Xướng Họa: Tìm chi đom đóm giữa canh thâu!


XƯỚNG

Tìm Trăng 

Thông minh có tạo nên cá tính của con người không?



- Chúng ta định nghĩa thế nào là "cá tính"? Và thế nào là "thông minh"? Tất cả các chính trị gia -- dù ngay đến những nhà chính trị chuyên nghiệp đa dạng ở nơi đô thị Delhi hay chỉ là những chính trị gia tay mơ huênh hoang khoác lác ở địa phương khỉ ho cò gáy -- cũng luôn luôn viện dẫn đến những từ ngữ nào là "cá tính", "lý tưởng", "thông minh", "tôn giáo", "Thượng Đế". Chúng ta lắng nghe những từ ngữ này một cách say mê, sùng mộ, bởi vì chúng có vẻ như là rất quan trọng. Phần lớn chúng ta sống với chữ nghĩa; và chữ nghĩa càng được trau chuốt công phu, gọt giũa cho thật là sắc sảo bao nhiêu thì chúng ta càng thấy thích thú, thỏa mãn bấy nhiêu.

GIẢI TRỪ PHIỀN MUỘN


Các bạn ạ, nếu các bạn đã lắng nghe tiếng nói của nội tâm, thì diễn giả chỉ còn là cái gương để các bạn thấy rõ con người thật sự của các bạn, thấy chính các bạn, không có gì che mờ. Nếu các bạn đã tự thấy mình một cách rõ ràng, như thực tế các bạn là như thế, thì các bạn có thể liệng bỏ cái gương, đập bể nó đi. Cái gương không quan trọng. Nó không có giá trị gì cả. Cái có giá trị là, qua tấm gương đó, các bạn nhìn thấy chính các bạn, rõ ràng minh bạch, như thực tế các bạn là như thế, về sự nhỏ mọn, sự hẹp hòi, sự tàn bạo, về những nỗi lo lắng bồn chồn, những điều sợ hãi. Khi các bạn đã bắt đầu hiểu thấu về mình, từ đó, các bạn sẽ tiến sâu vào những vấn đề vượt quá mọi sự suy lường.

CA KHÚC TỪ BI


The Chant of Metta Text
Nhạc sĩ: Imee Ooi

Những đoạn văn hay - Thiền Sư Viên Minh



Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
Nhưng cuộc sống vốn nhiêu khê, đa dạng và biến ảo khó lường nên thiền cũng phải "vô chiêu" mới có thể thực sự miên mật với bấy nhiêu bài học thực tế phức tạp trong đời.

Vũ khí vô ngã

...Cách đây không lâu có một người tôi quen vừa mới chết. Ông chết một cách rất thanh thản, bình yên. Con gái ông nói rằng, khoảng một tuần hay chừng 10 ngày trước khi chết, cha cô trông thay đổi rõ rệt. Trước đó, ông không thể chấp nhận được cái chết và cố gắng chống cự lại nó. Đến khi gần chết, ông mới nhận ra rằng mình không thể chống lại được nữa. Trước kia ông đã từng hành thiền nên sau khi chấp nhận cái chết sẽ đến với mình, ông trở nên thanh thản và bình yên hơn với mỗi ngày trôi qua. Khi chết cũng vậy, ông chết một cách thanh thản với hai tay chắp lại trước ngực và thở nhẹ nhàng. Ông không chống cự, không đấm đá, giãy giụa, không kiệt sức, nghẹt thở hay làm bất cứ cái gì khác, chỉ chết như thể vừa lên giường đi ngủ.

