Chỗ hay của Krishnamurti - Thầy Viên Minh

"... Krishnamurti, "Chân lý là mảnh đất không có đường vào", nên buông hết mọi đường ngay đó liền thấy. Cũng vì thế nên đức Phật dạy "Pháp Thế Tôn khai thị là thực tại hiện tiền, không qua thời gian, hồi đầu là thấy, ngay đây bây giờ, bậc trí tự chứng...".

"... Điều Krishnamurti, Lão Tử nói thuộc về chân lý tuyệt đối (chân đế) phi thời gian..."

"...Có người hỏi Krishnamurti nên ăn chay hay ăn mặn Ông trả lời rằng cái gì ràng buộc trong khuôn khổ thì cái đó mất tự do giải thoát..."

Căn Bản Giáo Pháp - Cốt Lõi Thiền Vipassanā

Các dạng chánh niệm


... Đức Phật lấy ví dụ một khúc gỗ trôi giữa dòng sông. Nếu nó mắc kẹt vào bờ bên này hoặc bên kia, bị chìm đắm, bị mục nát hay bị vớt đi thì nó không thể thuận dòng ra biển cả. Sự sống là dòng sông, là dòng pháp. Chánh niệm là yếu tính của sự sống trọn vẹn với dòng pháp thực tánh, nên gọi là sống thuận pháp. Vị Thánh Tu-đà-hoàn được gọi là “nhập dòng” (sotâpanna) vì vị ấy đã sống thuận theo dòng pháp tánh. Vậy hãy để tâm bạn trôi chảy trọn vẹn nơi chính nó trong sự vận hành toàn diện của pháp, không nên bắt tâm ngưng trụ ở đâu. Bắt tâm ngưng trụ không phải là chánh niệm cũng không phải là chánh định mà là sự dính mắc, sự cản trở tâm thể nhập vào dòng thực tánh pháp tự nhiên.

Tuyển tập thơ Lê Văn Trung "HÃY BẮT ĐẦU CUỘC RONG CHƠI"

HẠT BỤI


Ta về gửi áo phong trần lại
Trả hết trăm năm những nợ người
Hạt bụi đời ta giờ khô lệ
Từng rã rời trong cuộc nổi trôi.

Các cấp độ của định


Vì sao tâm cần định?

Theo Phật giáo, thế giới loài người thuộc Dục Giới, vì hầu hết sinh hoạt đời sống của họ dựa trên sự tương giao giữa giác quan và ngoại cảnh. Sự tương giao này là nền móng của cảm giác, tri giác, tư tưởng, kinh nghiệm, kiến thức, và những phản ứng tâm sinh vật lý. Nói chung là bản năng, tình cảm và lý trí mà phần lớn diễn ra trong vô thức nhiều hơn là có ý thức. Do đó những tích lũy, những nội kết này ngày càng đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp trong kho chứa vô thức (bhavaṅga) đã dễ dàng vượt khỏi vòng kiểm soát của ý thức con người.

Trống Rỗng

 

Trong thiền, khi cái 'tôi' tạm thời mất đi và trống rỗng được tạo ra bên trong, sau nó sự thất vọng được cảm thấy khi cái trống rỗng đó không được rót đầy bởi lối vào cái không biết. Làm sao người ta có thể học sống với cái trống rỗng đó?

Trống rỗng là cái không biết. Đừng đợi và đừng hi vọng rằng cái gì đó sẽ rót đầy trống rỗng.

Chánh Niệm Tự Nhiên - Còn có gì vui!?

 Trong sự thực tập chánh niệm, ngài Trungpa Rinpoche, một vị đạo sư Tây tạng, dạy học trò của ông rằng điều quan trọng là đừng nên có một lập trình sẵn có nào trong sự thực tập chánh niệm của mình, not to have a program of awareness.

THIỀN KHÔNG PHẢI KỸ THUẬT LUYỆN TÂM

 "... Bởi vì các đạo sư, thầy tu với các hệ thống tư tưởng hiện đại về thiền, thiền Zen hiện đại, chắc ông biết mọi điều đó, đang ra sức đào tạo nuôi dưỡng thiền... giáo lý này của Phật đã bị hiểu sai và áp dụng sai như một kỹ thuật luyện tâm qua nhiều thế kỷ. Lời dạy của Phật đã được triển khai và biến thành một kỹ thuật luyện tâm, cho nên thay vì giải thoát tâm trí, lại làm tù ngục tâm trí..."


