Vị ngọt và sự nguy hại của thiền định hữu vi hữu ngã

...thiền vipassanā không phải chỉ là thiền tuệ tách rời khỏi thiền định như nhiều người thường hiểu lầm, vì trong thiền vipassanā đã có đủ Giới - Định - Tuệ, Bát Chánh Đạo rồi nên không cần thêm sở đắc thiền định hữu vi hữu ngã nào nữa. Đức Phật dạy năm yếu tố giác ngộ căn bản "tín - tấn - niệm - định - tuệ" cần được quân bình, nếu định nhiều quá sẽ sinh trì trệ. Ngay cả nhiều thiền sư nổi tiếng cũng không nhận ra điểm cực kỳ vi tế này. Họ chủ trương phải có sở đắc các bậc thiền định mới tu thiền tuệ được, họ không biết rằng định trong tuệ phải là chánh định chứ không phải định sắc ái, vô sắc ái. Trên thực tế, một hành giả tu tập thiền minh sát đầy đủ Giới - Định -Tuệ (3 trong 1) thì định của họ phát huy nhanh hơn nhiều so với người phải cố gắng rèn luyện thiền định qua nhiều giai đoạn sở đắc. Và khi đã sở đắc thiền định hữu vị hữu ngã rồi thì khó mà chuyển qua thiền minh sát được...

Tu Tập Thế Nào Cho Có Kết Quả ?

Hỏi:  Tôi là một Phật tử và cũng đã hành thiền hơn hai mươi năm. Nhưng tôi chưa bao giờ thật sự kinh nghiệm được một sự an lạc nào lâu dài. Tôi cũng đã được học hỏi và thực hành theo nhiều lời dạy của các thiền sư, nhưng sao thấy mình vẫn bị sai xử bỡi những cảm xúc và thói quen cũ. Nhiều lúc tôi tự hỏi, "Mục đích để làm gì đây?" Tôi cần phải làm gì bây giờ?