CÁI NHƯ TƯỞNG VÀ CÁI NHƯ THỰC

Thường, triết học hay công kênh đề cao quá đáng giá trị của tư duy trừu tượng và những luận giải thuần lý mà quên mất thế giới thực tế của kinh nghiệm cần tiếp xúc luôn luôn, còn Phật, như tôi từng nhắc lại, dứt khoát không nhận hi sinh kỉ luật tu chứng thực tiễn cho những lý thuyết không tưởng. Giác Ngộ là kết quả của công phu tu chứng ấy, vì không phương tiện nào khác đả phá được Vô Minh. Nếu cho rằng Phật có một hệ thống tư tưởng nào đó chỉ đạo toàn thể đường lối giáo hóa của Ngài, hệ thống ấy có thể gọi là triệt để duy nghiệm luận. Ðó là tôi muốn nói rằng cuộc sống và thế gian thế nào thì Phật thấy y thế ấy, không dụng tâm diễn dịch chúng theo ý riêng.

Audio: Vô Thường, Khổ & Vô Ngã



Khi nói đến Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì chúng ta cần lưu ý, là nói đến bản chất tự nhiên của pháp, hay là nói đến nhận thức của mình về bản chất ấy. Thường thì người ta nhầm lẫn giữa nhận thức của mình về khái niệm (pháp chế định) vô thường, khổ, vô ngã với bản chất thật (pháp thực tính) của pháp.


Thấy được Vô thường (Anicca)


Người ta thường ngồi suy nghĩ trên hiện tượng có sinh, có diệt, có đó, không đó rồi gán cho nó khái niện vô thường. Khoa học có thể đo lường được sự biến đổi vô thường của hiện tượng vật lý và hóa học qua tính toán hoặc nhờ thiết bị máy móc đo đạc.


ĐÀM ĐẠO VỚI THIỀN SƯ AJAHN SUMEDHO

Roger Wheeler: Điều gì thu hút ngài đến với Phật giáo? Theo ngài, Phật giáo đã cống hiến những gì?

Ajahn Sumedho:
Con đường giải thoát.

Wheeler:
Ngài cũng đã từng tu tập vài pháp môn phải không?

Sumedho: Có một thời tôi hoàn toàn một con chiên ngoan đạo của Chúa Giê-su, nhưng sau đó tôi đoạn tuyệt với Thiên Chúa giáo, chủ yếu là do tôi không hiểu được giáo lý và không thể tìm được bất cứ ai có thể giúp tôi thấu hiểu nó. Dường như không có bất cứ phương pháp tu tập nào trong Thiên Chúa giáo, khác hơn là niềm tin đơn giản hoặc sự chấp nhận mù quáng những gì đã được rao giảng.
Điều gây ấn tượng nhất cho tôi đó là Phật giáo này không đòi hỏi người ta tin tưởng một cách đơn thuần.

CHẲNG TỪ ĐÂU ĐẾN, CHẲNG ĐI VỀ ĐÂU


Nếu có ai hỏi "Bạn từ đâu đến?", có nghĩa là người ấy hỏi về quá khứ, vì hiện tại bạn đang được hỏi.
Nếu câu hỏi là "Bạn đi về đâu?", có nghĩa là người ấy hỏi về vị lai, vì hiện tại bạn đang được hỏi.

Tìm về Chánh Pháp

...Cái sai lớn nhất của người tu hành là muốn nỗ lực để tạo ra cứu cánh hoặc muốn sở hữu cái mình cho là đúng, là tốt, là lý tưởng cao siêu nhất, không biết rằng tâm mình vốn thanh tịnh trong sáng mà cứ mải mê hướng ngoại tìm cầu. Đó là tu tập không đúng hướng, mà đã không đúng hướng thì phương tiện càng thiện xả càng xa rời thực tại chân như...
 ...tu là trở về với tánh biết rỗng lặng trong sáng (tâm là chói sáng) ở đó không sinh, không hữu, không tác, không thành chứ không phải là nỗ lực sinh, hữu, tác, thành để rồi trôi lăn trong luân hồi sinh tử...

