Xướng họa: Sân khấu cuộc đời

XƯỚNG

Tự nhủ

Sân khấu cuộc đời đóng nhiều vai
Đừng quên cố gắng diễn thật hay
Dù cho thay áo xiêm, vị trí
Tự biết trong tâm một bản hoài

Đâu là con đường trở về

... Chư Tổ ra đời, dùng mọi cách để khơi dậy chỗ này. Vậy thì, bây giờ chúng ta làm sao trở về ? Và biết đâu là con đường trở về ?
Các Tổ thường nói: "Nhân đất té, phải nhân đất mà đứng dậy". Chính từ chỗ mình mê đó, cũng chính là chỗ mình quay trở về chứ không đâu khác.

PHÁT TÂM BỒ ĐỀ

Trong sự tu học giáo pháp Phật có nhiều khác biệt tuỳ theo sự phát tâm bồ đề của mỗi người. Căn bản có thể nói là có hai loại phát tâm bồ đề : nông cạn và chân thực.

Đừng mong cầu hay tìm kiếm kết quả tu tập "vì không có gì là sở đắc."

... Giác ngộ không phải là một kết quả, mà nó chính là tự tánh chân thật của mình. Và vì vậy mà có gì để ta gọi là mình đạt được đâu, vì nó bao giờ cũng vẫn là của mình? Nếu chúng ta làm việc gì cũng muốn phải có một kết quả (result-oriented) thì thái độ ấy lại chính là một trở ngại lớn cho ta. Mà thật ra không những nó chỉ là một trở ngại thôi, nó còn là một thỏi nam châm thu hút thêm nhiều chướng ngại khác nữa...
... Thái độ mong cầu cũng như một men rượu tạo nên những sự mê mờ rất vi tế, cũng giống như một thứ rượu nho giữ cất lâu ngày, khiến ta không còn nhận thấy được nữa, đâu là những hạnh phúc chân thật đang có mặt trên con đường mình đang đi...

Những phẩm chất tuyệt vời phát triển khi thiền sâu sắc lên.

Có những phẩm chất phát triển khi thiền sâu sắc lên. Chẳng hạn, bạn bắt đầu cảm thấy yêu mến chẳng bởi lí do nào hết cả. Không phải là tình yêu bạn biết, trong đó bạn phải rơi vào – không rơi vào yêu đâu. Nhưng chính là phẩm chất của yêu mến, không chỉ cho con người. Khi việc thiền của bạn sâu sắc, yêu mến của bạn sẽ bắt đầu lan toả ra ngoài nhân loại sang con vật, sang cây cối, thậm chí cả tảng đá, cả núi non.

Phân biệt chính kiến và tà kiến - Thiền sư Bassui




Có người hỏi làm thế nào phân biệt chính kiến và tà kiến?
Bassui đáp:
Nhận thức đúng hay sai là ở trong lòng người tu tập không phải ở ngôn từ hay lời nói sao có thể biết đúng hay sai nếu ông không trực tiếp gặp người ấy.


HOA THIỀN

Tâm Thiền định thì im lặng. Không phải sự im lặng mà tư tưởng có thể nắm bắt, không phải sự im lặng của một buổi chiều tĩnh mịch, đó là sự im lặng khi tư tưởng - với đủ thứ hình ảnh, ngôn từ và cảm nhận - dừng bặt hoàn toàn. Tâm Thiền định đó chính là tâm thức tôn giáo - một tôn giáo mà nhà thờ, đền chùa hay thánh ca không tiếp chạm được.
Tâm thức tôn giáo là tình yêu bùng vỡ. Chính tình yêu đó không biết đến biệt ly, tuy xa mà gần. Không phải một cũng chẳng phải nhiều, hơn thế nữa tâm thái yêu thương này không còn phân chia. Cũng như chơn mỹ, tình yêu không nằm trong phạm vi của ngôn ngữ. Từ sự im lặng đó chỉ có tâm Thiền định vận hành.

