Liễu vô vi, vô tín
Phá vỡ sự tục sinh
Buông vọng cầu, cơ hội
        Chính là người tối linh.
(Assaddho, akataññū ca
Sandhicchedo ca yo naro
Hatāvakāso vantāso
Sa ve uttama poriso).

Giòng Sông Của Ðời Sống

Tôi tự hỏi có khi nào bạn đi dọc theo bờ sông, bạn chợt thấy có một cái vũng ao nhỏ nằm kế bên giòng sông hay không? Chắc là có, anh chàng câu cá nào đã đào chơi để đó. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt: giòng sông thì rộng, sâu, luôn trôi chảy không ngừng nghỉ, trong khi vũng nước đặc sệt những bùn lầy vì nó nằm một chỗ, không thông thương với giòng sông. Dĩ nhiên là không thể nào có cá lội trong vũng nước đó được, không thể nào sinh động như giòng sông. Bạn có thấy nhân loại giống như thế hay không? Mỗi người tự đào lấy một cái vũng nhỏ cho mình, ẩn nấp trong đó, tự tách rời ra khỏi mạch sống của cuộc đời kẹt cứng trong vũng nước ao tù đó cho tới chết và gọi là sự dính mắc, thối rửa, đó là kiếp người.

HIỂU BIẾT VÀ DỐT NÁT

Thuộc một khía cạnh, chúng ta vun đắp sự hiểu biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học, và vân vân; và có thể lại hoàn toàn lơ là một sự việc quan trọng nhất trong sống, đó là cấu trúc và bản chất của cái trí riêng của chúng ta. Chắc chắn, nó là sự dốt nát.
Gặp gỡ này được thực hiện cho những sinh viên, và tôi lại không thấy có bao nhiêu sinh viên hiện diện. Nhưng dẫu vậy, tôi hy vọng các bạn không phiền nếu người nói chú ý vào những sinh viên.
Người ta thường không hiểu tại sao người ta nhận được sự giáo dục. Liệu nó là để thâu lượm hiểu biết thuộc những loại khác nhau đang xảy ra trên thế giới, hầu hết để cung cấp thông tin – thuộc công nghệ, xã hội, và kinh tế? Chắc chắn, hiểu biết đó là cần thiết.

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN SANH. - Ý NGHĨA NGÀY TAM HỢP KHÁNH ĐẢN VESAK

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN SANH.
Phật Đản 2641 PL: 2561
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật




Người đã đến rồi lên ngôi bất diệt
Giữa tim con và giữa biết bao người.
Nguồn Chân Lý sáng soi cùng nhật nguyệt
Suốt ba thời.. siêu việt chẳng phai phôi.

Con Đường Dẫn Tới An Lạc Và Giải thoát cho Tâm hồn

Hãy nghỉ rằng sân hận là một điều vô bổ, chẳng khác nào rác rưởi trôi trên mặt hồ. Nếu ngớ ngẩn, chúng ta sẽ không uống được nước sạch đã lóng cặn; hoặc nếu uống các cặn bả, thì có thể chúng ta mắc phải một căn bệnh nào đó. Một người đối xử xấu ác với bạn thì giống như một ai đó bị té vào đống rác bẩn. Nếu ngớ ngẩn trở nên ghanh ghét hoặc sân hận với những người như thế, thì khác nào bạn muốn ngồi vào đống rác giơ bẩn với họ. Có phải đó là những gì bạn muốn? Hãy suy ngẩm về điều này cho đến khi bất cứ tư tưởng nào của xấu ác và sân hận biến mất.
Ở đây, chúng ta nói đến ba cấp độ của đức hạnh.

Yasa: Vị cư sĩ đầu tiên đắc quả A la hán

Tại thành Benares có con một nhà triệu phú tên Yasa, trưởng thành trong khung cảnh dồi dào phong phú. Một buổi sáng, chàng dậy sớm hơn mọi khi, và lúc nhìn các nàng hầu thiếp nằm ngủ ngổn ngang bừa bãi thì lấy làm nhàm chán. Ấn tượng ghê tởm này luôn luôn ám ảnh chàng. Toàn thể đền đài nguy nga tráng lệ bấy giờ đối với chàng chỉ còn là một nơi tối tăm buồn bã, đầy dẫy những hình ảnh thô kịch xấu xa.

Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp - Bài Pháp đầu tiên của Phật

Cung Thỉnh Truyền Bá Giáo Pháp

Ngài đi từ gốc cây Rajayatana đến gốc cây Ajapala. Lúc ngồi trầm tư, những tư tưởng sau đây phát sanh:
"Giáo Pháp mà Như Lai đã chứng ngộ quả thật thâm sâu huyền diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ còn bậc thiện trí mới thấu hiểu. Chúng sanh còn luyến ái trong nhục dục ngũ trần. Lý nhân quả tương quan "Tùy Thuộc Phát Sanh", là một đề mục rất khó lãnh hội, và Niết Bàn -- trạng thái chấm dứt mọi hiện tượng phát sanh có điều kiện, từ bỏ mọi khát vọng, tiêu diệt mọi tham ái, không luyến ái và chấm dứt -- cũng là một vấn đề không phải dễ lãnh hội. Nếu Như Lai truyền dạy Giáo Pháp ấy, kẻ khác ắt không thể hiểu được. Thật là phí công vô ích, thật là phí công vô ích."