‘Chỗ ở’ của Tâm

Nó nằm ngay nơi tự tính của tâm , cái tự tính được ví như bầu trời ấy . Hoàn toàn cởi mở ,tự do, vô biên . Phật tính ấy thật đơn giản, tự nhiên như nhiên tới nỗi không bao giờ có thể trở thành phức tạp, hư hỏng hay bị nhiễm ô , nó thuần tịnh tới nỗi vượt ra ngoài cả ý niệm dơ sạch . . . nhưng nói về tự tánh tâm ví như bầu trời chỉ là một ẩn dụ để giúp ta tưởng tượng được tính chất bao la vô biên bao trùm tất cả của nó nhưng Phật tính còn có một tính chất mà bầu trời không có được, đó là tính sáng chói của tỉnh thức , biết nhận thức mà vẫn trống rỗng, giản đơn mà sáng suốt ...

MƯỜI BỨC TRANH CHĂN TRÂU


Phước Châu Đại An hỏi:
- Tôi khao khát hiểu pháp Phật, đó như cái gì?
Bách Trượng đáp: Hệt như cưỡi trâu tìm trâu.
Hỏi: Hiểu rồi thì như thế nào?
Đáp: Như người cưỡi trâu về nhà.
Hỏi: Rồi làm sao giữ cho trước sau khế hợp?
Đáp: Như người chăn trâu cầm roi giữ trâu mình đừng phạm đến lúa mạ của người.
(Truyền Đăng Lục, quyển 9)


“Chân lý là gì?" - Osho

Đôi khi trong lúc chỉ ngồi, câu hỏi lại tới trong tâm trí: Chân lý là gì? Nhưng lúc tới đây, con hiểu rằng con không có khả năng hỏi. Nhưng con có thể hỏi điều gì xảy ra trong những khoảnh khắc đó, khi câu hỏi này nảy sinh mạnh mẽ đến mức, giá mà thầy ở gần, con sẽ hỏi ngay điều đó. Mà nếu thầy không đáp, con sẽ túm râu, hay cổ áo thầy mà hỏi, “Chân lý là gì, thưa Osho?”

TÍNH KHÔNG VÀ HIỆN HỮU


Để phát sinh loại từ ái và bi mẫn thúc đẩy chúng ta kiếm tầm Phật quả, không phải cho riêng chúng ta mà vì lợi ích của những người khác, đầu tiên chúng ta phải đối diện với khổ đau bằng sự nhận diện những thể loại của nó. Đây là chân lý cao quý thứ nhất - khổ đế. Từ lúc chúng ta được sinh ra đến khi chết chúng ta đau khổ tinh thần và đớn đau thân xác (khổ khổ), khổ đau của sự thay đổi (hoại khổ), và khổ đau cùng khắp của điều kiện không thể kiểm soát (hành khổ). Chân lý thứ hai và thứ ba làm cho chúng ta thấu hiểu những nguyên nhân của khổ đau và cho dù những nguyên nhân ấy có được xóa đi hay không. Nền tảng của khổ đau là vô minh si ám – sự lĩnh hội sai lầm về chúng sinh (ngã) và các đối tượng (pháp) tồn tại một cách cố hữu (có tự tính).

Tánh Không Luận của Long Thọ (Nagarjuna)

Có gì khác biệt gì giữa Tánh Không Luận của Nagarjuna và giáo lý vô ngôn, bất khả tư nghị của ĐứcPhật không?
Không có khác biệt chút nào. Nếu có sự khác biệt thì đấy chỉ là cách phát biểu khác nhau. Long Thọ (Nagarjuna) là một triết gia vĩ đại, một trong những người kỳ tài nhất thế giới. Chỉ vài người trên thế giới, rất ít người, mới có phẩm chất thâm thúy như Nagarjuna. Cho nên, cách nói của Ngài là rất triết học, logic, tuyệt đối logic. Phật là nhà huyền học, không phải triết gia. Cách nói của Ngài nhiều thi vị hơn là triết lý. Hai phương pháp khác nhau, nhưng Nagarjuna nói y hệt như Phật nói. Cách phát biểu của họ chắc chắn là khác nhau, nhưng điều họ nói cần phải hiểu rõ.

