Sai Lầm Lớn Nhất Của Con Người

Tính chất của Pháp nơi mỗi người chúng ta là giống nhau. Nhưng trên hiện tướng mỗi người đều khác. Tất cả vật chất (28 sắc pháp) cuối cùng chỉ còn là yếu tố đất, nước, lửa, gió và hư không (trong kết cấu của đất, nước, lửa, gió luôn có khoảng không). Do đó, hư không là môi trường để đất, nước, lửa, gió có sự cấu tạo.
Còn tính chất cái Tâm (danh pháp) của chúng ta thì có hai phần: Phần thể tánh và phần tướng dụng. Thể tánh của tâm là biết tất cả pháp nên gọi là tánh biết. Tướng dụng của tâm thì có đến 121 loại tâm và 52 tâm sở. Tâm có rất nhiều loại: Thiện, bất thiện, hữu nhân, vô nhân, duy tác v.v...Mỗi tâm lại bao gồm một số tâm sở.

Lắng nghe tâm

Hãy quay vào lắng nghe bên trong và lắng nghe cẩn thận. Để lắng nghe bên trong, hãy xem sự vật bên ngoài là hoàn toàn không quan trọng – đừng dính mắc vào những khái niệm và suy nghĩ, chúng không phải là bạn.
Hãy lắng nghe những gì chung quanh các lời nói thì thầm - sự yên lặng, khoảng không. Vậy, khi bạn lắng nghe, bạn nghe những gì ? Lắng nghe những sự thay đổi (sanh diệt) đang diễn ra giống như có một ai đó đang nói chuyện, kẻ đó nói, “Tôi không thích điều này hay điều nọ. Tôi đang chán, chán ngấy, tôi muốn về nhà “. Hoặc hãy lắng nghe tiếng nói của một “kẻ cuồng tín về tôn giáo "hay" những kẻ hoài nghi", cho dẫu giọng điệu của nó ra sao đi nữa, chúng ta vẫn có thể nhận thấy được bản chất luôn thay đổi (sanh diệt) của nó.

Vấn đáp Thiền - Thiền Sư Viên Minh


Hỏi: Con nghi ngờ không biết có phải là hiện tại lạc trú thật không, vì nhiều người tự cho là đã đắc định rất cao, nhưng khi ở trong đời thường, họ có vẽ như trầm cảm, thụ động, sợ ồn ào, chỉ thích nơi yên tĩnh để dễ trú vào trạng thái định, nên cũng rất dễ sân khi gặp nghịch cảnh. Họ không quan tâm việc gì ngoài nhập định và truyền bá phương pháp thiền định của mình nên tỏ ra cố chấp và ngã mạn. Nói chung họ không thấy hiện tại lạc trú chút nào. Xin thầy vui lòng giải thích.

Kinh Tụng Pali: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN


Sự suy niệm của nội tâm - Phương pháp thực tập chánh niệm

Hành thiền không phải để tạo ra bất cứ điều gì (hoặc sự tập trung, sự bình tĩnh, hay sự thấu hiểu v.v…) và chỉ để nhìn thấy rõ bất cứ cái gì đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại với một cách thật đơn giản.
Thay vì dự định hoặc tạo ra một sự bình thản hoặc sự thấu hiểu thì quý vị hãy cố gắng từ cái điểm đầu tiên của mình. Bởi vì quý vị luôn luôn đi lùi về phía sau của con đường.
Sự thiền tập cũng giống như sự nỗ lực để học cách chạy một chiếc xe đạp. Tại lúc đầu, quý vị nỗ lực nhiều và quý vị sẽ bị vấp ngã trong lúc luyện tập. Sau đó bằng việc luyện tập thường xuyên quí vị sẽ học được cách nỗ lực vừa đủ để giữ cho quý vị có thể ngồi trên chiếc xe đạp một cách vững chắc và quý vị có thể duy trì sự nỗ lực một cách quân bình để tiến về phía trước.
Do đó việc hành tập cũng vậy, quý vị có thể dùng cách này để áp dụng trong việc hành tập thiền Vipassana của mình. Theo tôi thì cái điều quan trọng nhất là sự liên tục.

