Nhị nguyên và bất nhị

Coi chuyển động là tĩnh tại
và tĩnh tại trong chuyển động,
và cả hai trạng thái của chuyển động
và trạng thái của nghỉ ngơi đều biến mất. 



Đây là một trong những điều bản chất nhất. Bạn hãy cố gắng hiểu thật sâu sắc nhất. Tâm trí có thể thấy chỉ một cực, còn thực tại lại là hai cực, hai cực đối lập nhau. Tâm trí có thể thấy một cực đoan; trong cực đoan này thì cực đoan kia bị che kín, nhưng tâm trí không thể hiểu thấu được nó. Và chừng nào mà bạn còn chưa thấy cả hai cái đối lập cùng nhau, bạn sẽ không bao giờ có khả năng thấy điều đang hiện hữu, và bất kì cái gì bạn thấy cũng sẽ sai, bởi vì nó sẽ là một nửa.

'Đối mặt với những khổ đau trong cuộc đời'

"Ðiều làm ta đau khổ không phải là thân này, mà chính là sự suy nghĩ sai lầm. Khi ta nhìn điều phải một cách sai trái, thế nào cũng có sự lầm lạc. Xem như nước trên giòng sông. Nước chảy xuôi xuống từ nguồn, nó không bao giờ chảy ngược, bản chất nó là như vậy."
Ðaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dạy giản dị, chân thực khi ông nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết.
Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ: “Thở một hơi dài và tập trung tư tưởng nơi câu niệm Phật. Hãy tập làm điều này cho thành thói quen” , dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.

VAI TUỒNG VÀ TÍNH NHIỀU MẶT CỦA BẢN NGÃ


Một bản ngã khi muốn có được cái gì từ người khác – kể cả những thứ nó không thật sự muốn – thường thích đóng vai một nhân vật nào đó để làm cho nhu cầu của nó được đáp ứng. Nhu cầu đó có thể là lợi lộc vật chất, cảm thấy có quyền hành, thấy mình cao trội, đặc biệt hơn người khác, hoặc một nhu cầu thỏa mãn nào đó về thể chất hay tâm lý. Thông thường người ta không ý thức được vai tuồng mà họ đang diễn bởi vì họ chính là vai diễn đó. Một số vai thì rất tinh tế và khó nhận biết, nhưng một số vai khác lại rất hiển nhiên đối với người khác, ngoại trừ người đang diễn. Một số vai diễn chỉ cốt gây được sự chú ý của người khác. Vì bản ngã sống được là nhờ sự chú ý của người khác, mà sự chú ý này chung quy là một dạng năng lượng của tâm mà bản ngã bạn cần để được nuôi sống.

HAM MUỐN: NHU CẦU MUỐN CÓ NHIỀU HƠN

Bản ngã luôn tự đồng nhất nó với chuyện sở hữu một cái gì, nhưng cảm giác thỏa mãn của bản ngã khi có được vật gì đó thì rất cạn cợt, và chóng phôi pha. Vì ẩn giấu rất sâu kín ở trong bản ngã của bạn là một cảm giác chưa thỏa mãn, chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ. Khi bản ngã nói “Tôi chưa có đủ”, thì thực ra bản ngã muốn nói rằng: “Con người của Tôi chưa hoàn thiện”.Như ta đã thấy, “sở hữu một cái gì” chỉ là một câu chuyện do bản ngã thêu dệt nên với mục đích cốt làm cho tự thân của bản ngã có vẻ chắc chắn và vững bền hơn, làm cho nó nổi bật lên, hay đặc biệt hơn, vì thực ra bạn không thể tìm ra được chính mình qua chuyện sở hữu vật chất. Tuy nhiên, trong bạn luôn có một sự thôi thúc rất mạnh mẽ đẩn dưới việc muốn tìm kiếm đó; sự thôi thúc này có liên quan đến chính cấu trúc của bản ngã. Đó là nhu cầu muốn có nhiều hơn, mà ta có thể gọi là lòng ham muốn.

