Kiến Tánh là mục tiêu tối yếu của người tu hành

Bồ Đề Đạt Ma dạy rằng: “ Dẫu có giỏi, nói được ngàn kinh, muôn luận mà không thấy Tánh thì vẫn là phàm phu, chẳng phải là Phật Pháp. Đạo lớn kín sâu, không thể nói cho hiểu được. Kinh điển dựa vào đâu mà vói tới? Chỉ cần thấy Tánh thì dù không biết một chữ cũng được Đạo”. Thấy Tánh là thấy cái gì? Học Đạo, hành Đạo kể ra cũng được một thời gian khá dài rồi, nhưng tôi chẳng hiểu gì về kiến Tánh cả?
- Vâng, thưa anh, kiến Tánh là mục tiêu tối yếu của người tu hành, là yếu chỉ của Thiền Tông, là bước vào cửa giải thoát, là được Đạo, là ngộ nhập tri kiến Phật, là trực ngộ chân lý tối thượng, tối hậu. Bản tuyên giáo của Thiền Tông mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma tuyên đọc khi Ngài tới Trung Quốc được dịch ra Hán tự bằng bốn câu, mỗi câu bốn chữ, cả thẩy có mười sáu chữ như sau:


TÂM VÔ TRỤ - NIẾT BÀN

Tâm vô trụ là tâm vô niệm, là tâm nhất tướng, là tâm vô nhiễm. Tâm vô trụ là tâm phi thời gian, phi không gian, là tâm hiện tiền, vì chỉ có những gì ở ngay hiện tiền mới xuất hiện nơi tâm vô trụ mà thôi. Còn những gì đã thuộc về quá khứ, thì tâm vô trụ không lưu chấp một dấu vết nào. Tâm vô trụ không phải là một kho chứa có then cài, khóa đóng, mà chỉ như một căn nhà trống trải, rỗng không, người đến rồi người đi, vật đến rồi vật đi. Với tâm vô trụ thì "sự lai nhi tâm tuỳ hiện, sự khứ nhi tâm tuỳ không". Người ta ví tâm vô trụ như một tấm gương. Mọi cảnh vật, mọi hiện tượng trước gương đều in hình đầy đủ trong gương. Nhưng một khi thay đổi vị trí thì gương chỉ phản chiếu những cảnh vật, những hiện tượng ở vị trí mới, còn những gì ở vị trí cũ thì gương không hề lưu lại một hình ảnh nào.

MẢNH CHÂN LÝ

MẢNH CHÂN LÝ

-Ngày kia con quỉ đi dạo chơi với một người bạn.
-Họ thấy trước mặt một người đang dừng lại, cúi xuống nhặt một vật gì ở trên mặt đường.
-Người bạn hỏi: "Người đó đã tìm được vật gì thế?"
-Con quỉ đáp: "Một mảnh vụn Chân Lý."
-Người bạn hỏi thêm: "Điều đó không phiền hà nhà ngươi sao?"
-Con quỉ đáp lại: "Không đâu! Tôi sẽ cho phép người ấy dùng mảnh chân lý kia để tạo thành một tín ngưỡng."
-Mọi tín ngưỡng tôn giáo đều là những tấm biển nhỏ để chỉ đường đưa đến Chân Lý. Khi người ta cố bám víu vào tấm biển chỉ đường thì họ đã cản trở mình trên đường tiến tới Chân Lý, bởi vì họ có cảm tưởng sai lầm là mình đã nắm được Chân Lý.

"Tuyệt diệu thay: Tôi bửa củi! Tôi gánh nước!"

Khi Giác Ngộ rồi, Thiền Sư đã viết những giòng dưới đây để nói lên niềm hân hoan của mình:
"Tuyệt diệu thay:
Tôi bửa củi!
Tôi gánh nước!"

Sau khi đạt ngộ, thật ra không có gì thay đổi cả. Cây cối vẫn là cây cối; người ta vẫn trước sao sau vậy; và cả bạn cũng thế. Bạn cũng vẫn ủ rũ hay bình thản, vẫn hiền triết hay điên rồ như trước kia. Ngoài trừ một sự khác biệt quan trọng là giờ đây bạn nhận chân sự vật bằng con mắt khác. Giờ đây bạn trở nên ít dính bén hơn. Và con tim của bạn tràn trề kinh ngạc thích thú.