Tuổi thọ Phật giáo


Muốn được gần gũi thân cận với Đức Phật, mỗi người chúng ta cố gắng tinh tấn học pháp học Phật giáo và hành pháp hành Phật giáo; tùy theo khả năng của mỗi người, để cho Phật giáo được duy trì ở trong tâm của mỗi người phật tử. Những người nào có Phật giáo ở trong tâm, những người ấy được nương nhờ nơi Đức Phật, nương nhờ nơi Đức Pháp, nương nhờ nơi Đức Tăng, được nương nhờ nơi Tam Bảo cao thượng, để cho họ có thể trở nên con người cao thượng và để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho chính họ trong kiếp hiện tại lẫn những kiếp vị lai; đặc biệt còn làm duyên lành trên con đường dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Đồng thời giữ gìn duy trì Phật giáo được trường tồn trên thế gian, đến hết tuổi thọ Phật giáo 5.000 năm, nhằm đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài đến tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại.

PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY - Bổn sư của tôi là ai?


Có vài người nghĩ rằng đạo Phật quá cao siêu huyền bí, không thể thực hành được bởi những người nam, nữ thông thường trong thế giới chúng ta hằng ngày, và nếu muốn trở thành một Phật tử chân chính thì người ta cần phải từ bỏ cuộc đời này để rút lui vào một tu viện hay đến một nơi nào yên tĩnh.
Ðấy là một quan niệm sai lạc đáng buồn do sự thiếu hiểu biết về giáo lý Phật. Người ta thường đi đến những kết luận sai lầm và vội vã, sau khi tình cờ nghe hay đọc một cái gì về Phật giáo do một tác giả không hiểu thấu vấn đề, đưa ra một quan niệm thiên lệch và chủ quan về Phật giáo. Giáo lý Phật không phải chỉ cốt dành cho Tăng lữ trong tu viện, mà còn cho những nam nữ cư sĩ sống trong gia đình. Bát chánh đạo, một lối sống theo Phật giáo, là dành cho tất cả không phân biệt.

CÕI PHẬT ĐÂU XA! - TÌM PHẬT Ở ĐÂU? - TÔI THẤY PHẬT

duc-phat-toa-thien2
Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật. Có người xây chùa, dựng tượng, đúc chuông tìm cõi Phật… nhưng cõi Phật làm gì có trên núi cao, trong rừng sâu, trong chùa lớn?
Khi được hỏi cõi Phật ở đâu? Phật trả lời “Các loài chúng sanh là cõi Phật của Bồ-tát” (chúng sinh chi loại thị Bồ-tát Phật độ). Thì ra vậy. Thì ra cõi Phật của Bồ-tát không ở đâu xa. Ở nơi các loài chúng sanh thôi. Quanh ta và trong ta thôi.

THÔNG ĐIỆP ĐẦU TIÊN


duc phat dan sanhThông điệp đầu tiên của đạo Phật là hình ảnh một em bé bước đi trên bảy bông sen. Đó là hình ảnh những bước đi thanh tịnh vô nhiễmcủa một cái tâm không có sự phân biệtchất chứa. Và em bé đó đã thốt lên: “Trên trời dưới trời chỉ có Ta là tôn quí”

THÁI ÐỘ TINH THẦN PHẬT GIÁO

Trong số những nhà sáng lập các tôn giáo, đức Phật (nếu ta có thể gọi Ngài là nhà sáng lập một tôn giáo theo nghĩa thông thường của danh từ) là vị Thầy độc nhất đã không tự xưng là gì khác hơn là một con người, hoàn toàn chỉ là một con người. Những vị Giáo chủ khác thì hoặc là Thượng đế, hay Thượng đế nhập thể trong những hình thức khác nhau, hay được Thượng đế mặc khải. Ðức Phật không những chỉ là một con người, Ngài lại còn là một con người tự nhận không được một thiên khải nào từ bất cứ một vị thần linh hay một quyền năng nào khác. Ngài tuyên bố tất cả những gì Ngài thực hiện được, đạt đến được và hoàn thành được, đều hoàn toàn do nỗ lực và trí tuệ con người. Chỉ có con người mới có thể thành Phật. Mọi người đều mang trong mình khả năng thành Phật nếu họ muốn và nỗ lực. Ta có thể gọi đức Phật là một Con Người tuyệt luân. Ngài quá toàn thiện trong "nhân tính" của Ngài đến nỗi về sau, trong tôn giáo của đại chúng, Ngài được xem như một "Siêu nhân".