THỬ DỊCH VÀ LÝ GIẢI LẠI CHƯƠNG I LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

... Theo thiển ý của chúng tôi, thì Lão Tử không phải là một triết gia để đưa ra một vũ trụ quan hay nhân sinh quan riêng của mình, cũng không phải là một chính trị gia để đưa ra học thuyết “vô vi nhi trị” để an bang tế thế, như phần lớn các nhà luận giải Lão Tử Đạo Đức Kinh thường nghĩ. Lão Tử chỉ thuần túy là một nhà đạo học, đưa ra những nguyên tắc sống đạo mà chính ông đã thâm chứng, chiêm quan và thể nghiệm trong suốt đời mình...

PHẬT CƯỜI DƯỚI TRĂNG…

Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…” giữa đêm trăng Lăng Già cùng với chúa đảo Ravana và thần dân của ông, với sự có mặt của hàng ngàn Bồ tát.

Giác ngộ giải thoát.


... Giác ngộ thì thấy Xuân là Xuân, Hạ là Hạ, Thu là Thu, Đông là Đông, cho nên nói "hoa" tuệ giác nở thì đúng hơn...

HÓA THÂN VÀ TÁI SINH

Người theo Đạo Phật không bao giờ dùng từ "hóa thân." Chúng tôi dùng từ "tái sinh" và tái sinh ở đây là tái sinh về tinh thần chứ không phải vật chất. Và lòng bi mẫn, từ ái, độ lượng, và đức hạnh là con đường đưa chúng ta đến sự tái sinh trong cảnh giới thanh tịnh và thuần khiết...

Năm yếu tố hoàn hảo

T
hiền sư Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, vị tổ của dòng thiền Tào Động ở Nhật bản, có lần được một người học trò hỏi rằng, "Thầy sẽ làm gì nếu Thầy bị vướng vào một cuộc tranh cãi? Thầy có cố gắng để thắng cuộc tranh luận ấy không, hay là Thầy sẽ nhượng bộ, mặc dù biết rằng mình là đúng?" Thiền sư Đạo Nguyên đáp, "Ta không cần phải chọn một trong hai điều ấy. Chỉ cần ta không quan tâm và thiết tha đến nó nữa, thì tự nhiên sự tranh cãi sẽ mất đi năng lượng."
    Và tôi nghĩ chúng ta cũng có thể áp dụng lời khuyên ấy cho cái thái độ ganh đua, hơn thua của mình trên con đường thực tập: buông bỏ cái ý niệm rằng mình mới là “người hiểu biết nhiều”, là người "thực hành theo đúng nhất."