Tìm hiểu Tánh Không

Bản chất đích thật của mọi hiện tượng

Thoạt nhìn thì các khái niệm về sự ngẫu biến và tánh không đươc trình bày trên đây có vẻ như hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Thế nhưng, nếu phân tích sâu xa hơn thì người ta cũng sẽ hiểu rằng các hiện tượng đều hiển hiện hay hiện hữu trong một khung cảnh hoàn toàn lệ thuộc vào nhau, và chính vì sự hiện hữu lệ thuộc đó mà các hiện tượng từ bản chất đều mang tính cách trống không (mọi hiện tượng chỉ có thể hiện hữu bằng cách lệ thuộc vào nhau, bên ngoài sự lệ thuộc đó ra thì sẽ không có một hiện tượng nào có thể hiện hữu hay hiển hiện ra được, đặc tính ấy gọi là tánh không của mọi hiện tượng). Do đó người ta có thể xác định rằng sự ngẫu biến (ngẫu nhiên, bất định, bất ngờ - contingency) và tánh không được thiết lập trên một cơ sở duy nhất chung cho nhau,

PHÁP NGỮ 5 - Thiền Sư Viên Minh


Tuyệt vọng và Hy vọng

Khi người ta hạnh phúc, thời gian không tồn tại, hôm qua và ngày mai dường như vắng mặt; họ không suy nghĩ gì về tương lai hay quá khứ nữa. Nhưng bất hạnh mở đường cho hi vọng và đau khổ.
“Chúng ta sinh ra với hi vọng và mang nó theo đến lúc chết.”
Đúng, đó là điều chúng ta làm; hoặc phần nào, chúng ta sinh ra trong đau khổ, và hi vọng đưa chúng ta đến cái chết. Bạn có ý gì khi nói về ‘hi vọng’?

Phật và Phật giáo

Tất nhiên, điều tối thượng trong sáng suốt sẽ được cần. Bạn sẽ phải nhận biết - nhiều tới mức ham muốn rất, rất sâu sắc này của việc trở nên tự do với mọi khổ, của việc trở nên tự do với mọi tù túng, ngay cả ham muốn này cũng không nảy sinh. Nhận biết của bạn là hoàn hảo tới mức thậm chí không một góc nhỏ nào bị bỏ lại trong bóng tối bên trong bản thể bạn. Bạn đầy ánh sáng, được chiếu sáng bằng nhận biết. Đó là lí do tại sao khi Phật được hỏi đi hỏi lại, "Điều gì xảy ra cho người trở nên được chứng ngộ?"

Vòng tròn thiêng liêng

Trong nhiều truyền thống Phật giáo, kể cả truyền thống Phật giáo Tây Tạng, vòng tròn là một biểu tượng đầy quyền năng thiêng liêng. Trong các buổi lễ của các truyền thống này, hình vòng tròn được dùng theo những cách như: Vẽ một vòng tròn xung quanh bạn và bạn đứng ở tâm của vòng tròn và tưởng tượng là bạn đang đứng giữa trung tâm của vũ trụ. Cái vòng tròn quanh bạn cho bạn cảm giác rằng bạn luôn ở tại một nơi rất thiêng liêng.Giáo lý thực nghiệm Phật giáo thường nói đến chánh niệm tỉnh giác.

Ý nghĩa của đau đớn và đau khổ là gì?

 Khi bạn đau khổ, khi bạn cảm thấy đau đớn  thì ý nghĩa của nó là gì? Sự đau đớn thân xác có một ý nghĩa nhất định nhưng có lẽ bạn muốn nói đến sự đau đớn và đau khổ thuộc phạm vi tâm lý, và điều này có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn trong những bình diện khác nhau. Ý nghĩa của đau khổ là gì? Tại sao bạn muốn tìm thấy ý nghĩa đau khổ? Nói thế không có nghĩa là đau khổ không có ý nghĩa - chúng ta đang khám phá đây. Nhưng tại sao bạn muốn tìm thấy ý nghĩa của đau khổ? Tại sao bạn muốn tìm hiểu lý do đau khổ của mình? Khi bạn đặt câu hỏi: “Tại sao tôi đau khổ?”và đi tìm hiểu nguyên nhân của đau khổ thì há không phải là bạn đang lẩn trốn sự đau khổ đó sao?