Buông bỏ lửa tham ái

Giáo Pháp của Đức Phật dạy toàn bộ là về sự hiểu biết về khổ - nguồn gốc của nó, sự chấm dứt khổ, và con đường đưa đến sự diệt khổ.
Khi chúng ta quán chiếu về sự khổ, chúng ta thấy rằng chúng ta cũng đang quán chiếu về tham ái, bởi vì tham ái và đau khổ cũng chỉ là một.
Tham ái có thể đem so sánh với lửa. Nếu chúng ta nắm lấy lửa, chuyện gì sẽ xảy ra? Nó có đưa chúng ta đến hạnh phúc không? Nếu chúng ta nói: “Ôi, hãy nhìn vào ngọn lửa đẹp đẽ kia! Hãy nhìn màu sắc đẹp đẽ của nó! Tôi yêu màu đỏ và màu da cam, chúng là những màu mà tôi ưa thích nhất,” và sau khi đưa tay nắm lấy lửa, cơ thể chúng ta sẽ cảm nhận một số đau khổ nhất định nào đó. Và rồi nếu chúng ta suy niệm về nguyên nhân của sự đau khổ đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng đó là kết quả của việc chúng ta đã đưa tay vào lửa. Với sự hiểu biết đó, hy vọng rằng, chúng ta sẽ không còn đụng đến lửa.

Cái Thấy của chánh niệm tỉnh giác


Thấy pháp như nó đang là dù nó ở trạng thái nào chứ không nên quy chiếu nó vào một trạng thái tiêu chuẩn nào cả, đó chính là chánh niệm tĩnh giác của thiền vipassana
Chánh niệm là trở về trọn vẹn với thực tại...
nh giác là nhận ra thực tại một cách hoàn toàn trung thực như nó là...

Đừng bắt chước - Hãy nương tựa vào mình

Người ta thường có khuynh hướng bắt chước theo thầy của mình. Họ trở thành bản sao, hình chụp hay rập khuôn theo thầy. Chẳng khác nào chuyện người huấn luyện ngựa cho nhà vua sau đây.
Người huấn luyện ngựa cho nhà vua chết, nhà vua thuê một người huấn luyện mới. Bất hạnh thay người mới này bị kiễng chân. Những con ngựa mới và chọn lọc kỹ càng được mang đến cho y. Và y đã huấn luyện chúng thuần thục: chạy, phi nước kiệu, kéo xe, v. v., nhưng tất cả những con ngựa nhỏ đều có bước đi khập khiễng. Thấy lạ, nhà vua cho gọi người huấn luyện đến hỏi. Khi thấy y khập khiễng bước vào chầu, nhà vua hiểu ra mọi lẽ và tức khắc mướn một người huấn luyện ngựa khác.

Bàn về Nghiệp - Krishnamurti

Hôm nay là kết quả của hôm qua, mà cũng là nguyên nhân của ngày mai; nguyên nhân trở thành kết quả và kết quả lại làm nhân. Cái này chảy hòa vào trong cái kia. Không có một lúc nào mà nhân lại không đồng thời là quả. Chỉ có một cái gì được tách riêng để quan sát thì mới cố định trong nhân và quả của nó. Hạt của cây sồi không thể trở thành gì khác ngoài cây sồi. Cái tách riêng là một vật chết; nhưng con người không phải là một thực thể bị tách rời để khảo sát, nó có thể thành bất cứ cái gì nó muốn. Nó có thể phá vỡ hoàn cảnh giới hạn của nó - và nó cần phá vỡ, nếu muốn khám phá ra cái thực.
Bạn cần phải thôi làm một người gọi là tín đồ Bà la môn giáo mới nhận ra Thượng đế được.

Ba cõi duy tâm - Vạn pháp duy thức- Chuyển thức thành trí


...Ba cõi chỉ là Một Tâm. Tâm ấy tất cả chúng sanh đều có. Và Tâm ấy chính là Phật...
...Giải thoát không phải là xóa bỏ, triệt tiêu thức, mà đưa thức về bản tánh của nó là trí. Cũng thế, không phải dẹp hết sóng để thấy biển lớn. Chính nhờ có sóng mới thấy bản tánh của sóng là nước biển, nhờ có thức sanh tử mới thấy ra được trí Niết-bàn. Giải thoát là thấy thức tức là trí, sắc thọ tưởng hành thức tức là tánh Không...
...Khi một người đạt đến tâm Phật, cũng chính là bản tâm của mình, thì thấy cái gì cũng là Phật, nghe cái gì cũng là Phật... 

Cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới và Thiền Ngôn


Bài Kinh Tứ Niệm Xứ


Tu chủ yếu là trở về quan sát lại chính mình trong khi tiếp xúc với hoàn cảnh để thấy ra hoạt động của thân (Niệm Thân) và qua đó phát hiện ra những cảm giác (Niệm Thọ), những phản ứng nội tâm (Niệm Tâm) và những diễn biến trong sự tương giao căn-trần-cảnh (Niệm Pháp)

Tâm của 1 vị A La Hán


Ngay nơi thân tâm này, hễ vướng vào hiện tượng tâm thức sinh diệt thì liền rơi vào sinh tử (Tập Đế, Khổ Đế), còn trở về với tánh biết (Ehipassiko) thì liền thấy Niết-bàn (Đạo Đế, Diệt Đế). Vì vậy Đức Phật dạy: "Này các tỳ kheo, nơi tấm thân một trượng này, thế gian tập khởi và thế gian đoạn diệt". 
Khi mê lấy nọ bỏ kia 
Tỉnh rồi mới biết chẳng lìa tánh chơn.