Mộng Đàm về Phật đạo và Thiền - “Dream Conversations- On Buddhism and Zen - Musō Kokushi.”

Thực hành tu tập

Theo kinh Phật, dù người nào có biết nhiều học rộng, nhưng nếu không biết áp dụng tu theo những điều đã học hỏi thì cũng chẳng khác gì những kẻ không biết gì. Trong cuộc sống đời thường cũng vậy; hiểu và nói chuyện lý thuyết thì dễ, nhưng thực hành thì không dễ như vậy.
Có những người học nhiều chỉ hay phô trương kiến thức, nhưng thực ra trong tâm họ không có tu gì cả, nên không thể đạt đến trình độ của những bậc trí giả mà họ đang học hỏi từ sách vở.

Sức mạnh tâm linh

...Có những pháp thế gian có thể tránh né được, tùy thuộc vào mức độ trưởng thành hay mức độ khôn ngoan, trí tuệ của chúng ta. Và nếu có thể tránh né được chúng, chúng ta vẫn phải duy trì, giữ gìn các phẩm chất tốt đẹp của mình với tâm chánh niệm quan sát. Đối với những điều không thể tránh được, chúng ta sẽ không còn tự than thân trách phận, tại sao những điều này lại xảy đến với tôi? Chúng ta nhận ra được rằng, đó là vì trước kia mình đã từng làm một việc gì đó, để đến bây giờ mình phải xứng đáng nhận cái quả của nó. Sự hiểu biết này làm chúng ta thêm sức chịu đựng, kham nhẫn và một cách chính xác thì chính điều này sẽ làm chúng ta trưởng thành hơn. Chúng ta đã có được sự bình an trong tâm để có thể kham nhẫn, chịu đựng về mặt thể chất và vật chất, nhưng về tinh thần chúng ta sẽ không phải chịu nhiều đau khổ nữa....


Mười Nghiệp Lành & Mười pháp phát sanh thiện phước

10 Nghiệp Lành

Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy.
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
Người Phật tử sau khi thọ Tam qui, Ngũ giới, Bát quan trai giới thì nên tu tập thêm thập thiện nghiệp để làm hành trang, tư lương tối thắng cho mình giữa thế gian cát bụi, lắm nghiệt ngã và nhiều khổ đau này.

Trí Tuệ

Phần lớn chúng ta nghe để mà được bảo cho biết phải làm gì, hoặc để thích hợp với một khuôn khổ mới, hoặc chúng ta nghe chỉ để thu thập thêm tin tức, dữ kiện. Nếu chúng ta ngồi đây với thói quen đó thì tiến trình của sự nghe chỉ đem lại rất ít ý nghĩa đối với sự cố gắng của chúng ta trong những buổi thảo luận này. Và tôi e ngại rằng phần đông chúng ta cũng chỉ quan tâm đến mức đó thôi, nghĩa là chúng ta muốn được bảo cho biết, chúng ta nghe vì muốn được dạy dỗ; và với cái đầu óc chỉ muốn được sai bảo thì chắc chắn là không có khả năng tìm tòi học hỏi.

Đưa Pháp (Dhamma) Vào Công Việc

Công việc của chúng ta phải là sự thể hiện khả năng tốt nhất và thái độ tốt nhất của chúng ta.
Công việc của chúng ta chứng tỏ chúng ta là loại người như thế nào. Công việc của bạn cho thấy bạn là ai.

Tại sao tôi lại làm việc? Có nhiều lý do.


Tôi làm một số việc nào đó vì tôi thích làm chúng. Một số trong những việc đó tôi gọi chúng là công việc và một số khác thì tôi gọi chúng là trò chơi hay sở thích. Đối với tôi, không có ranh giới rõ ràng giữa sở thích và công việc. Đọc sách là sở thích của tôi,
và nó cũng là công việc. Viết lách là sở thích của tôi và viết lách cũng là công việc.