Lòng tự hào - Cái đẹp - Chân lý

Học sinh: Tại sao ta cảm thấy tự hào khi thành đạt?
Krishnamurti: Có cảm giác tự hào với sự thành đạt à? Thành đạt là gì? Đã có bao giờ các em xem xét thành đạt là gì không? Của một nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, một doanh nhân hay chính khách? Cảm nhận rằng về mặt nội tâm, các em đã thành công trong việc tự chủ phần nào chính mình mà người khác không làm được hoặc người khác thất bại; cảm nhận rằng các em tuyệt vời hơn người khác, rằng các em đã trở thành người thành đạt, được kính trọng, được nhìn nhận bởi nhiều người khác như một gương mẫu – tất cả mọi điều ấy cho thấy gì?

Thảnh thơi trong ràng buộc


Nhu yếu của con người là mong sao cho đời sống của mình luôn luôn được thảnh thơi, an vui và hạnh phúc. Để đạt được mục đích đó, con người cần phải cố gắng, nỗ lực suy tính và vạch ra nhiều phương cách nhằm đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ít ai có thể thực hiện được điều này, vì mỗi khi trong tâm ta vẫn còn hiện hữu sự tham vọng cầu toàn và cố tránh né những gì bất như ý xảy ra, thì đỉnh cao của thảnh thơi và hạnh phúc sẽ vắng mặt, ẩn tàng.

Chân lý hay Niết bàn vốn là của kho vô tận dành cho tất cả mọi người


Thế Tôn dạy thật đơn giản: "Không có gì là ta hay của ta". Con có thể thấy rõ chân lý này vào một ngày chủ nhật đi dạo phố. Thật không có một chút gì là ta hay của ta giữa cái biển người và vật hỗn độn ấy. Nhưng bỗng nhiên, một vị Tôn giả chúng sinh khởi lên ý nghĩ: "Ta phải lấy cái đồng hồ kia. Nó phải thuộc về của ta". Rồi vị ấy đến cướp giật, làm khổ chủ la lên, cảnh sát nổ súng xông lại. Thế là máu đổ, tù đày, hình phạt, tội lỗi phát sinh chỉ vì nhận lầm cái không ta làm cái có ta vậy. Nên Thế Tôn dạy, chỗ nào còn bóng dáng cái ngã là chỗ ấy còn đau khổ, trói buộc. Phật còn dạy thêm một lời thâm thúy: "Thà chấp thân là ta còn ít nguy hiểm hơn chấp tâm là ta". Nghĩa là, nếu có "duy" gì, thì thà duy vật hơn duy tâm vậy.

Đừng xô nhau giữa chiêm bao


Đừng xô nhau giữa chiêm bao

Có lần tôi được nghe một bài hát của Trịnh Công Sơn với những ý lạ, "Biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại sóng về đâu?  Biển sóng đừng xô ta, ta xô biển lại sóng nằm đau!" Ông viết bài đó do cảm hứng khi nghe tụng câu kinh Bát Nhã "Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha."

MƯỜI BÀI CHỨNG ĐẠO CA VĨ ĐẠI NHẤT CỦA MILAREPA (tiếp theo)




Dấu chân của Milarepa 
trên đỉnh Se Phug tại Lapchi. 
Photo: Peace Kwek
Bài 6:

MAHAMUDRA (Đại Ấn):
PHÂN BIỆT GIỮA TƯƠNG ĐỐI VÀ CHÂN THỰC


Trong thế giới này, cõi Diêm Phù Đề của Đấng Chiến Thắng,
Có một vị Tôn sư lừng lẫy, là đức Phật Thứ Nhì.
Trên phướn chiến thắng của giáo pháp chưa hề suy thoái,
Ngài khác nào viên bảo châu trên đỉnh tột cao.
Tất cả đều kính ngưỡng ngài, người xứng đáng được cúng dường,
Âm thanh vi diệu từ vạt cờ phất phới, hừng hừng lửa ấm.
Âm thanh ấy vang rền khắp các phương trời,
Đấy chẳng phải là vị đại chân sư đã thành tựu, pháp vương Maitripa hay sao?

