BIẾT - THẤY - TƯỞNG - CHÁNH TƯ DUY


CÁI BIẾT

Hỏi: Thưa Thầy, khi vọng tưởng nhiều chỉ cần biết thôi đúng không ạ? Nhưng làm sao để tâm biết ấy thấy ra thực tánh chân đế?

- Tâm biết có hai phương diện: Tánh biết và tướng biết. Tánh biết vốn không sinh diệt, còn tướng biết tuỳ đối tượng mà có sinh diệt. Khi khởi tâm muốn biết tức đã rơi vào tướng biết sinh diệt. Khi tâm rỗng lặng hồn nhiên, tướng biết không dao động thì tánh biết tự soi sáng. Lúc đó tánh biết và tướng biết tương thông, vì tâm chưa bị cái “ta biết” che lấp, sai sử. Cho nên ngay cả đứa bé khi va chạm liền biết đau, khi đói liền biết bú v.v....
Nói cách khác, do bản ngã tham sân si, do tư tưởng, quan niệm, che lấp tâm biết nên mới sinh ra nhận thức và hành vi sai lầm, đưa đến phiền não khổ đau.

Những mẩu chuyện và lời dạy của Ngài Munindra

Ngài Munindra luôn nhắc nhở rằng chánh niệm là để thấy được sự thật trong từng giây phút. Thầy bảo Oren Sofer, “Cái gì đang xảy ra, đó là sự thật. Trong giây phút này, nếu tâm bạn bị xao lãng, đó cũng là sự thật. Hãy chấp nhận nó.”


Pháp Hành Đơn Giản 

Ngài Munindra luôn đề cao tính giản dị và thư thái. Joseph Goldstein nghĩ có lẽ Thầy đã lập lại hàng nghìn lần câu “Hãy giản dị và thư thái. Hãy chấp nhận mọi thứ y như chúng đang hiển bày”.

Hòa thượng Kim Triệu kể lại những sự liên hệ giữa ngài và thiền sư Munindra trong thập niên 1960 tại Ấn Độ

Tưởng niệm Anāgārika Munindra là ôn lại tấm gương cao đẹp của một bật thầy tràn đầy trí tuệ và từ bi.
Ngài Munindra là một trong những thiền sư Á châu ưu tú nhất trong kỷ nguyên truyền bá Phật pháp sang Âu Mỹ đồng thời cũng là một du sĩ Ấn độ đầu tiên đem Giáo pháp Nguyên thủy trở về hoằng dương ngay tại đất nước mà đạo Phật đã khởi sanh và hầu như đã bị mai một trong gần mười thế kỷ nay. Riêng đối với Sư, Ngài không những là vị ân sư dạy thiền Tứ Niệm Xứ đầu tiên mà còn là hiện thân của một người mẹ hiền đã hết lòng bảo bọc và dạy dỗ Sư hơn chín năm trời ở Bồ đề Đạo tràng.