Tâm và não bộ...Sự khác biệt giữa chúng ta là gì?

Hỏi Nếu tâm và bộ não là một, thì tại sao khi một tư tưởng hay một ham muốn nổi dậy theo đó bộ óc cho ta biết điều đó là xấu, thế mà tâm ta lại cứ làm theo?
Krishnamurti: Thực sự thì chuyện gì đã xãy ra? Khi tay bạn bị kim nhọn đâm vào, thần kinh chuyển cảm giác này lên não, bộ óc chuyển dịch ra là cảm giác đau đớn, rồi thì trí bạn chống lại cái đau, đưa tới hành động bạn tìm cách rút cái kim ra, hoặc làm cái gì đó để chấm dứt chuyện đau đớn kia. Nhưng tâm trí bạn lại khác, có khi biết đó là chuyện xấu mà cứ để nguyên vậy, hay có khi còn hổ trợ cho nó dù biết là không nên làm vậy.

Quan điểm của Krishnamurti về Thiền định


Trong Krishnamurtis Notebook, sách ông viết lúc gần cuối đời, năm 1961, gồm một số đoạn nói lên quan điểm của ông về Thiền định. Nếu so sánh quan điểm này về Thiền của Krishnamurti với pháp Thiền Tào Ðộng, Lâm Tế Tây Tạng, ta thấy rất nhiều điều giống nhau. Nói rõ hơn là, khác chỉ là ở thủ đoạn khai ngộ, Pháp bảo nhậm hoàn toàn như nhau. Dưới đây là một số văn được trích dịch, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến độc giả:

Niềm tin và kinh Kalama

Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật,
- Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"

Ngay bây giờ hay không bao giờ...




Một trong những câu nói sôi nổi đáng nhớ của Krishnamurti là ngay bây giờ hay không bao giờ, một sự thúc ép mãnh liệt khiến người đọc không thể không lúng túng hoặc thất vọng về bản thân mình. Tức thời, ngay lập tức, hay thong thả, dần dà, đều có thể hiểu trong khái niệm thời gian. Nhưng điểm khác biệt cũng khá rõ, và có lẽ đây là ý của Krishnamurti, một bên cần có thời gian và một bên không cần thời gian, hay nói cách khác, một bên là thời gian và một bên không nằm trong thời gian.

Biết ơn giây phút này

    Và tâm từ ấy cũng thường được biểu hiện bằng một thái độ biết ơn.

Học thiền


Một hoàng tử tới một Thiền sư; anh ta muốn học thiền. Anh ta đang vội vàng nữa, bởi vì bố anh ta già rồi và bố anh ta đã gửi anh ta tới Thiền sư này để học thiền, bởi vì người bố nói, "Trong cả đời mình ta đã phí hoài nhiều thời gian không cần thiết, và chỉ về sau ta mới biết rằng điều xứng đáng duy nhất, điều có ý nghĩa duy nhất là thiền. Cho nên đừng làm phí hoài thời gian của con," ông ấy nói với con mình, hoàng tử. "Con tới thầy này và học thiền trước khi ta rời khỏi thân thể mình. Ta sẽ hạnh phúc hơn khi rời khỏi thân thể. Ta sẽ hạnh phúc hơn khi rời khỏi thân thể nếu con đã học được thiền. Ta không thể cho con cái gì khác. Toàn thể vương quốc này đều vô giá trị; đây không phải di sản kế thừa thực của con. Ta sẽ không hạnh phúc khi cho con chỉ vương quốc này; ta sẽ hạnh phúc nếu ta có thể giúp cho con thiền."