Đời là vậy đấy!



Chúng ta không thể kiểm soát những gì sinh khởi trong tâm, nhưng chúng ta có thể suy ngẫm về những gì chúng ta đang cảm nhận và học hỏi từ chúng hơn chỉ đơn thuần nhắm mắt để cho sự bốc đồng và thói quen của chúng ta cuốn chúng ta đi. Mặc dù có rất nhiều trong thứ trong cuộc sống chúng ta không thể thay đổi chúng, nhưng chúng ta có thể thay đổi thái độ của chúng ta đối với chúng. Đó chính là ý nghĩa thực sự của thiền tập - thay đổi từ thái độ lấy cái tôi, cái ta làm trung tâm của chúng ta “ tống khứ cái này hoặc lấy thêm cái kia” đến một thái độ tiếp nhận cuộc sống như nó thực là

Kiếp sau mình ở đâu

Cái tâm cảnh khi mình đang sống như thế nào, thì lúc đi về thế giới bên kia nó cũng tương tự như thế, nhẹ nhàng ở hiện tại, hạnh phúc trong từng hơi thở, tỉnh thức trong từng suy tư, lâng lâng thoát tục, an lạc thường hằng bất tận, thì về đâu, đến đâu, ở đâu, cũng đều được tự tại.

ký ức sự kiện và ký ức tâm lý

Cả tiềm thức và vô thức đều bao gồm ký ức mà Krishnamurti đã phân biệt thành hai loại: sự kiện và tâm lý. 
Cái thứ nhất là ký ức về kinh nghiệm thực tế, phán đoán sự kiện,chúng không tạo ra vấn đề vì chúng có ích cho tâm trí ý thức, khả dĩ cho phép nó học hỏi bằng kinh nghiệm. 
Ký ức tâm lý là những sự đánh giá đã qua, hay sự ‘ phán đoán giá trị ’, mỗi thứ đều dồn nén đầy ắp một cách nặng nề bởi cảm xúc. Chúng không phát sinh từ tâm trí ý thức của cá nhân hay như những yếu tố riêng biệt, nhưng như một bối cảnh lờ mờ, một sắc tố, một sự qui định của nội dung ý thức.

Bầu trời vụn vỡ trăng sao.


Tôi nhớ một bài thơ của bà Mary Oliver, một thi sĩ nổi tiếng từng được trúng giải thưởng Pulitzer Prize về văn chương,
Tự tánh của đá
Là hài lòng với nơi này
Tự tánh của nước
Là đi về một nơi khác

Chuyển hóa là do thái độ của mình

Chuyển hóa là do thái độ của mình


Mark Epstein, là một nhà phân tâm học, psychotherapist, và cũng là tác giả của quyển Thoughts without a Thinker có chia sẻ một kinh nghiệm tu học của ông như sau.
    Trong hơn 30 năm qua, mỗi năm ông đều cố gắng đi tham dự một khóa tu học nhiều ngày.  Và ông cũng giữ một quyển nhật ký tu học, ghi lại những kinh nghiệm và khám phá của mình có được trong mỗi khóa tu.  Gần đây, ông có dịp đọc lại những gì mình đã ghi chép trong quyển nhật ký ấy. 

Khổ đau và Con đường Quán niệm

Nữ thiền sư  Ajahn Naeb

Kính bạch chư tăng,
Kính thưa quý vị thính giả cư sĩ,
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ), con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ và giải thoát. Chúng ta cũng biết đó, vấn đề cốt lõi của Tứ Niệm Xứ chính là nhìn ngắm sự đau khổ. Tôi nói như vậy vì đã có không ít người vẫn hiểu lầm rằng tu tập Tuệ Quán chỉ đơn giản là để tìm kiếm sự an lạc (mặc dù so với người không tu tập thì các hành giả Tứ Niệm Xứ vẫn thường an lạc hơn) và từ câu nói này của tôi chắc chắn sẽ dẫn đến một loạt các câu hỏi : Vì sao lại phải nhìn ngắm những đau khổ? Chúng có gì để nhìn ngắm? Và phải nhìn ngắm như thế nào mới đúng?
Như tôi vừa nói, vấn đề trước tiên mà chúng ta cần giải quyết chính là việc định nghĩa đau khổ là gì, có bao nhiêu thứ đau khổ và thế nào là con đường quán niệm đau khổ. Ở đây, cái gọi là khổ đau vẫn thường được phân tích thành bốn hoặc năm trường hợp :

