NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA BẠN

NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA BẠN.
Ngôi nhà bên ngoài không phải là ngôi nhà thực sự của bạn.  Đó chỉ là căn nhà giả tưởng, căn nhà trong thế tục.
Còn căn nhà thực sự của bạn, đó là sự bình an.  Đức Phật đã dạy ta xây căn nhà thực sự của mình bằng cách buông bỏ cho đến khi ta đạt được bình anthanh tịnh.

CÔNG ĐỨC - SỐNG Ở ĐỜI

CÔNG ĐỨC

& Một đệ tử của Ajaan Fuang kể lại rằng lần đầu tiên khi cô gặp sư, cô được hỏi, “Con thường đi đâu, làm gì, để tạo công đức?” Cô trả lời rằng cô đã hỗ trợ xây tượng Phật ở chùa này và đóng góp làm lò hỏa táng ở chùa kia, vân vân. Sau đó, sư hỏi thêm: “Sao con không tạo công đức ngay trong tâm mình?”


& Có lần Ajaan Fuang nhờ một đệ tử cắt giùm rễ cây cỏ, vì chúng mọc lấn hết sân chùa. Người đệ tử không sốt sắng mấy với công việc sư nhờ, nên vừa cắt cỏ, cô vừa tự hỏi mình, “Không biết tôi đã tạo nghiệp gì mà phải làm các công việc nặng nhọc như thế này?” Khi cô xong việc, sư bảo cô, “Việc con làm hôm nay cũng có chút công đức, nhưng không nhiều”.

Các biểu đồ Vi Diệu Pháp



1. Bảng nêu Vi Diệu Pháp (1)

Thư mời tham dự Pháp thoại Sư Giác Nguyên (Toại Khanh)


Kính gởi quý Phật Tử Sydney, Phật tử mọi tiểu bang Úc Châu cùng tất cả các Phật tử phương xa.

Kính thưa quý vị,

Do đủ thiện duyên chúng tôi rất hân hạnh được thỉnh mời Sư Giác Nguyên đến từ Đức Quốc, một vị Sư hết lòng với Đạo Pháp. Sư không những là một giảng sư được Phật tử nhiều nơi ái mộ mà còn là một nhà văn, nhà thơ với bút hiệu Toại Khanh.

Pháp-Hành Thiền-Tuệ - Tỳ-Khưu Hộ-Pháp

Trong khoảng thời gian chưa có Đức-Phật Chánh Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, thì chỉ có pháp-hành thiền-định mà không có pháp-hành thiền-tuệ, mãi cho đến khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, khi ấy, mới có pháp-hành thiền-tuệ. Thật vậy, khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian đồng thời pháp-hành thiền-tuệ cũng xuất hiện cùng một lúc. Pháp-hành thiền-tuệ đặc biệt như thế nào? Trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama chưa xuất hiện trên thế gian, các hành-giả là bậc thiện-trí thực-hành pháphành-giới, giữ gìn giới cho được trong sạch và trọn vẹn, tạo dục-giới thiện-nghiệp cho quả an-lạc trong kiếp hiệntại và vô số kiếp vị-lai, trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới. 

Lý Duyên Khởi Giải Thoát

 Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào.

NIỆM

 “Mọi việc xảy đến cho ta đều có nguyên nhân. Khi hành giảđã có thể quán niệm về điều đó một cách nhuần nhuyễn đến độ có thể biết nguyên nhân của chúng, hành giả sẽ có thể vượt lên chúng”.

Buông

& “Phương cách tu tập của chúng ta là đi ngược dòng, ngược hướng. Vậy chúng ta đi về đâu? Trở về nguồn nước. Đó là khía cạnh ‘nhân’ của sự tu tập. Khia cạnh ‘quả’ là ta có thể buông xảvà hoàn toàn tự tại”.

& “Các giai đoạn tu tập… Thực ra các giai đoạn khác nhau không tự xưng chúng là gì. Ta tự đặt tên cho chúng. Do đó, khi nào ta còn chấp vào các danh xưng này, ta sẽ không bao giờ được giải thoát”.

Không phải là một nỗ lực

Trên con đường tu học, chúng ta thường nghĩ rằng mình cần phải nương tựa vào một phương pháp thực tập nào đó. Tôi nghĩ việc ấy đôi khi cũng là điều cần thiết. Nhưng nếu nhìn cho sâu thì ta thấy rằng, sự thực tập ấy cũng chỉ là làm sao để trải nghiệm thực tại của mình, trong giây phút này với một tâm rộng mở, là ý thức những gì đang có mặt, với một cái thấy như thực. Chứ thật ra ta đâu cần phải làm một cái gì đó! Nếu như có làm gì, thì có lẽ ta chỉ buông bỏ những mong cầu hoặc ghét bỏ của mình mà thôi, để ta có thể tiếp xúc được với những gì đang thật sự có mặt. Mà buông ra thì đâu cần gì đến một nỗ lực nào phải không bạn!

CHỈ TRONG MỘT NIỆM

...Trăm năm tưởng dài mà cũng chỉ gợi lại trong một niệm, ngàn năm cũng thế. Cuộc đời là hư ảo, không có gì nắm giữ được, kể cả tâm tư của mình. Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai đều không thể nắm giữ. Tất cả đều qua đi và tan loãng theo dòng thời gian, theo sự biến chuyển của con người...