"Tuyệt diệu thay: Tôi bửa củi! Tôi gánh nước!"

Khi Giác Ngộ rồi, Thiền Sư đã viết những giòng dưới đây để nói lên niềm hân hoan của mình:
"Tuyệt diệu thay:
Tôi bửa củi!
Tôi gánh nước!"

Sau khi đạt ngộ, thật ra không có gì thay đổi cả. Cây cối vẫn là cây cối; người ta vẫn trước sao sau vậy; và cả bạn cũng thế. Bạn cũng vẫn ủ rũ hay bình thản, vẫn hiền triết hay điên rồ như trước kia. Ngoài trừ một sự khác biệt quan trọng là giờ đây bạn nhận chân sự vật bằng con mắt khác. Giờ đây bạn trở nên ít dính bén hơn. Và con tim của bạn tràn trề kinh ngạc thích thú.
-Đó là thực chất của Chiêm Niệm: Cảm Quan về sự Kinh Ngạc thích thú.
-Chiêm niệm khác với xuất thần ở chỗ xuất thần đưa đến thái độ xa lánh cuộc đời. Nhà chiêm niệm khi đã giác ngộ vẫn tiếp tục bửa củi, gánh nước.
-Chiêm niệm khác với sự nhận thức về vẻ đẹp ở chỗ sự cảm nhận cái đẹp (một bức tranh hay một buổi hoàng hôn chẳng hạn) phát sinh một cảm khoái mang tính chất thẩm mỹ, trong khichiêm niệm phát sinh sự ngạc nhiên hân hoan - cho dù đối tượng quan sát là gì,
một buổi chiều tà hay một viên đá.
-Đó là đặc điểm của trẻ con. Chúng luôn sống trong trạng thái kinh ngạc hân hoan. Do đó, chúng thoải mái len lỏi vào Nước Trời.

***Con chó Brownie ngồi xuống, nhìn chăm chăm đọt cây, tai chổng lên, đuôi ve vẩy có vẻ bồn chồn. Nó đang chú tâm nhìn một con khỉ. Nó chỉ ý thức mỗi một điều: đó là con khỉ. Không ý nghĩ nào có thể quấy phá sự tập trung trọn vẹn của nó, không chút mảy may ưu tư đến ngày mai. Brownie là biểu tượng gần gũi nhất đối với thái độ Chiêm Niệm mà tôi chưa bao giờ trông thấy.
-Có thể chính bạn cũng từng chứng nghiệm một điều tương tự, khi bạn hoàn toàn tập trung vào việc quan sát một con mèo đang đùa giỡn.
-Và đây là một công thức Chiêm Niệm cũng có giá trị như bất cứ công thức thức nào mà tôi từng biết: Hãy hoàn toàn sống trong hiện tại. Hãy vứt đi mọi suy nghĩ về tương lai, hãy vứt đi mọi suy nghĩ về quá khứ, hãy vứt đi mọi hình ảnh và mọi sự trừu tượng hóa, và trở về với thực tại. Tức thị việc Chiêm Niệm sẽ xảy tới!
-Sau nhiều năm tu tập, một đệ tử khẩn khoản xin Minh Sư dẫn đưa anh ta đến sự Giác Ngộ. Minh Sư liền dẫn anh ta đến một bụi tre và nói:
-''Con hãy nhìn xem cành tre nầy, xem nó lớn biết bao! Con hãy nhìn xem cây tre kia, xem nó nhỏ thó phải không?"
-Chính ngay lúc ấy, đệ tử trực nhận sự giác ngộ.
-Người ta kể lại rằng Đức Phật đã tu tập mọi hình thức khổ hạnh được biết đến trong nước Ấn Độ thời bấy giờ, nhằm đạt tới sự giác ngộ. Nhưng hoàn toàn vô ích. Ngày kia, ngài ngồi dưới gốc cây bồ đề và đã chứng nghiệm sự giác ngộ. Ngài đã truyền lại bí quyết giác ngộ cho các đệ tử bằng những lời lẽ xem ra bí ẩn đối với những người chưa am tường: "Hởi các bậc tì kheo, khi thở vào thật sâu, các ngươi hãy ý thức rằng mình đang thở vào thật sâu. Và khi thở vào nhè nhẹ, hởi các bậc tì kheo, hãy ý thức hãy ý thức rằng mình đang thở vào một cách điều hòa." rằng mình đang thở vào nhè nhẹ. Và khi thở vào một cách điều hòa, hởi các bậc tì kheo, Hãy ý thức. Hãy chăm chú. Hãy hội nhập.
- Hãy chặt đứt mọi suy nghĩ dù là vớ vẩn hay cao siên thánh thiện nhất - Thay vào đó hãy tập trung ý thức việc đang xảy ra trong hiện tại.


 Anthony de Mello
Dịch giả: Gs. Đỗ Tân Hưng