Thế nào là tự nhiên - Hãy để cho bình thường có mặt tự nhiên

...  Làm gì cũng vậy, nhất là trong sự tu tập, hãy thực hành đúng với sự thật, phần còn lại để cho sự vận hành của pháp, luật nhân quả phân xử. Hiểu được như vậy, cho dù con đường của bạn đi có dài bao nhiêu, dầu ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, bạn cũng sẽ được an vui.”... 

THỬ DỊCH VÀ LÝ GIẢI LẠI CHƯƠNG I LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

... Theo thiển ý của chúng tôi, thì Lão Tử không phải là một triết gia để đưa ra một vũ trụ quan hay nhân sinh quan riêng của mình, cũng không phải là một chính trị gia để đưa ra học thuyết “vô vi nhi trị” để an bang tế thế, như phần lớn các nhà luận giải Lão Tử Đạo Đức Kinh thường nghĩ. Lão Tử chỉ thuần túy là một nhà đạo học, đưa ra những nguyên tắc sống đạo mà chính ông đã thâm chứng, chiêm quan và thể nghiệm trong suốt đời mình...

PHẬT CƯỜI DƯỚI TRĂNG…

Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…” giữa đêm trăng Lăng Già cùng với chúa đảo Ravana và thần dân của ông, với sự có mặt của hàng ngàn Bồ tát.

Giác ngộ giải thoát.


... Giác ngộ thì thấy Xuân là Xuân, Hạ là Hạ, Thu là Thu, Đông là Đông, cho nên nói "hoa" tuệ giác nở thì đúng hơn...

HÓA THÂN VÀ TÁI SINH

Người theo Đạo Phật không bao giờ dùng từ "hóa thân." Chúng tôi dùng từ "tái sinh" và tái sinh ở đây là tái sinh về tinh thần chứ không phải vật chất. Và lòng bi mẫn, từ ái, độ lượng, và đức hạnh là con đường đưa chúng ta đến sự tái sinh trong cảnh giới thanh tịnh và thuần khiết...

Năm yếu tố hoàn hảo

T
hiền sư Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, vị tổ của dòng thiền Tào Động ở Nhật bản, có lần được một người học trò hỏi rằng, "Thầy sẽ làm gì nếu Thầy bị vướng vào một cuộc tranh cãi? Thầy có cố gắng để thắng cuộc tranh luận ấy không, hay là Thầy sẽ nhượng bộ, mặc dù biết rằng mình là đúng?" Thiền sư Đạo Nguyên đáp, "Ta không cần phải chọn một trong hai điều ấy. Chỉ cần ta không quan tâm và thiết tha đến nó nữa, thì tự nhiên sự tranh cãi sẽ mất đi năng lượng."
    Và tôi nghĩ chúng ta cũng có thể áp dụng lời khuyên ấy cho cái thái độ ganh đua, hơn thua của mình trên con đường thực tập: buông bỏ cái ý niệm rằng mình mới là “người hiểu biết nhiều”, là người "thực hành theo đúng nhất."

Trưởng thành tâm linh

... Trưởng thành được ngụ ý là bạn đã về tới nhà. Bạn không còn là đứa trẻ phải lớn lên - bạn đã lớn lên rồi. Bạn đã chạm tới chiều cao của tiềm năng của bạn... 

THIÊN NHIÊN


Chúng ta cần đến thiên nhiên không những để sống còn. Mà chúng ta còn cần đến thiên nhiên để giúp ta tìm về nhà, về với nguồn cội, quê hương của mình, thoátra khỏi ngục tù của chính trí năng tạo ra ở trong mình. Chúng ta rất dễ đi lạc vào những toan tính, dự án, suy tư ở trong đầu – đánh mất mình trong mê hồn trận của những vấn đề rắc rối do chính mình tạo ra.

KRISHNAMURTI VÀ THIỀN ĐỊNH

Bài này trích dịch từ trong Krishnamurti Notebook, sách ông viết lúc gần cuối đời, năm 1961, gồm một số đoạn nói lên quan điểm của ông về Thiền định. Nếu so sánh quan điểm này về Thiền của Krishnamurti với pháp Thiền Tào Động, Lâm Tế Tây Tạng, ta thấy rất nhiều điều giống nhau. Nói rõ hơn là, khác chỉ là ở thủ đoạn khai ngộ, Pháp bảo nhậm hoàn toàn như nhau...