Hỏi đáp về Cuộc sống - Krishnamurti

H: Thưa ông Krishnamurti, tại sao ông hay đi diễn thuyết?Có phải đó là thú vui của ông hay không? Ông có thấy chán khi phải nói hoài hay không ? 
Krishnamurti: Tôi rất hân hạnh được trả lời câu hỏi này. Bạn có đồng ý khi bạn yêu thích điều gì, bạn sẽ làm mãi điều đó mà không bao giờ thấy chán. Tôi muốn nói yêu thích, chỉ vì yêu thích mà thôi chớ không mong mỏi lợi lộc, kết quả gì trong đó. Và một khi không mong chờ, mơ ước thì làm gì có chán nản hay thất vọng! Tại sao tôi thích nói chuyện với mọi người? Hỏi câu này có khác nào bạn hỏi tại sao hoa hồng đua nở trong nắng, bông bì ngát hương lan xa hay đàn chim tung cách trên bầu trời xanh.

Đạo Phật đích thực dạy những gì? ( Thiền Sư Viên Minh)

Đức Phật là người giác ngộ ra Sự Thật nơi chính mình và đời sống nên Ngài chỉ ra Sự Thật ấy để giúp mọi người có thể thấy được và sống được với Chân Lý ấy. Như vậy Đạo Phật nguyên không phải là tôn giáo, lại càng không phải là tín ngưỡng có tổ chức thành giáo hội hay tông môn, hệ phái. Do đó y cứ trên trên các tổ chức Giáo Hội mang tên Phật Giáo hoặc các hệ thống tín ngưỡng xem đức Phật là thần linh để nhận định về Đạo Phật chứng tỏ là trình độ nhận thức về Đạo Phật còn rất non nớt. Giống như thấy một viên đá bên ngoài xù xì mà vất bỏ, không biết rằng người trí sau khi loại bỏ lớp thô xấu bên ngoài đã lấy được bên trong viên kim cương cực kỳ quý giá. Chân lý muôn đời vẫn là chân lý cho bất kỳ ai biết quan sát, trải nghiệm, chiêm nghiệm để thấy ra sự thật và sống thuận sự thật muôn đời ấy, đó mới chính là Đạo Phật đích thực.

Thiền giữa đời thường

 Sống giữa cuộc đời và hành thiền định, dưới con mắt của thế gian, bạn giống như cái chiêng không người đánh, nên không phát ra âm thanh. Người đời xem bạn như kẻ vô dụng, điên khùng, thất bại; nhưng thực tế thì ngược lại.
Chân lý ẩn tàng dưới cái không thật, sự vĩnh hằng ẩn mình trong cái bóng của vô thường.


Giòng Sông Của Ðời Sống

Tôi tự hỏi có khi nào bạn đi dọc theo bờ sông, bạn chợt thấy có một cái vũng ao nhỏ nằm kế bên giòng sông hay không? Chắc là có, anh chàng câu cá nào đã đào chơi để đó. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt: giòng sông thì rộng, sâu, luôn trôi chảy không ngừng nghỉ, trong khi vũng nước đặc sệt những bùn lầy vì nó nằm một chỗ, không thông thương với giòng sông. Dĩ nhiên là không thể nào có cá lội trong vũng nước đó được, không thể nào sinh động như giòng sông. Bạn có thấy nhân loại giống như thế hay không? Mỗi người tự đào lấy một cái vũng nhỏ cho mình, ẩn nấp trong đó, tự tách rời ra khỏi mạch sống của cuộc đời kẹt cứng trong vũng nước ao tù đó cho tới chết và gọi là sự dính mắc, thối rửa, đó là kiếp người.

Tư tưởng nòng cốt của " Câu chuyện dòng sông"

Hermann Hesse đã gởi gắm những suy tư của mình về chân lý, về cuộc đời và về sự giải thoát qua các nhân vật Tất Đạt và Vệ Sử. Có thể tóm tắt các tư tưởng nòng cốt như sau:
1) Chân lý là cái gì không thể truyền dạy được. Kinh điển không đem lại cho ta niết bàn, an lạc được mà tự mình phải chứng lấy.
2) Mọi lập ngôn đều bao hàm cái điều ngược lại: nói "thiện" đã bao hàm ác, nói "khiêm tốn" đã bao hàm kiêu căng.
3) Thời gian không thật có. Giải thoát chính là nhìn thực tại một cách toàn diện không cắt xén. Trong đứa bé đã ẩn tàng ông già, trong sinh đã có diệt. Chết là bắt đầu đời sống mới dưới một hình dạng mới.