MƯỜI BÀI CHỨNG ĐẠO CA VĨ ĐẠI NHẤT CỦA MILAREPA



Bài 1: 

SÁU CÂU HỎI

Tâm đầy rẫy sự phóng chiếu, nhiều hơn cả bụi vi trần dưới ánh mặt trời.
Có ai là một yogi hay yogini (*) chứng đắc, nhìn thấy được hiện tướng của vạn vật, trần trụi như chúng là, ở ngay nơi chúng đang hiện diện?
Chân tánh nguyên sơ của vạn pháp không dựa vào sự kết tạo của nhân và duyên.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc, thấu triệt được cốt tủy của điều này, bứng sâu vào đến tận gốc rễ hay không?

PHÁP NGỮ 4 - Thiền Sư Viên Minh

Buông cái gọi là "tu" ... thì tánh biết tự chiếu


Khi tánh biết thấy pháp một cách tự nhiên như tấm gương trong sáng phản ánh trung thực mọi thứ đến đi thì nó không bao giờ chán nản hay hứng thú gì cả, bởi vì lúc đó chỉ có danh sắc làm việc thì đâu có "ai" để nhàm chán hay hứng thú? Lúc đó chỉ có sự bình an, thanh thản và tự tại vô ngại ... (Viên Minh)

..Cái tâm chân thật không có gì là vui buồn hay thương ghét mà đơn giản chỉ là một sắc thái của Thiên Nhiên. Tâm trở nên an lạc hay chao động vì bị cảm xúc lường gạt.
...Trong thực tế tâm vốn không chao động mà thanh bình ... thật sự an lạc! Giống như chiếc lá cây nằm im khi không có gió. Ngọn gió thoảng qua, lá liền chao động. Lá chao động vì gió -- trạng thái tâm "chao động" phát sanh do những cảm xúc. (Ajahn Chah)


15 nguyên tắc thiền tập cho những người mới khởi sự tập thiền

1.- Hành giả cần sửa soạn những gì để hành thiền?

Hành giả phải hiểu thấu đáo ý nghĩa của Vipassana Bhavana- phát triển tuệ giác, nghĩa là phải hiểu Danh và Sắc. Mục đích chính của sự phát triển tuệ giác là để hiểu hai yếu tố này. Danh (tâm hay trạng thái tâm) và Sắc (hình thể hay vật chất) phải đụợc hiểu thấu đáo để trí tuệ biết rõ được rằng chúng là đối tượng để hành thiền.



Chỉ cho giây phút này

Tôi có một người bạn, vài tháng trước anh có dịp đi chơi xa.  Anh kể lại anh có dịp ngủ qua đêm với gia đình trên một chiếc thuyền nhỏ ở giữa một vịnh biển đẹp.  Anh ngồi nhìn hoàng hôn xuống và bình minh lên trên vịnh biển hoang vắng.  Anh nói đêm khuya giữa một khung trời lấp lánh sao, mặt nước trong vịnh phẳng như gương, chung quanh chỉ có biển và những ngọn đá vôi xanh biếc bao quanh.  Một thuyền giữa trời núi biển đêm yên lặng mênh mông, ta có cảm tưởng như mình đang sống trong một thế giới khác.  Người bạn kể lại rằng, trong giây phút ấy anh thấy mình đang thật sự sống trong giây phút hiện tại, "living the moment!"

Sống Hiện Tại và Hoạch Định Tương Lai


...Người giác ngộ có thể tùy thuận sự vận hành từ quá khứ đến tương lai mà vẫn bất biến - không bị cuốn trôi theo thời gian và không gian, và tuy trọn vẹn trong từng sát-na thời-vị-tính với Tâm Bất Biến (Thái Cực) mà vẫn không bị đắm chìm trong hiện tại...

