SỐNG ĐẠO



...Đạo Phật có nghĩa là sự sống giác ngộ. Và giản dị làm sao, khi con ăn biết mình đang ăn, khi đang đi, đứng, nằm, ngồi biết mình đang làm như vậy. Khi sân biết tâm mình có sân, khi buồn biết tâm mình có buồn, khi đau đớn biết mình đau đớn, khi vui thích biết mình vui thích, khi chơn chính biết mình chơn chính, khi sai lầm biết mình sai lầm. Đó là sống đạo, đó là sống hồn nhiên và trong sáng...
...nghĩa là sống trung thực với sự sống...



Ung Dung GIẢI THOÁT

... chúng ta có thể ung dung được là vì thực ra tự tánh của chúng ta vốn là chơn, vốn là ung dung giải thoát. Tự tánh của ta và vạn pháp vốn rất trong sáng, vắng lặng, hồn nhiên và dung thông tất cả. Nếu ai biết trở về với nguồn sống ấy nơi mình thì có thể hóa giải tất cả ràng buộc, tất cả khổ đau, tất cả nghịch cảnh và trả ta về với tự do tận mạch nguồn...


Phật giáo ở Ấn Độ và Châu Á

Phật nói: Giống như khỉ trong rừng ông nhảy từ cây nọ sang cây kia, chưa bao giờ tìm thấy quả - từ kiếp nọ sang kiếp kia, chưa bao giờ tìm thấy an bình. 
An bình là quả - và tâm trí chẳng có ý tưởng an bình là gì. Nó chỉ biết xung đột, nó chỉ biết chiến tranh, bạo hành, huỷ diệt. Nó chỉ biết mọi loại hư hỏng, thần kinh, tâm thần. Nó biết chia chẻ bên trong sâu sắc, nhưng nó chẳng biết gì về an bình; nó chưa bao giờ nếm trải an bình, an bình tuyệt đối không được biết tới. Nó chỉ là lời, trống rỗng mọi nghĩa. Nghĩa tới qua kinh nghiệm, bằng không mọi lời đều trống rỗng. Thượng đế là từ trống rỗng với bạn bởi vì bạn đã không kinh nghiệm nó. An bình là từ trống rỗng với bạn vì bạn đã không kinh nghiệm nó.

Nhìn vào bên trong - Bản chất của Tâm

Đôi khi chúng ta không muốn đặt câu hỏi nghiêm túc nào về ta là ai, vì sợ sẽ khám phá có một thực tại khác hơn sự thực, hiện tại này. Sự khám phá ấy sẽ làm gì với cái kiểu sống của ta bấy lâu nay? Bạn bè, đồng nghiệp của ta sẽ phản ứng ra sao trước cái điều mà bây giờ ta mới biết? Làm sao chúng ta có thể lật ngược tình huống? Rất giản dị. Tâm ta chỉ có hai vị trí: nhìn ra và nhìn vào bên trong…