Đạo Quả

Bản tánh con người đầy tham vọng. Người muốn giàu có quyền thế, danh vọng. Kẻ mong có nhiều kiến thức, cấp bằng cao. Người khác nữa lại muốn tìm đưọc một người tình lý tưởng, càng hoàn hảo càng tốt. Cũng có người chỉ mong có một tổ ấm nhỏ, an phận với cuộc sống mỗi ngày như mọi ngày, không thay đổi.
Ngay khi sống trong các tu viện, chúng ta cũng mong muốn đạt đưọc các thiền quả, đưọc hoàn toàn thanh tịnh, mong cuộc sống tu hành của ta đạt đưọc nhiều kết quả mỹ mãn. Lúc nào cũng kỳ vọng một điều gì đó. Thay vì chú tâm sống với hiện tại, ta lại hoài vọng một điều gì đó tốt đẹp hơn sẽ đến, vào ngày mai, trong tương lai.

Xướng họa "Có, Không" - Ni Sư Trí Hải & Bs Đỗ Hồng Ngọc



XƯỚNG

NHÂN SANH TRÍ TUỆ

Trí tuệ là nhân tố tối hậu để thấu triệt chân lý. Trong tam học (giới, định, tuệ), giới và định chỉ có mục đích tạo điều kiện cho sự khai mở cuả trí tuệ. Nếu giới (sīla) có thể làm cho hành động và nói năng trở nên chững chạc, thiện ích, và định (samādhi) có thể giúp tâm an trú, thanh tịnh và chân chính, thì tuệ (pannā) phát huy phần tâm linh quan trọng nhất của con người là tuệ giác, để liễu tri thực tánh rốt ráo và cứu cánh giải thoát.

Vận dụng tư tưởng Kim Cang Bát Nhã trong cuộc sống

... Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề, một đại đệ tử của Phật, người “giải Không đệ nhất” đã đặt một câu hỏi có lẽ còn vang vọng đến ngày nay, giữa thời đại toàn cầu hóa, thế giới phẳng này: Làm thế nào để an trụ tâm? Làm thế nào để hàng phục tâm? (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?). Và câu trả lời của Phật hết sức đơn giản: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. (Đừng có trụ vào đâu cả để mà sanh cái tâm!). Đừng trụ vào đâu cả ư? Phải, Huệ Năng, một người gánh củi bán dạo, chỉ nghe lóm một câu trong kinh Kim Cang Bát Nhã mà “đại ngộ”, trở thành Lục tổ sau này.

Ngọn lửa sân & Vẻ đẹp của… cơn sân


Thầy có nói: Khi mình sân thì mình đã đốt cháy cả một rừng công đức. Con vẫn chưa hiểu câu này, con cứ tự hỏi vì sao sân lại đốt cháy cả rừng công đức được...
 Kính xin Thầy chỉ dạy.

Một lần duy nhất... “nhất kỳ nhất hội”






Nếu bạn có dịp bước vào một ngôi trà thất có lẽ bạn sẽ nhìn thấy một tờ thư pháp treo trên tường với dòng chữ “nhất kỳ nhất hội”, one time one meeting. Đó cũng là một câu châm ngôn trong Trà đạo. Chúng ta chỉ có thể gặp nhau, tiếp xúc nhau, một lần duy nhất mà thôi.
Tuy trong cuộc sống ta có thể đã gặp nhau nhiều lần, đã cùng ngồi uống với nhau bao nhiêu tách trà, nhưng mỗi lần là một lần hoàn toàn mới. Bao giờ cũng chỉ có thể là một lần gặp mặt này thôi và chỉ là một tách trà này mà thôi. Không thể là một lần thứ hai. Và nếu ta biết có mặt trọn vẹn với giây phút ấy, ta mới có thể tiếp xúc được với sự tự nhiên chân thật của sự sống.