"Thì ra công án Vô chỉ có thế thôi…"

Trong buổi nói chuyện trước khi chấm dứt khóa Nhiếp Tâm, thiền sư Yasutani đã nói: ”Tôi biết trong quí vị có một số người đã thất vọng vì nỗ lực mà không đạt ngộ nhưng quí vị nên biết sự nỗ lực không bao giờ lãng phí cả. Điều này có thể so sánh với việc bắn cung. Ai dám bảo 99 lần bắn hụt không liên quan gì đến lần thứ 100 bắn trúng hồng tâm? Điều quan trọng là quí vị phải biết áp dụng những điều đã học vào đời sống hàng ngày. Có nhiều người khi trở về nhà mới kiến tánh, có người vài tháng sau khóa nhiếp tâm đang ngồi trên xe lửa bỗng kiến tánh.

Giác ngộ không phải là kết quả của sự tu tập

... Kinh Bát Nhã có nhắc nhở "không có trí, cũng không có đắc, vì không có gì là sở đắc."
Điều ấy cũng có nghĩa là giác ngộ không phải là kết quả của sự tu tập. Khi ta có ý niệm rằng giác ngộ là "kết quả" của sự tu tập, nó sẽ trở thành một chướng ngại. Đó là một bài học lớn.

SỰ THỂ NGHIỆM TRỰC TIẾP

Trong pháp hành của Phật giáo nguyên thủy, chúng ta chỉ tập trung quán sát Tứ Diệu Đế. Khi hành thiền và chuyên cần giữ chánh niệm trong cuộc sống, chúng ta sẽ cảm nhận và thể nghiệm trực tiếp bốn sự thật thánh thiện nầy. Vì thế nên khi có người hỏi Đức Phật là Ngài tin tưởng và thuyết giảng về điều gì, Ngài trả lời: "Như Lai thuyết giảng về sự khổ đau, nguồn gốc của khổ đau, sự chấm dứt của khổ đau, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau." Các tu sĩ Bà La Môn lại hỏi Đức Phật: "Thưa Ngài, có Thượng Đế hay không?" "Điều gì sẽ xảy ra sau khi Đấng Giác Ngộ (ý nói Đức Phật) tịch diệt?" Đức Phật chỉ trả lời vỏn vẹn, "Tất cả những gì sinh ra sẽ diệt đi và không có tự ngã. Có sự khổ đau, sự khổ đau có sự bắt đầu và chấm dứt của nó, và có con đường để đi ra khỏi khổ đau. Đó là tất cả những gì ta thuyết giảng."

Mũi tên trong bầu trời

Có lần tôi được nghe kể một câu chuyện này. Có một vị thiền sư người Nhật, một hôm ông gửi thư mời những thân hữu và các thiền sinh đến để xem ông biểu diễn về phương pháp thiền bắn cung (zen archery). Hôm ấy là một ngày thật đẹp, ông tổ chức một buổi lễ bắn cung ngoài trời. Ông mặc lễ phục của người bắn cung rất trịnh trọng, chuông trống nổi lên, ông bước ra sân cầm cung lên và làm những động tác chuẩn bị rất chi tiết. Mọi người hồi hộp ngồi yên! Ông đứng giữa sân rộng và phía xa là một tấm bia lớn. Một lúc sau, dường như rất lâu, ông giương cung lên nhắm về hướng tấm bia. Cả không gian như nín thở chờ đợi. Vị thiền sư bổng hướng cung lên bầu trời cao và bắn đi, mũi tên rời dây cung bay cao vào một bầu trời xanh trong vắt. Ông cúi chào mọi người, và buổi lễ chấm dứt.

