Những giai đoạn chuẩn bị để vào tuệ quán Vipassanà



... Tất cả các phái thiền Phật giáo từ Nguyên Thủy đến Tiểu thừa, Đại thừa, Kim Cang thừa và Thiền tông đều lấy chánh niệm tỉnh giác làm yếu tố cơ bản, chỉ khác nhau ở cách vận dụng mà thôi. Nói như vậy có nghĩa là chánh niệm tỉnh giác có nhiều mức độ khác nhau tùy theo trình độ của mỗi người.
Theo thiền tuệ quán Vipassanà Nguyên Thủy của Đức Phật thì đối tượng của chánh niệm tỉnh giác phải là pháp có yếu tính là đệ nhất nghĩa đế (paramattha), thực tại hiện tiền(sanditthiko), phi thời gian (akàliko), hồi chiếu (ehipassiko), hướng nội (opanayiko), tự chứng(paccattam veditabbo) v.v... do đó, nhìn chung, hành giả ngày nay ít ai trực tiếp đi vào tuệ quán ngay được.

Như vậy cần phải có những giai đoạn chuẩn bị cho những hành giả chưa đạt tiêu chuẩn chánh niệm tỉnh giác, chưa có thể đi thẳng vào tuệ quán Vipassanà, như sau:


Sống trong Phật Pháp


Vào thời kỳ đức Phật tại thế, Ngài có một vị đệ tử rất thông minh và khéo léo. Một hôm, đức Phật đang thuyết pháp bỗng Ngài đứng dậy rồi quay sang một vị Tỳ kheo và hỏi :"Này Xá Lợi Phất, con tin điều này chăng?" -- Tôn giả Xá Lợi Phất đáp rằng :"Không, bạch đức Thế Tôn, con chưa tin điều này". Và lúc đó đức Phật liền khen ngợi :"Thật là tốt, này Xá Lợi Phất, con là người có thiên tư rất thông minh. Một người thông minh thì không bao giờ sẵn sàng tin vào mọi điều, anh ta sẽ lắng nghe bằng tinh thần cởi mở, rồi cân nhắc sự thật của vấn đề trước khi quyết định tin hay là không tin".

Nguyên lý đời sống Giác Ngộ.



Đời sống bao gồm hai phương diện: ngoại cảnh và nội tâm. Có những tác động từ bên ngoài do những định luật khách quan về vật lý, xã hội, thời tiết, thiên nhiên, và cả siêu nhiên nữa. Có những tác động từ bên trong do những định luật khác về sinh lý, tâm lý, nghiệp báo v.v...