Trà Đạo ngày 12.08.2017 (Sự im lặng - Sự sợ hãi - Trọn vẹn với hiện tại)


Sự im lặng và lắng nghe

Hỏi: Xin Thầy giảng về sự im lặng trong mối quan hệ đối nhân xử thế?

- Trong mối quan hệ giao tiếp cần im lặng lắng nghe để hiểu được ý người nói mới biết nên tuỳ cơ ứng đáp cho thích hợp hoặc nên giữ im lặng khi biết nói ra không ích gì cho cả đôi bên. Trong mối quan hệ xã hội, ngã chấp thường làm cho vấn đề rắc rối hơn. Vội vàng đối đáp khi chưa thấu rõ vấn đề chỉ tạo ra bất đồng và mâu thuẫn. Vì vậy có câu nói, một lời đã nói ra ngựa hay cũng không đuổi kịp (Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy) nên khi nói phải cẩn thận, tốt nhất là nên “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Hồi thầy mới học Đạo, có chút lý thuyết Kinh Luận gặp ai cũng cố thuyết phục người ta, về sau mới phát hiện chẳng ai tiếp thu gì cả, vì thực ra mình chỉ cố khoe kiến thức hơn là giúp họ thấy ra Sự Thật.

Chứng kiến - Đồng nhất

Trong con người, chiều thứ ba của tâm thức bắt đầu. Con người tồn tại chỉ như tảng đá tồn tại, con người kinh nghiệm sự hiện hữu của mình cũng như bất kì con vật nào kinh nghiệm, nhưng con người cũng có thể nhận biết về hai trạng thái khác. Con người có thể tồn tại, con người có thể biết rằng mình tồn tại, và con người cũng có thể biết rằng mình biết rằng mình tồn tại. Việc kinh nghiệm này tại điểm thứ ba được gọi là chứng kiến.

Cuộc sống là cơ hội cho Thiền.

Phật đã không cho bạn bất kì đối thể nào để thiền về. Ông ấy đã không bảo bạn thiền về Thượng đế, ông ấy đã không bảo bạn thiền về mật chú, ông ấy đã không bảo bạn thiền về hình ảnh. Ông ấy đã bảo bạn làm những điều nhỏ trong cuộc sống với nhận biết thảnh thơi. Khi bạn ăn, ăn một cách toàn bộ – nhai một cách toàn bộ, nếm một cách toàn bộ, ngửi một cách toàn bộ. Chạm vào bánh mì, cảm thấy hình thể bánh. Ngửi bánh mì, ngửi hương vị. Nhai nó, để cho nó tan biến vào trong con người bạn, và vẫn còn ý thức – và bạn đang thiền. Và thế thì thiền là không tách rời khỏi cuộc sống.