TỪ SỨC MẠNH TRÍ ÓC SANG SỨC MẠNH TÂM LINH

Buông bỏ thái độ chống đối là việc nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Tôi vẫn chưa thấy được cách nào để buông bỏ sự chống đối này. Nếu ông nói là qua thực tập chấp nhận vô điều kiện hoàn cảnh sống, thì vấn đề là “bằng cách nào”?
Bạn bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng trong bạn đang có sự chống đối. Hãy có mặt ở đó khi nó xuất hiện. Quan sát cách mà trí óc bạn tạo ra nó, cách trí năng bạn gièm pha hoàn cảnh hiện tại mà bạn đang gặp phải, cách trí năng bạn phê phán chính bạn, hay cách nó nói xấu những người khác.

Tiến Trình Tạo Đau Khổ


Tứ diệu đế không phải là cái gì cao siêu vượt khỏi đời sống thế tục mà là những pháp ta có thể thấy, quan sát và chiêm nghiệm ngay trong những sinh hoạt hàng ngày của mình. Những sinh hoạt đó biểu hiện qua mối quan hệ giữa các giác quan và các đối tượng bên ngoài. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, làm khởi sinh lên sáu thức. Sự gặp gỡ của căn, trần và thức gọi là xúc (phassa), và do có xúc mà có cảm thọ phát sinh (S. II.273.).

Dấu hỏi cuộc đời

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã nói:

Dấu hỏi vây quanh trọn kiếp người
Sên bò nát óc máu thầm rơi
Chiều nay bỗng dấu than buông dứt
Đinh đóng vào săng tiếng trả lời!


Không biết như vậy có bi quan lắm chăng, nhưng oái oăm thay đó chính là sự thật không thể nào chối cãi được.

Tìm hiểu về “phương tiện thiện xảo” trong Thiền Tông


 Trong Thiền Tông, yếu tố tình cảm hẳn là không bật nổi như trong Tịnh Độ Tông, pháp môn chủ trương lòng tin là tất cả. Thiền, trái lại, nhấn mạnh hơn ở cái thấy (kiến) hoặc cái biết (tri) - cố nhiên biết bằng trực giác, chẳng phải bằng luận giải.
Theo Thiền lý, chúng ta đều bị trói buộc quá nghiệt ngã trong nếp cảm nghĩ giả tạo, kẹt hẳn trong thế nhị nguyên đối đãi. Không một cánh cửa “tương nhập” nào được phép mở, không một sự “tương dung” nào giữa các đối thể được phép xen vào cái hợp lý thường ngày của chúng ta. Cái gì thuộc về Chúa thì chẳng phải ở thế gian này, và cái gì thuộc về thế gian này thì chẳng hợp với thánh thể. Đen chẳng phải là trắng, trắng chẳng phải là đen. Cọp là cọp, mèo là mèo, không bao giờ là một được. Sông thì chảy dài, núi thì cao ngất.

Đôi bờ sanh tử



Sydney, ngày 30 – 8 – 2013

Kính thưa Thầy,

Con đã bình phục và đi làm bình thường trở lại. Sau 8 tháng trị bệnh, con đã trải nghiệm rất nhiều điều. Trong thời gian này, nhờ có Thầy dẫn dắt và Viên Hướng sát cánh cùng con, đây là một món quà phước duyên vô giá mà con được thừa hưởng.
Khi biết mình bị bệnh cho đến bây giờ, con chưa bao giờ khóc vì căn bệnh, nhưng mỗi lần đọc email của Thầy, không biết tại sao nước mắt con lại rơi.