QUÁN CHIẾU TÂM

Gốc rễ của sự đau khổ là những gì mà chúng ta gọi là avijja-không hiểu biết, hoặc ngu dốt đối với sự thật của vạn pháp. Căn bản vô minh chính là không hiểu đúng sự thực. Chúng ta đau khổ bởi vì những quan niệm và kiến chấp, vì những tập quán và những hoàn cảnh mà chúng ta không hiểu. Chúng ta sống với những sinh hoạt của chính mình trong trạng thái vô minh, không hiểu biết các pháp vốn như thế.

GIÁ TRỊ ĐỘC ĐÁO NHỮNG BÀI PHÁP CỦA LÂM TẾ

RinzaiGigen
Thời gian lững lờ trôi nhanh, như chiếc lá vàng vừa mới rụng, đã ba năm trôi qua mà Lâm Tế chưa tìm thấy được bản lai diện mục của mình, dù hằng ngày sống trong không khí bao phủ của Thiền. Mãi đến khi vị thủ tọa hỏi:
- Ông ở đây bao lâu rồi ?
- Thưa ba năm.
- Ông đã gặp Thầy lần nào chưa ?
- Thưa chưa.
- Tại sao chưa?
- Tại vì tôi không có câu nào để hỏi Thầy.
Vị thủ tọa bảo: “Đi gặp Thầy và hỏi yếu chỉ đạo Phật là gì.” Lâm Tế vâng lời và đến gặp Hoàng Bá để hỏi: “Yếu chỉ đạo Phật là gì?” Câu hỏi vừa xong âm vang của nó chưa kịp tan loãng vào hư không Lâm Tế bị đánh ba mươi hèo. Đã ba lần như vậy và lần nào cũng đau thấu tâm can thân xác mỏi mệt vì thấm đòn. Ra về mà lòng vẫn còn hậm hực, thiểu não, Giác ngộ làm gì? Khi thân xác rã rời tâm tư khép chặt, nỗi đau nói không nên lời, nhưng Lâm Tế quyết không hề nãn lòng thối chí trước những hung bạo của Huỳnh Bá.

HUỆ NĂNG VỚI NIỀM CÔ ĐƠN KHÔNG CÙNG


Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn 
Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”

Nếu sự hiện diện của Bồ Đề Đạt Ma là kẻ đi trong cô đơn nhất, thì sự hiện hữu của Lục Tổ Huệ Năng là kẻ sống với cô đơn nhất. Huệ Năng con người đã được mệnh xưng là kẻ siêu việt trong lịch sử Thiền Tông mà cho đến bây giờ chưa một ai có thể đương đầu nổi, một kẻ cô đơn vượt thoát ra ngoài tử sinh chỉ duy nhất một lần nghe kinh.
Những lời thuyết pháp của Huệ Năng cho đến bây giờ vẫn còn vang động trong vô cùng, hình bóng của người trở thành biểu tượng cao cả phủ xuống che mát thiền môn, làm tác động và sống lại tinh thần “ưng vô sở trụ” mà mười ba thế kỷ trôi qua, ảnh hưởng đó vẫn hiện hữu mãnh liệt trong mỗi con người, trong mỗi thời đại theo sự chuyển vần của thời gian vô cùng, không gian vô tận, bể dâu của cuộc đời.

Nơi Tính Giác vẫn muôn đời Bất Tử


Bước vân du biết nơi nào dừng lại 

Gieo duyên rồi Chân Tính tự khai hoa

Không - Thời gian nào cũng phải nhạt nhoà 

Nơi Tính Giác vẫn muôn đời Bất Tử.

Trong thế giới vội vã

Thế giới đang trở nên đông đúc, vội vã bất an và sôi nổi hơn bao giờ hết. trong những điều kiện đó, con người có khuynh hướng giảm bớt lòng từ bi và tăng thêm tâm gây gổ, kiêu căng. Tôi nghĩ việc rèn luyện tâm bình an là cách duy nhất để loài người có thể sống còn.
Làm thế nào để chúng ta có một cuộc sống bình an? – Đó là nhận ra tính chất bình an của chúng ta, trong trạng thái “an trú” hay dừng lại, chúng ta tập trung vào một đối tượng, như hơi thở. Chúng ta đưa tâm vào những mức độ tập trung sâu hơn để được nghỉ ngơi trong trạng thái bình an, một trạng thái ồn cố sáng sáng tự tại.