Giác Ngộ - Những lời dạy hay của Thầy Viên Minh


  • Giác ngộ là thấy ra chính mình trong từng khoảnh khắc, trong từng hành động, nói năng, suy nghĩ để không mê mờ với sự sống đang là. Hãy sống với tâm tỉnh thức trong thực tại, đừng sống theo quan niệm, chỉ khi sống với quan niệm mới sinh ra giằng xé mà thôi.

HƯỚNG VỀ CẢNH GIỚI BẤT TỬ

Khi tâm vào định, bạn sẽ bắt đầu tỉnh giác liên tục, vững vàng, ổn định, và không thay đổi. Sự tỉnh giác nầy đơn thuần là sự thấy biết và tỉnh táo. Nó không dựa trên những khái niệm, ý kiến, quan điểm, và tình cảm thường đến rồi đi trong tâm. Bạn bắt đầu biết rằng đây là Pháp, là Đạo, là con đường phát triển tự nhiên của mọi vật trên thế gian. Cái thấy biết nầy còn được gọi là "chân như," "như thật," "như như." Nó có mặt ngay trong giây phút hiện tại. Hãy quan sát tâm bạn khi tôi nói,"Thực tại là như thế đó." Lúc ấy, tôi không mô tả tâm bạn, tôi cũng không khuyên bạn nên xem xét tâm bạn như thế nào. Tôi cũng không khuyên bạn nên thể nghiệm cái gì.

Muôn vật với ta là một

Đạo Nguyên, một Thiền sư, thường nói, khi ông ấy cảm thấy đói ông ấy nói, "Dường như là vũ trụ cảm thấy đói qua ta." Khi ông ấy cảm thấy khát ông ấy nói, "Sự tồn tại đang khát bên trong ta." Đây là điều thiền này sẽ dẫn bạn tới, mọi thứ tan tác khỏi bản ngã của bạn và trở thành một phần của vũ trụ, bất kì cái gì xảy ra, xảy ra cho bản thân sự tồn tại; bạn không còn ở đây. Thế thì không có tội lỗi, thế thì không có trách nhiệm.

CÁI GÌ LÀ THẬT SỰ QUAN TRỌNG?

Trong tu viện, chúng tôi đã có dịp tiếp cận với một số người sắp lìa đời. Đối với họ lúc đó, không phải tiền bạc của cải, hay những thành công và thất bại trong đời, mà chỉ có việc thực hành giáo Pháp mới là quan trọng. Lúc lâm chung, tiền bạc và danh vọng không có ý nghĩa gì cả, và hoàn toàn không quan trọng. Nhưng quan trọng là giáo Pháp: đó là khả năng quán sát, suy tưởng, và hành thiền về sự vận hành của các pháp.
Mọi vật đều có cách thay đổi và biến chuyển theo cách thức riêng của nó: thí dụ như bản chất thay đổi của cơ thể con người, tiến trình lão quá của cơ thể, những chuyển biến của ngày, đêm, và bốn mùa trong năm. Có cái thay đổi và chuyển biến rất nhanh, và có cái chậm hơn; nhưng cái mà chúng ta cần nắm bắt và ghi nhận trong lúc hành thiền là năng lượng của những chuyển biến nầy.

Sống trong hiện tại và sống cho hiện tại

Thiền sư Đạo Nguyên lúc còn đang đi tầm đạo ở Trung Hoa, một hôm ghé qua một ngôi chùa. Lúc ấy vào giữa mùa hè, trời nóng như trong một lò lửa. Ông gặp một vị sư già đang lom khom làm việc ngoài sân, phơi nấm dưới ánh nắng như thiêu đốt. Thấy vậy, Đạo Nguyên đến gần hỏi: “Tại sao thầy lại làm việc chi cho cực khổ vậy? Thầy đã lớn tuổi rồi, chắc cũng là một bậc tôn túc trong chùa, sao thầy không nhờ các chú sa di trẻ làm giúp thầy. Thầy đâu cần phải làm việc đâu? Vả lại, trời hôm nay nóng như thế này, sao thầy không dời lại một ngày khác?”