ĐỂ THAY ĐỔI XÃ HỘI BẠN PHẢI THOÁT RA KHỎI NÓ

Tham thiền là làm tăng cường mãnh liệt cái tâm trí vốn nằm trong tính toàn nguyên của sự yên lặng. Tâm trí không lắng yên giống như một con vật bị sợ hãi, bị thuần hóa hay bị tập luyện. Tâm trí lắng yên như lòng nước lắng yên ở sâu phía dưới nhiều sải. Sự lắng yên ở đó không giống như sự lắng yên trên mặt nước khi gió lặng. Sự lắng yên này có một sức sống và một hoạt động của chính nó vốn liên quan với dòng sống bên ngoài, nhưng không bị chạm đến bởi dòng sống đó. Sức mạnh mãnh liệt của nó không phải là sức mạnh của một thứ máy móc mạnh mẽ nào đó được lắp ráp chế tạo bởi những bàn tay khéo xảo và có khả năng; sự yên lặng thì giản dị và tự nhiên như tình yêu, như ánh chớp, như dòng sông dâng đầy. 

Sự tĩnh lặng và Ý chí



Ông ta là một đạo sư có tên tuổi, mình đắp áo vàng nghệ, mắt lơ đãng xa xăm. Ông nói rằng đã bao năm rồi ông xa lìa thế tục, và nay ông chứng gần đến mức dửng dưng trước thế gian này và cả thế giới khác. Ông khổ luyện nhiều pháp tu, điều khiển thể xác gắt gao, cứng rắn, và nay ông chế ngự được hơi thở và bộ thần kinh một cách lạ thường. Điều ấy khiến ông cảm thấy có một mãnh lực lạ lùng, dầu rằng ông không để tâm tìm kiếm.

Mưu cầu khoái lạc

 Vô lượng thời gian trôi lăn trong biển luân hồi sinh tử để đến một lúc nào đó, tâm thức cá nhân chợt thấm thía những bất an xung đột, đau khổ luôn đè nặng lên người cho dù y đang sống trong bất kỳ môi trường thuận lợi nào. Ý thức được những nỗi bất hạnh đó, y bắt đầu hướng tới và bước từng bước khập khiễng vào con đường tâm linh với lòng quyết tâm sắt đá trong nỗ lực khám phá ra cái bình an chân thật muôn đời. 
Trải qua quá trình dấn thân vào con đường tâm linh ấy, ngày nọ y đột nhiên phát hiện ra được một điều là, thật ra y đã không có được một tấm lòng mộ đạo chân thành, không thật sự tìm cầu giải thoát mà thay vào đó là y chỉ khao khát tìm kiếm những chất kích thích, những cảm giác khoái lạc mới lạ để thỏa mãn “cái tôi” của y.

TÁNH KHÔNG VÀ CHÂN KHÔNG

Gần đây, trong khi tu nhìn lại giáo lý tôi thấy có hai điều hệ trọng khác hơn hồi xưa. Hai điều đó là gì? Một là Tánh Không. Hai là Chân Không. Lâu nay người ta thường hay lẫn lộn về hai điều này. Trước tôi nói về Tánh Không. Nhiều vị cho rằng khi đạt được Tánh Không sẽ có vô số thứ nhiệm mầu, tức là Tánh Không diệu hữu, như Chân Không diệu hữu vậy. Đó là do không hiểu, không phân biệt được thế nào là Tánh Không, thế nào là Chân Không. Thế nào là Tánh Không? Khi nói tới Tánh Không, chúng ta phải nhớ Tánh Không Duyên Khởi, khi nói tới Chân Không chúng ta phải nhớ Chân Không Diệu Hữu. Hai từ này nên nhận cho thật kỹ. Tánh Không là thể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp. Vì vậy nói Tánh Không duyên khởi.

Đức Phật dạy con như thế nào? - The Buddha as a Parent

Ngày nay, hầu như người Phật tử nào cũng biết rằng thái tử Tất Đạt Đa, sau này là Đức Phật, đã lìa bỏ tổ ấm của mình để đi tìm con đường giải thoát không lâu sau cái ngày La Hầu La, đứa con trai duy nhất của Ngài, chào đời. Nhiều người cảm thấy khó hiểu, thậm chí phẫn nộ, trước một hành động có vẻ “thiếu trách nhiệm” như thế. Song, ít ai biết rằng sau khi đạt Chánh đẳng Chánh giác, Đức Phật đã trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu, kể từ khi La Hầu La lên 7 tuổi, và Ngài đã là một người cha rất mực mô phạm: La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi. Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?

