Bản ngã và vô ngã (Chỉ trái chín mới rụng)

Tương truyền rằng có lần Diogenes đến thăm Socrates. Diogenes sống như một kẻ ăn xin; ông ta bao giờ cũng mặc quần áo bẩn thỉu với nhiều vết vá và lỗ hổng. Cho dù bạn có tặng cho ông ta một bộ quần áo mới ông ta cũng không dùng nó - trước hết ông ta phải làm cho nó bẩn đi, cũ đi, sờn đi và thế rồi ông ta mới mặc. Ông tới thăm Socrates và ông ta bắt đầu nói về vô ngã. Nhưng con mắt thấu suốt của Socrates phải nhận ngay ra rằng con người này không phải là người vô ngã. Cách thức ông ta nói về khiêm nhường là rất bản ngã. Tương truyền rằng Socrates đã nói: Qua bộ đồ bẩn thỉu của ông, qua những lỗ thủng trên quần áo ông, tôi chẳng thấy gì ngoài bản ngã cả. Ông nói về khiêm tốn, nhưng câu chuyện đó lại bắt nguồn từ trung tâm sâu của bản ngã.

NIỀM AN BÌNH của Thượng Đế.

Có nhiều câu chuyện về những người do gặp phải tai đương hay những bất hạnh lớn trong đời mà bỗng nhiên họ chứng nghiệm được chiều tâm thức mới này. Có người thì do mất hết của cải, mất con cái, hoặc mất vợ hay chồng; có người thì mất đi một địa vị trong xã hội họ đã từng có trước đây, bị mất danh dự hay bị tàn tật. Nhiều trường hợp khác là do thiên tai hoặc chiến tranh mà bỗng dưng họ mất đi tất cả, lúc đó họ thấy mình bỗng dưng trắng tay. Ta có thể nói rằng những người ấy bị rơi vào một tình huống khó khăn, bó buộc. Những gì họ tự đồng nhất mình, những gì thường tạo cho họ một cảm nhận, một giá trị về bản thân trước đây, bây giờ đều mất hết.