Bạn Làm Gì Với Đời Mình

Thế giới này không khác gì bản thân chúng ta - thế giới này chính là bản thân của chúng ta. Thế nên, một điều đơn giản là: nếu chúng ta thay đổi, mỗi người chúng ta thay đổi, thì chúng ta sẽ thay đổi được toàn thế giới. Thậm chí nếu chỉ một người trong chúng ta thay đổi, thì đó cũng là một gợn sóng lăn tăn làm thay đổi thế giới này. Những điều tốt đẹp là một cái gì đó rất dễ lây lan.

Khai mở Pháp nhãn - Đặc tính của quả Dự lưu

Chữ "lưu" (dòng sông) trong từ "Dự lưu" là để ám chỉ nơi mà tất cả tám chi phần của Bát Chánh Đạo cùng hội nhập lại.
-- "Dòng sông, dòng sông", này Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Sàriputta, thế nào là dòng sông?

Một thời hay một đời!

Gót chân anh sải nhịp vô thường như đường chim bay vạn dặm, anh đã trải nghiệm cuộc phong trần, phanh phơi sự thật hồn nhiên yêu vạn loài trong nụ cười chan nước mắt. Có phải những mảnh vỡ mù sương là từng bước huyền vi chạm tới nẽo vô biên, nên lòng trắc ẩn của anh lấp lánh kiếp mây ngàn. Có phải tia nắng mỏng manh choàng xanh xao ký ức, nên anh biết tạ ơn muôn thể dương trần, nên giọt mồ hôi anh lung linh trời độ lượng. (Viên Hướng)


Một thời hay một đời!

Liễu Ngộ


Bất chợt, một cơn gió thoảng qua làm tôi cảm thấy dễ chịu với cái nóng oi oi của một buổi chiều cuối Hạ nơi bờ rừng Hói Mít, bên cạnh là con suối lúc nào nước cũng trong xanh, ngoại trừ những ngày mưa đến. Hói Mít, địa danh nghe rất lạ tai, mang âm hưởng của miền trung xứ Huế, pha lẫn một chút khó khăn của sự khô cằn lam lủ, và quả thật nó là như vậy.

TRỞ VỀ - NGUYỆN CẦU

Ý nghĩ và trống rỗng

... Và nhớ, con người đã không biết một thứ! Mọi điều chúng ta đã thu thập đều chỉ là rác rưởi. Điều tối hậu vẫn còn bên ngoài việc hiểu thấu. Cái chúng ta thu thập chỉ là sự kiện, chân lí vẫn còn không được động tới bởi nỗ lực của chúng ta. Và đó là kinh nghiệm không chỉ của Phật, Krishna, Krishnamurti và Ramana; đó là kinh nghiệm ngay cả của Edison, Newton, Albert Einstein. Đó là kinh nghiệm của các nhà thơ, hoạ sĩ, vũ công.

VŨ TRỤ CỦA TÂM - Bản chất của tâm thanh tịnh.

Chúng ta hãy so sánh sự khác biệt giữa nhận thức về vũ trụ và nhận thức về sắc thân con người. Khi nghĩ về bạn như một nhân cách riêng lẻ, bạn sẽ sợ hãi, vì dưới cái nhìn của chúng ta, vũ trụ nầy hình như quá bao la và vô tận. Người ta nói về những khoảng thời gian dài hàng thiên niên kỷ và những khoảng cách không gian được đo bằng tốc độ của ánh sáng. Đây là những điều nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta; các nhà khoa học nói là có những tinh tú ở gần chúng ta nhưng thật ra chúng ở cách xa chúng ta hằng tỷ dậm. Tuy nhiên, trong sắc thân nầy với những giác quan của nó, chúng ta vẫn có thể thấy và quán sát được vũ trụ dựa vào những tín hiệu và cảm giác nhận được.