Phân tích: Chương XVI, Lão Tử Đạo Đức Kinh

Chân lý không phải là cái gì cao xa vời vợi, mà nó luôn tiềm tàng trong dòng sống đang trôi chảy không ngừng trước mắt chúng ta. Không xa nhưng khó thấy vì chúng ta chưa biết cách nhìn, lắng nghe và cảm nhận. Còn đối với những bậc hiền nhân đã tỏ tường lẽ đạo thì sự thật của cuộc đời hiển hiện tròn đầy và sống động. Dù điểm đứng có khác nhau, nhưng chân lý chỉ có một, nên chẳng đáng ngạc nhiên khi bắt gặp những điểm tương đồng thú vị trong những ngôn ngữ diễn tả đạo lý khác nhau. Nghiên cứu Lão Tử Đạo Đức Kinh, có những chương diễn tả đạo hết sức thâm sâu và vi diệu, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị, để cùng thưởng thức vẻ đẹp của bức thông điệp đầy đạo vị mà cách đây hơn hai ngàn năm Lão Tử đã gửi lại cho chúng ta.


BÌNH THẢN TRONG TỈNH THỨC (Be simple and easy, just rest in awareness)

Theo Thiền sư Munindra (1915- 2003), tỉnh thức không phải là điều gì huyền bí nhưng đó là một một trạng thái bình thường mà chúng ta ai cững có thể thực hiện được bất cứ lúc nào hết.
Nên hành thiền trong mọi hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ mó, lúc suy nghĩ…
Bất cứ việc gì chúng ta làm thì nên làm trong chánh niệm (mindfully), sinh động (dynamically), trọn vẹn (totality) và hoàn tất (completness, thoroughness). Đó là thiền.

Sau khi chết kẻ Giác Ngộ đi về đâu?

Một hôm người cùng tử Vacchagotta hỏi Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi chết kẻ Giác Ngộ đi về đâu?” Đức Phật đáp: "Nầy Cùng tử, hãy lượm những que củi nhỏ quanh đây và nhóm lửa lên". Người cùng tử lượm các que củi và đốt lửa. Đức Phật lại nói: "Hãy bỏ thêm củi vào!" Người cùng tử làm theo lời Đức Phật dạy. Đức Phật hỏi: "Thế nào rồi?" Vacchagotta đáp: "Dạ, lửa cháy rất tốt". Đức Phật lại bảo: "Thôi đừng bỏ thêm củi vào nữa". Sau đó đám lửa lụn tàn. Đức Phật hỏi: "Thế nào rồi?" "Dạ, đám lửa đã tàn, thưa Ngài". Đức Phật nói: "Vậy đám lửa đã đi đâu? Đi tới trước? Hay phía sau? Trái? Phải? Lên hay xuống?". Người Cùng tử trã lời: "Dạ không đi đâu cả. Nó chỉ tắt". Đức Phật nói: "Đúng thế. Đó cũng là điều sẽ xảy ra cho kẻ Giác Ngộ sau khi chết".

PHÁP NGỮ 6 - Thiền Sư Viên Minh




Tuệ giác biểu hiện

Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong lành và sáng suốt. Nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội để hiển bày. Như ánh sáng của mặt trăng xưa nay vẫn thường soi chiếu, nhưng tại đám mây giăng kín cả không gian, nên vạn vật phải bị chìm vào trong đêm tối, và đến khi áng mây trôi qua thì khắp không gian đều được sáng tỏ. Cũng vậy, mỗi khi ngọn đèn tuệ giác ở trong tâm ta được thắp sáng, thì bóng tối vô minh không còn. Lúc bấy giờ, niềm an lạc và hạnh phúc chân thực luôn luôn được hiện hữu trong ta, và lan tỏa đến cho mọi người.