Chỉ có sự HOÀN HẢO ngay nơi thực tại đang là

1. Giây phút hoàn hảo nhất để thực tập là ngay bây giờ - chứ không phải là ngày mai hay tuần tới, cũng không phải là khi nào ta bớt bận rộn hơn, mà phải là ngay lúc này. Trong giây phút này, ta đâu có thiếu thốn một điều kiện nào đâu? Pháp môn lúc nào cũng rộng mở. Tất cả những "nhưng mà", "tại vì" trên cuộc đời này chỉ là những sự bào chữa giữ cho ta không gặp gỡ và tiếp xúc được với giờ phút hiện tại.

Nỗi buồn

Đâu đó trong tôi có nỗi sợ khiến tôi thấy khép kín và cứng nhắc và buồn bã và tuyệt vọng và tức giận và thất vọng. Nó có vẻ rất tinh tế rằng tôi thậm chí còn không thật sự quen thuộc với nó. Làm cách nào tôi có thể nhìn nhận nó một cách rõ ràng hơn?
Vấn đề duy nhất với nỗi buồn, sự tuyệt vọng, tức giận, thất vọng, lo lắng, nỗi thống khổ, đau khổ, là bạn muốn loại bỏ chúng. Đấy là rào cản duy nhất.

Cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới và Thiền Ngôn (2)

 - Trình độ căn cơ không tính bằng kiến thức kinh điển mà bằng sự thâm nhập Pháp vị ngay nơi thực tại hiện tiền. 
Có 3 căn cơ học Đạo: 
Bậc thượng nghe thẳng "Pháp" nên có thể vào ngay, 
bậc trung nghe qua "lời" nên nhớ trước quên sau, 
bậc hạ nghe qua "tưởng" đã định sẵn từ kiến thức vay mượn ...

VIÊN MINH

Là ở nơi này

...Hoàn cảnh nào cũng có thể là môi trường cho ta tiếp xúc được với một thực tại hoàn hảo. Những gì đang xảy ra cần sự trải nghiệm trong sáng của ta, chứ không cần lắm đến một sự sắp đặt hay tạo tác nào khác của mình.
Các vị thiền sư dạy rằng, chúng ta không thể nào có được giải thoát và giác ngộ, nếu như mình xa lìa thực tại để tìm kiếm một trạng thái xa xôi nào khác. Vì tất cả bao giờ cũng đang vuông tròn và hoàn hảo, chỉ bị sai biệt vì sự mong cầu của mình mà thôi.

Bạch Ẩn Thiền Sư

Bạch Ẩn Huệ Hạc (zh. 白隱慧鶴, ja. hakuin ekaku), 1686-1769, là một Thiền sư Nhật Bản, một trong những Thiền sư quan trọng nhất của tông Lâm Tế (ja. rinzai) tại đây. Mặc dù dòng Lâm Tế đã có từ lâu tại Nhật, nhưng Sư là người đã phục hưng, cải cách lại thiền phái này, vốn đã bắt đầu tàn lụi từ thế kỉ thứ 14. Sư là người tổng kết lại các công án và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc toạ thiền vì Sư nhận thấy rằng nhiều người đã ham thích suy tư về công án mà quên hẳn tu tập thiền định. Công án "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" của Sư là công án nổi tiếng nhất của một Thiền sư Nhật. Con người thiên tài này không phải chỉ là một vị Thiền sư mà là một hoạ, văn và nghệ sĩ tạc tượng xuất chúng. Các tranh mực tàu của Sư là những kiệt tác của thiền hoạ Nhật (mặc tích).

Thơ Thầy Viên Minh 3



Sự an toàn

Sự an toàn thể chất của mọi sinh vật và của con người nói riêng là điều thiết yếu không cần phải bàn cãi. Điều này có lẽ đã được tạo hóa ghi sẵn trong gen của mỗi sinh vật, nhưng hình như sự an toàn về mặt tâm lý lại đeo đuổi con người dai dẳng và khốc liệt hơn. Mỗi một hành động của con người đều có thể qui chiếu vào hành vi hướng tới sự an toàn cho bản thân mình, đặc biệt là an toàn tâm lý, một cảm thức được an ổn về tương lai không thể biết chắc sẽ như thế nào.