...Người giác ngộ không cần hoạch định tương lai vì cả quá khứ và tương lai đều đang trọn vẹn đầy đủ ngay nơi hiện tại, ở đó, thể tướng dụng, chân mỹ thiện đều đã tròn đầy - viên mãn. Đó là lý do vì sao người giác ngộ có thể sống tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha mà vẫn luôn an nhiên tự tại...

Số phận và định mệnh

Khi tâm sáng suốt, không phải do số phận. Khi tâm đen tối không phải do định mệnh. Trong pháp của Phật, không có số phận và định mệnh, và tam tai bát nạn cũng không có. Pháp của Phật thực sự tươi mới và tự do.Không có gì như là số phận hay định mệnh. Mọi vật tùy thuộc cách bạn dụng tâm. Khi bạn không thoát khỏi dính mắc, những điều này rốt cuộc sẽ trở thành những nguyên nhân của những gì bạn kinh nghiệm. Như thế, cuối cùng, hạnh phúc và bất hạnh tùy vào cách bạn dụng tâm.

Cái tôi

Cái tôi là sản phẩm của thời gian, đó là một trong những khẳng định của Krishnamurti. Ông dùng khá nhiều từ ngữ tiếng Anh để chỉ bản ngã của con người, tự ngã, siêu ngã, đại ngã, tiểu ngã… giống như trong tiếng Việt có khá nhiều từ để dịch cho sát, nhưng hầu hết các đoạn trong sách chúng tôi đều dịch là cái tôi, là xét theo ý nghĩa Krishnamurti dùng, vì ông cho rằng các từ ấy đều chỉ là một thứ thôi, và chẳng có cái ngã nào là hay hơn cái ngã nào, tất cả đều là sản phẩm của thời gian, đều do quá trình thời gian hun đúc thành. Cái tôi này chẳng có gì tốt đẹp hay linh thiêng, vì thời gian tự bản chất không có tính linh thiêng.

Hiểu rõ về chính mình và Lời giảng


P: Sự liên quan giữa lời giảng của anh, khi được diễn tả trong những từ ngữ mà anh sử dụng trong những quyển sách của anh và trong những nói chuyện của anh, và tiến hành thực sự của đang hiểu rõ về chính mình là gì? Trong tất cả những cách còn lại của khám phá sự thật, những từ ngữ của người thầy được thâu nhận như một chỉ dẫn về một phương hướng, điều gì đó phải chuyển động hướng đến. Liệu những từ ngữ của anh có cùng bản chất và, nếu như thế, sự liên quan của chúng với tiến hành nhận biết của đang hiểu rõ về chính mình là gì?

Tu là THẤY ra sự thật


Tu là THẤY ra sự thật chứ không phải là nỗ lực để đạt được lý tưởng ảo. Bỏ cái thực để đuổi bắt cái ảo là sai lầm trong nhận thức và hành vi, là "thả mồi bắt bóng" và vì vậy phiền não chỉ tăng thêm mà thôi. Pháp chỉ thực khi nó đang là, còn lý tưởng mà con "cho là", "phải là", "sẽ là"... chỉ là ảo.

Mục đích có sẵn rồi

... Khi con thấy “đây là dao động”, “đây là lo âu”, “đây là thất vọng”, “đây là chán nản”, “đây là khổ đau” v.v ... là tự nhiên con đã tỉnh giác rồi đó. Nhưng vì con chưa thấy được giá trị của tỉnh giác một cách vô tâm như thế nên con lại xen vào đó ý muốn giải thoát, thế là con đã đánh mất sự trong sáng vô tâm của vai trò tỉnh giác đích thực.Ýmuốn giải thoát biến tỉnh giác thành dụng cụ và như thế làm gia tăng mâu thuẫn, chồng chất vô minh, trong khi tỉnh giác tự nó đã là cứu cánh rồi con ạ...