NGHE MÀ KHÔNG NGHE

Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
Có những thứ tiếng chỉ nghe một lần là không muốn nghe, nhắm mắt bịt tai ngày chán đêm phiền. Âm thanh của những người ta ghét cay ghét đắng, những gì ta chẳng ưa chẳng thèm, chẳng muốn nhìn mặt, chẳng muốn nghe tên, những đắng cay ngậm ngùi nằm im trong sâu thẳm ta sợ động vào khuấy lên.

CÁC PHÁP DUYÊN SINH KHÔNG THẬT


Trong kinh A Hàm đức Phật có dạy, người nào thấy được lý nhân duyên thì người đó thấy được pháp. Thấy được pháp tức là thấy đạo hay thấy Phật. Qua đó chúng ta thấy tầm quan trọng của lý nhân duyên như thế nào. Cũng vậy, con người do nhân duyên sinh nên không chủ thể, không cố định.
Muôn vật trên thế gian này do nhân duyênsinh cũng không chủ thể, không cố định. Tuy không cố định, không chủ thể nhưng muôn sự muôn vật vẫn có, đủ duyên thì nó hiện tiền. Hiểu lý này rồi chúng ta mới hiểu chữ Không trong kinh Bát Nhã.

Cuộc đi về Nguồn

Tiếng Dharma hay Dhamma trong cả Sankrit và Pàli đều có nhiều nghĩa: Chân lý, thiên nhiên, giáo điều, qui phạm... Nói chung, nếu cần nó cũng hàm nghĩa ám chỉ cho vạn vật, vạn sự -- bất luận tâm lý hay sinh vật lý trong thế giới hiện tượng này. Nhưng bên cạnh đó, từ Dhamma còn có một nghĩa khác là Giáo lý mà mà nếu đọc thấy trong kinh Phật đôi khi ta cũng nên hiểu rằng đó chính là Phật Pháp. Vậy, gom hết tất cả các định nghĩa lại, ta sẽ hiểu được thuật ngữ "thực hành Giáo Pháp"một cách sâu rộng hơn, rằng đó là con đường thấu đáo từng phút giây vận động, tồn tại của tất cả cảm nghiệm và chính mình sống trọn vẹn với thực tại một cách hài hòa, bao dung hiểu theo mọi nghĩa.

Phổ khuyến tọa thiền nghi

Chân lý vận hành ở mọi nơi, vậy tại sao chúng ta phải tu tập mới được giác ngộ? Pháp chân thật đã tự nhiên có sẵn, vậy tại sao phải nỗ lực công phu? Lại nữa, gương sáng chẳng phải do nơi đài, vậy cần gì phải nhọc công lau chùi bụi bậm (1) ? Ta xưa nay chưa từng xa cách với chân lý, vậy tại sao phải đi tìm kiếm?

Kinh Hoa sen

Chuyện xảy ra có lần một người đi tới một Thiền sư. Ông ta đã đọc mọi kinh sách, ghi nhớ chúng, và đã trở thành một triết gia lớn vì ông ta rất hiệu quả trong việc dùng lời, logic. Và Thiền sư này chỉ là một dân làng, giống hệt như người ăn xin, người đã nói, "Tôi không bị lạc." Ông ấy chưa bao giờ đọc Kinh Hoa sen, một trong nhưng kinh sách Phật giáo vĩ đại nhất, đáng gìn giữ, bao giờ cũng được giữ ở gần. Cũng như có sách gối đầu giường, Kinh Hoa sen cũng vậy là cuốn sách cạnh trái tim; nó liên quan tới trái tim. Hoa sen là biểu tượng cho trái tim: nở hoa đầy đủ, trong việc bùng nở đầy đủ, nó là trái tim. Và các Phật tử nghĩ không có gì sánh được với Kinh Hoa sen.