Tâm Tánh & Sự Tu Tập

Theo tích truyện Suvaṇṇakārattheravatthu ở trong bộ chú giải Dhammapadaṭṭhakathā có kể đại lược là:
“Tôn giả Sāriputta có một tỳ-khưu đệ tử còn trẻ đến xin đề mục thiền định; thấy sức vóc trai tráng, khí huyết phương cương của vị ấy, ngài liền bảo, hãy niệm thân bất tịnh (asubha), cốt ý là để đối trị với dục vọng và tham ái. Vị tỳ-khưu trẻ vào rừng, suốt bốn tháng ròng rã chăm chuyên niệm 32 thể trược, thỉnh thoảng đến nghĩa địa để nhìn ngắm tử thi nhưng “tướng bất tịnh” vẫn không hiện ra.

SỰ THA THỨ VÀ LÒNG KHOAN DUNG

...Thông thường, tôi hay nói về chánh niệm, bởi vì đó là chủ đề chính của tôi, và Đức Phật cũng nói về chánh niệm mỗi ngày. Song Đức Phật cũng dạy rất nhiều loại thiền khác nhau để hỗ trợ cho thiền chánh niệm; chẳng hạn, niệm ân đức Phật cũng là một loại thiền. Tôi hy vọng là các bạn đã hiểu về các ân đức Phật. Khi bạn nghĩ về một người thật thanh tịnh, thật tĩnh lặng, thật từ bi và trí tuệ; càng nghĩ về một người thanh tịnh, bình an, tĩnh lặng, trí tuệ, từ bi và giải thoát, bạn lại càng cảm nhận được điều đó ở trong mình.

Cái chúng ta nghĩ đến nhiều nhất
là cái chúng ta sẽ trở thành.

Những lời giảng nổi tiếng của Thầy Viên Minh

 Chân Lý

"... Chân Lý không thuộc về ai, không phải là sở hữu của Tôn giáo hoặc Tông môn, Hệ phái nào, cũng không thuộc hệ tư tưởng triết học hoặc chủ thuyết chính trị nào.
Chân Lý ở khắp mọi nơi, là kho báu chung của mọi người, vấn đề ở chỗ ai thấy được hay không mà thôi. Giống như không khí là của chung cho mọi người, ai biết rõ nguyên lý hít thở thì được lợi ích, ai không biết thì tự hại mình, chứ không khí không thuộc độc quyền của ai cả.

Những lời giảng nổi tiếng của Thiền sư Ajahn Chah

Chẳng có ai là Ajahn Chah

Một lần nọ có một Phật tử đến chùa của Ajahn Chah và hỏi nhà sư ai là Ajahn Chah. Sư Ajahn Chah thấy người này căn cơ còn chưa được phát triển nhiều nên tự chỉ vào mình nói: “Đây, tôi là Ajahn Chah đây.” Một lần khác, có một người khác cũng đến chùa hỏi Ajahn Chah câu hỏi như vậy. Lần này, thấy người ấy có vẻ có trình độ Phật pháp cao hơn, Ajahn Chah trả lời bằng câu: “Ajahn Chah hả? Không có ai là Ajahn Chah hết.”



TÂM YẾU TỌA THIỀN

Một hôm, Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm đang ngồi thiền, một nhà sư hỏi ngài, “Thầy suy nghĩ gì khi ngồi yên ở đây?”.
Vị thầy trả lời, “Ta suy nghĩ cái chẳng suy nghĩ”.
Nhà sư hỏi tiếp, “Thế nào là suy nghĩ cái chẳng suy nghĩ?”.
Vị thầy trả lời, “Không suy nghĩ”.
Biết đó là những lời dạy của Đại sư, chúng ta cần nghiên cứu và tham dự vào sự chánh truyền của việc ngồi yên. Đây là sự tìm hiểu việc ngồi yên được truyền trong con đường của Phật. Lời của Dược Sơn thật đặc biệt: Ngài suy nghĩ về không suy nghĩ. Những lời này biểu lộ cái tận cùng da, thịt, xương, tuỷ của suy nghĩ và cái tận cùng da, thịt, xương, tuỷ của không suy nghĩ.