Trà Đạo Đầu Năm - Xuân Canh Tý 2020

Xướng Họa: Thiền - Đào Xuân

Kính thưa quý vị, tình cờ thấy trang facebook YENLANG•NET có đăng một số thơ xướng họa, chúng tôi có nhã ý muốn họa để chia sẻ Pháp Thiền giản dị mà chúng tôi học được từ Thầy Viên Minh. Quý vị nào có ý muốn họa, xin vui lòng gởi về trang: coinguon3@gmail.com

PHÁP ĐƠN GIẢN

… Hãy chọn phương cách để lắng nghe, Pháp chỉ như thế này, Pháp không có gì khác. Pháp có màu sắc không? Có hình thể không? Có góc cạnh? Có ngắn, dài? Không có cách gì để biết ngoài những so sánh như thế này. Nếu quý vị hiểu những điều này, quý vị hiểu Pháp”.
“Đừng nghĩ rằng Pháp nằm ở đâu xa. Pháp ở ngay cạnh bạn; Pháp là về bản thân bạn. Hãy quán sát. Lúc buồn, lúc vui, lúc tự tại, lúc bất mãn, lúc giận, lúc oán trách người: Tất cả đều là Pháp…

Tu tập là ngay ở nơi đó

Trong giây phút này, mỗi kinh nghiệm của chúng ta đều có hai phương diện. Thứ nhất là nội dung của kinh nghiệm ấy, điều mà ta nhận biết và ý thức được; và thứ hai là tác ý (intention) của mình, cái phản ứng cảm xúc của ta đối với nó. Với cái nhìn của thiền quán thì cái thứ nhất hoàn toàn không đáng kể, trong khi điều thứ hai lại quan trọng vô cùng.
Kinh nghiệm: Nội dung và Phản ứng
Theo tâm lý học Phật Giáo, kinh nghiệm của chúng ta được tạo dựng lên hoàn toàn mới toanh trong từng mỗi giây phút, khi cái biết về một trong sáu đối tượng (một hình ảnh, một âm thanh, một mùi hương, một vị nếm, một xúc chạm hoặc một tư tưởng) khởi lên rồi lập tức mất đi. 

KHÔNG GIAN CHUNG QUANH NHỮNG TƯ TƯỞNG - CÁI THẤY VÀ BIẾT CỦA TÂM PHẬT

KHÔNG GIAN CHUNG QUANH NHỮNG TƯ TƯỞNG


Hãy lấy một câu nói đơn giản, "Tôi là," rồi bắt đầu ghi nhận, quán sát, và suy tưởng trên vùng không gian nằm chung quanh hai chữ "tôi là" nầy. Thay vì đi tìm một cái gì khác, bạn hãy duy trì sự chú ý trên vùng không gian bao chung quanh hay chữ nầy. Bạn hãy nhìn tiến trình tư duy, thật sự xem xét và tìm hiểu quá trình ấy. Bây giờ, bạn sẽ thấy là bạn không thể thấy được con người đang suy nghĩ ở trong bạn, vì ngay giây phút mà bạn ghi nhận là bạn đang suy nghĩ, tiến trình suy nghĩ chấm dứt và biến mất ngay. Bạn có thể tiếp tục lo nghĩ, "Tôi không biết là điều này sẽ xảy ra hay không. Nếu điều nầy xảy ra thì sự việc sẽ như thế nào? Ồ, tôi lại đang suy nghĩ rồi. "và khi bạn biết là bạn đang suy nghĩ, tiến trình suy nghĩ lại chấm dứt.

MƯỜI MỘT MAHA PARITTA SUTTA (Minh Hộ Kinh)

Trong các loại Kinh bảo hộ, quan trọng nhất là tuyển tập mười một Minh Hộ Kinh ( Paritta Sutta). Những Paritta Sutta này được tụng niệm một mình hoặc tập thể nhiều người. Một số hoặc tất cả những Kinh ( sutta) này được tụng niệm như một phần của những sùng mộ thông thường của Phật tử, nhằm chống lại những hiểm nguy và tai hoạ, dù chúng tự nhiên hay siêu nhiên. Phòng tránh những biến cố không hay đang diễn ra và vô hiệu hoá các rủi ro từng xảy ra là hai mục đích chính của việc tụng niệm trong những dịp đặc biệt.
Một điều quan trọng cần phải lưu ý là mỗi Paritta Sutta có một chức năng đặc trưng, mặc dù bất cứ paritta nào cũng có thể được tụng niệm như một biện pháp bảo hộ thông thường. Do đó, ví dụ như Angulimala paritta phải được tụng trong trường hợp sinh khó; Khandha paritta đề phòng việc rắn cắn và nhiễm độc; Vatta paritta nhằm dập tắt ngọn lửa hung dữ; Mora paritta nhằm giải thoát một người khỏi ngục tù; Bojjhanga paritta nhằm chữa trị các bệnh nhân bị bệnh nguy kịch vv..