Tạ ơn đời - Tình bạn, mối quan hệ và lòng từ bi


TẠ ƠN ĐỜI
(Thân Tặng NT & VH)

Hạnh phúc đến từ những điều nho nhỏ
Bạn đồng môn luôn thân thiết sẻ chia
Như ước giao tâm nguyện đến ngày kia
Cùng chung sức chèo trôi thuyền Bát Nhã

Ý NGHĨA SỰ THỰC CHỨNG


Sau khi thái tử Sĩ-đạt-ta (Siddhatha) rời bỏ cung điện nguy nga, giã từ vợ đẹp con thơ đi tìm chân lý, xuất gia tầm đạo, Ngài đã trải qua không biết bao nhiêu thử thách gian khó. Nhưng mục đích chuyến đi của Ngài là quyết tâm tìm một lối thoát để giải phóng chính mình và chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, nên Ngài không quản khó khăn hiểm trở.
Không tìm được chân lý cứu cánh nơi các thầy Bà-la-môn, Ngài cương quyết thực hành phương pháp khổ hạnh. Chưa một ai trong lịch sử nhân loại kiên trì khổ hạnh như Ngài. Ngay cả tuyệt thực, tiết chế hơi thở cho đến khi hơi thở hao mòn, thịt khô máu cạn, chỉ còn da bọc xương cũng không lay chuyển được ý chí sắc đá của Ngài. Mặc dù ý chí kiên cường nhưng xác thân đã quá kiệt quệ. Một hôm Ngài ngã quị bên dòng sông Ni-liên-thiền (Neranjarā). Khi tỉnh dậy, Ngài mới nhận ra rằng con đường khổ hạnh đến tột cùng chỉ là hành hạ thân xác, mà trí tuệ lại càng thêm thoái hóa.

Hương vị của cái không

Cái không là hương vị của cõi bên kia. Nó là việc cởi mở trái tim cho điều siêu việt. Nó là việc mở ra của hoa sen một nghìn cánh. Nó là định mệnh của con người. Con người là hoàn chỉnh chỉ khi con người đã đi tới hương thơm này, khi con người đã đi tới cái không tuyệt đối này bên trong bản thể mình, khi cái không này đã lan toả khắp người đó, khi người đó chỉ là bầu trời thuần khiết, không mây. Cái không này Phật gọi là niết bàn. Trước hết chúng ta phải hiểu cái không này thực tế là gì,

NGƯỜI KHẤT THỰC

Mình là tu sĩ tầm thường
Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng
Có gì hãnh diện, khoe khoang?
Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời?


Xin ăn từng vá ơn người
Trú an hơi thở chẳng rời bước chân
Xả ly từng niệm tham sân
Thong dong y bát nẻo gần, lối xa

KHÍA CẠNH THỰC TẾ CỦA ĐẠO PHẬT

Nhiều người khi tìm hiểu Phật giáo đã đặt ra những câu hỏi xa vời như: Niết-bàn là gì? Làm sao biết có kiếp sau? Vũ trụ do đâu mà hiện hữu? Con người từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? v.v. nhưng ít khi họ nghĩ đến những vấn đề thiết thực như: Đạo Phật có đáp ứng được những nguyện vọng của chúng ta trong hiện tại không? Đối với Đạo Phật có chủ trương xây dựng một xã hội lành mạnh hay không?
Thực tế hơn, câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra nhất là: Nhân loại đang căng thẳng bất an vì tranh giành ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quyền lợi v.v. Vậy Đạo Phật có giải pháp nào giúp con người thoát khỏi những lo âu sợ hãi ấy không?

Mười cách tạo phước báu (Ajahn Suchart)

Hôm nay chúng ta sẽ tự mình nương tựa vào những lời dạy chính yếu của Đức Phật. Đức Phật dạy chúng ta hãy nương tựa vào chính mình bởi vì chúng ta là người tự tạo ra nghiệp tốt và nghiệp xấu, và là người tự gặt hái những kết quả hạnh phúc hoặc đau khổ tương ứng với những việc chúng ta đã làm.
Cơ chế tạo ra nghiệp tốt, xấu, hạnh phúc và đau khổ, thiên đàng và địa ngục nằm trong tâm của chúng ta. Tâm là nhà sáng tạo chính. Vì vậy Đức Phật kết luận rằng tâm làm chủ, dẫn đầu các pháp. Tâm là kẻ thực hiện cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình làm. Tâm là vị chủ nhân ra lệnh cho kẻ đầy tớ của mình là thân nói năng và hành động.

HỌC DỞ MÀ TU HAY

Bình thường thì tu và học phải song hành. Ai cũng biết câu: “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là cái đãy đựng sách”. Những ai tinh thông cả pháp học lẫn pháp hành thì tự lợi và lợi tha tròn đủ, viên dung vô ngại. Trong trường hợp không song hành được thì tốt nhất hãy chọn pháp hành. Nói ít mà làm nhiều, học dở mà tu hay cũng vẫn hơn.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Tôn giả Bàn-đặc bảo em là Châu-lợi-bàn-đặc rằng:
- Nếu em không thể trì giới được thì trở về làm cư sĩ.