ĐỐI THOẠI VỚI MỘT NGƯỜI GIÁC NGỘ

Một người giác ngộ không hẳn là một người có tướng mạo phi thường, có tài cao học rộng và danh tiếng lẫy lừng, mà có thể chỉ là một người rất bình thường, không có gì nổi bật để người khác phải chú ý đến. Nhưng cũng như trăng sao, như ánh đèn tự tỏa ánh sáng, người giác ngộ cũng tự tỏa trí tuệ mà không cần phải chứng tỏ gì cả. Quả thật là viên ngọc giác ngộ vốn đã có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh, không phân biệt sang hèn, hay dở, mà chỉ vì chúng ta lang thang phiêu bạt đã quá lâu nay nên quên mất đường về căn nhà đích thực của mình với kho báu có sẵn mà thôi.

Khi xúc chạm việc đời

Trong bài kinh Hạnh Phúc có bài kệ nói về một trong những phúc lành cao thượng nhất là,
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Tự tại và vô nhiễm,
Là phúc lành cao thượng.
   Việc đời thì bao giờ cũng sẽ có những biến đổi, đến đi, còn mất, không bao giờ ngừng nghỉ, mà chúng chắc chắn sẽ mang lại cho ta nhiều xao động. Có thể nào chúng ta lại tiếp xúc với một cuộc sống đầy những đổi thay và bất toàn này, mà tâm mình vẫn “không động, không sầu” được không bạn hả?

Những lời dạy của Đức Phật về các hạng người

 NGƯỜI ÁC VÀ NGƯỜI THIỆN.

Nói một cách tổng quát, có hai hạng người ở đời. Hạng người thiên về cãi lộn, ưa thích gây sự và có xu hướng chiến tranh. Có hạng người thiên về sống hòa thuận, hoan hỷ trong tình bạn và có xu hướng hòa bình.
Trong hạng người đầu, có thể phân loại hạng người độc ác, hạng người ngu si và hạng người sống phóng đãng. Trong hạng người thứ hai được xếp loại hạng người hành thiện, hạng người có trí, hạng người biết sống chế ngự điều phục.

Thông Báo tham dự PHÁP THOẠI của Hòa Thượng Thiền Sư KIM TRIỆU

 PHÁP THOẠI - THIỀN TỨ NIỆM XỨ với sự trao truyền của Hòa Thượng Thiền Sư KIM TRIỆU.




Hòa thượng Thiền sư Kim Triệu Tốt nghiệp Thạc Sỹ Phật học ở Ấn Độ trước năm 1975. Nghiên cứu và học thiền với nhiều vị Thiền sư nổi tiếng ở các nước Phật giáo trên thế giới. Hiện đang giảng dạy các khóa thiền ở Âu Mỹ và Việt Nam. Sáng lập 2 ngôi già lam ở Hoa Kỳ: Thích Ca Thiền Viện- Cali và Chùa Kỳ Viên- Washington DC.
Lần này, ngài đến Sydney để trao truyền những kinh nghiệm tâm huyết trong quá trình tu tập ThiềnTứ Niệm Xứ.

1/ Những buổi Pháp thoại sẽ được tổ chức vào hai ngày:

Pháp Thoại và Thư tri ân Thầy.


...Thầy khuyên Phật Tử, tu theo pháp môn nào cũng được, nhưng phải lấy trí tuệ dẫn dắt. Mỗi pháp môn chỉ là một cách, một phương tiện phù hợp nhân duyên từng người.
Trí tuệ là phải biết chổ mình đứng, việc mình làm là gì. Trí tuệ là phải biết giới hạn của phương pháp mình đang theo, để mở lòng ra học hỏi, để kịp thời điều chỉnh mà đi tới. Đi tới đâu? Tới Giác Ngộ, Giải thoát.
Trí tuệ là phải nắm rõ mục đích của đạo Phật là gì, tu tập để làm gì...