PHÁP LUYỆN TÂM

Trong pháp hành thiền của Phật Giáo, Đức Phật dạy thực hành nghệ thuật "để trôi qua", "buông bỏ", chớ nên mang theo bất luận gì! Hãy buông bỏ! Nếu thấy điều tốt đẹp, hãy để nó trôi qua. Nếu thấy điều chân chánh, hãy để nó trôi qua. Nói rằng "để nó trôi qua" không có nghĩa là không làm gì hết, mà thật sự có nghĩa là phải hành phương pháp "để trôi qua" ấy.
Phương pháp ấy là: không dính mắc, không luyến ái, không bám níu, mà buông bỏ. Khi đã thực hiện một hành động thiện, không nên mang nó theo trong tâm mà để nó trôi qua. Khi đã tự chế, không làm một điều bất thiện, hãy để nó trôi qua. Đức Phật dạy ta sống trong hiện tại kế cận nhất, nơi đây, và trong khoảnh khắc nầy. Chớ nên dể duôi tự buông trôi, lạc lối trong quá khứ hay trong vị lai"


Con đường tiếp cận với đạo Phật

Có người thường xem tôn giáo là niềm tin vào một Đấng Thượng đế hay những vị thần linh và từ đó, họ cho rằng bất cứ tôn giáo nào chủ trương tin vào thần thánh, hay nói khác đi, có quan điểm hữu thần, mới thực sự là tôn giáo. Vì thế, các tôn giáo hữu thần thường cho đạo Phật là đạo vô thần, hay thậm chí không phải là tôn giáo. Họ xem đạo Phật như là khoa triết học hay tâm lý học vì đạo Phật không chủ trương tin vào thần linh hay Thượng đế. Đạo Phật không dựa trên một lý thuyết siêu hình hay giáo điều nào đó mà chỉ dựa trên một kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại - đó là sự đau khổ. Tư tưởng nền tảng của đạo Phật là qua việc suy tưởng, quán niệm và hiểu biết về kinh nghiệm khổ đau chung đó, loài người có thể vượt lên trên những ảo tưởng tâm lý đã tạo nên chính sự khổ đau của họ.

Chùm ý nghĩ di chuyển qua các kiếp sống

Thầy nói chúng tôi phải quay trở lại lặp đi lặp lại, cho tới khi chúng tôi hiểu ra. Nhưng nếu không có 'tôi' - ai quay lại? 

Bớt dục vọng thì ta sẽ có thêm tình thương

Trong quyển Ánh Đạo Vàng cụ Võ Đình Cường có kể một câu chuyện về đức Phật.
"Có lần trên đường tầm đạo sau khi theo đuổi con đường tu khổ hạnh, một ngày nọ Phật kiệt sức, ngài được một cô thiếu nữ, Tu-xà-đa, đến dâng cho một bát cháo sữa.  Sau khi dùng xong bát cháo sữa ấy, Phật lấy lại sức khoẻ, ngài hỏi cô Tu-xà-đa

Sự Thành Công Của Phật Giáo Trong Thế Giới Tây Phương

Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử. Tôi đã cảm động bởi lòng từ bi, bởi sự trí tuệ, và bởi sự tự do, đã tỏa sáng rực rỡ trong Lời Phật Dạy, hơn hẳn mọi tôn giáo khác mà tôi đã gặp trước kia.

Sự bình an cuối cùng

Chánh niệm là chìa khóa đưa vào phút giây hiện tại. Không có chánh niệm, chúng ta không thể nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng, và chúng ta đánh mất mình trong sự đi rong của tâm thức. Urgyen, một vị thầy về Đại Toàn Thiện của Phật giáo Tây Tạng, nói: “Có một thứ chúng ta luôn luôn cần, đó là người canh giữ có tên là Chánh niệm-người canh giữ luôn luôn xem chừng khi nào chúng ta bị sự xao lãng lôi đi”.

Tầm Đạo và Đạo sư

Hỏi :

– Thưa ông, trong chữ guru (đạo sư ), thì chữ gu có nghĩa là bóng tối của sự ngu dốt và chữ ru có nghĩa là người gỡ bỏ, người xua đuổi. Do đó, guru là ánh sáng xua tan bóng tối của sự ngu dốt, và ông chính là cái ánh sáng đó đối với tôi bây giờ. Vậy thì theo ý ông, vai trò của vị đạo sư (guru) là gì, một vị thầy hay là một người tỉnh thức?

Thấu nhập chân lý

Chúng ta cần thống nhất điều này: ánh sáng giác ngộ không phải là thoát khỏi nỗi đau mà là hiểu biết về nỗi đau, hiểu biết những cơn giận, hiểu biết những nỗi khổ tâm – hiểu chứ không nên che giấu, ngụy biện – hiểu sâu trong bản chất vấn đề: “Tại sao tôi lại đau khổ, tại sao tôi lại lo âu đến thế, giận dữ đến thế, cái gì đã tạo ra tất cả những cảm giác đó?”. Nếu hiểu được căn nguyên một cách rốt ráo, chúng ta sẽ thoát khỏi mọi tâm trạng tiêu cực khổ sở.