Đào Lý vẫn đơm hoa

Basho là một vị thiền sư thi sĩ Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 17, và ông cũng được công nhận như một nhà thơ Haiku nổi tiếng nhất của mọi thời đại. Có lần, Basho chia sẻ về nghệ thuật làm thơ của mình như sau, “Trong khi viết, ta đừng để mình bị ngăn cách với thực tại, dầu chỉ là một khoảng cách mỏng như một sợi tóc. Ta chỉ có thể hiểu được cây thông từ ngay chính cây thông, ta chỉ có thể học cây trúc từ chính ngay cây trúc… và cái thấy ấy tự nó sẽ sáng tạo nên bài thơ của mình.”

Thành tựu 10 Ba-la-mật

Trong ba tháng an cư này có khá nhiều “Hội chúng Bồ-tát” ở Huế và Đà Nẵng đến chùa cúng dường tứ sự và nghe pháp, nhân tiện thầy sẽ nói về Bồ-tát của đại thừa và Bồ-tát theo Nikāya nó giống nhau như thế nào và khác nhau như thế nào?
Đầu tiên là thuật ngữ Bồ-tát thì đại thừa hay Nguyên thuỷ đều có ngữ nghĩa giống nhau, Pāḷi là Bodhisatta và Sanskrit là Bodhisattva, Tàu âm là Bồ-đề Tát-đoả, đều có nghĩa giống nhau nhưng khi dịch lại có chỗ khác nhau. Bodhi là trí tuệ, trí giác hay giác trí. Satta hay Sattva là một chúng sanh hay một hữu tình.

HOÀN TOÀN ĐỂ PHỤC VỤ - NGHỆ THUẬT SỐNG



HOÀN TOÀN ĐỂ PHỤC VỤ ***
(Thân tặng NT)

Học nhìn một cách thông minh vào tâm con người.

"...Thông minh là không thiên vị: không người nào là kẻ thù của bạn: không người nào là bạn của bạn. Mọi người như nhau là thầy giáo của bạn. Kẻ thù của bạn trở thành điều huyền bí phải được giải, cho dù mất nhiều thời gian: vì con người phải được hiểu. Bạn của bạn trở thành một phần của bản thân bạn, việc mở rộng của bản thân bạn, câu đố khó để đọc."

SỐNG THẬT VỚI LÒNG MÌNH

Tận đáy lòng mình, bạn thừa biết những gì là chân thật đối với bạn, đời sống như thế nào bạn thích, và bạn muốn trở thành loại người như thế nào. Tuy nhiên, nếu những hành động của bạn không phù hợp với trí khôn ngoan nội tâm đó, bạn sẽ cảm thấy chán nản và căng thẳng. Khi bạn biết sống thật với lòng mình, những cảm giác này sẽ dần dần tan biến đi, bạn sẽ trở nên điềm đạm hơn, vui tươi hơn, và ít căng thẳng hơn. Bạn sẽ thật sự sống cuộc đời của chính mình, thay vì là sống cho người khác.

Thi Ảnh - Xuân

Đá chênh vênh oằn mình trong nắng
Độc cư đời lắng đọng phong sương
Niết bàn ôm vạn hữu trùng dương
Tịch tịch suốt dặm trường thiên kỷ....

Một Thoáng Chân Như


"Anh đau đớn nhưng không bao giờ khóc
Nuốt lệ vào cho vĩnh viễn yêu thương"*

Lời ca thán con tim ai tê tái
Nước mắt nào còn đọng lại vấn vương

Hoàn thiện balamật - Nắm vững cốt lõi của sự tu tập

1. Hoàn thiện balamật

Có một chuyện như thế này. Có một bà cư sĩ đã đắc quả Tuđàhoàn, bà lấy một người chồng làm nghề thợ săn. Hàng ngày bà phải chuẩn bị cung tên, đồ ăn cho chồng đi săn. Một người thấy vậy đến hỏi Đức Phật hàng ngày người đàn bà kia hàng ngày sống và giúp chồng đi săn thì có cộng nghiệp với ông đó không. Đức Phật trả lời rằng điều này cũng giống như cái Vá ở trong nồi canh.