Hỏi : Nếu tâm và bộ não là một, thì tại sao khi một tư tưởng hay một ham muốn nổi dậy theo đó bộ óc cho ta biết điều đó là xấu, thế mà tâm ta lại cứ làm theo?
Krishnamurti: Thực sự thì chuyện gì đã xãy ra? Khi tay bạn bị kim nhọn đâm vào, thần kinh chuyển cảm giác này lên não, bộ óc chuyển dịch ra là cảm giác đau đớn, rồi thì trí bạn chống lại cái đau, đưa tới hành động bạn tìm cách rút cái kim ra, hoặc làm cái gì đó để chấm dứt chuyện đau đớn kia. Nhưng tâm trí bạn lại khác, có khi biết đó là chuyện xấu mà cứ để nguyên vậy, hay có khi còn hổ trợ cho nó dù biết là không nên làm vậy.
Chẳng hạn mỗi người đều hiểu rõ là hút thuốc có hại nhưng nhiều người vẫn tiếp tục hút. Tại sao? Bởi vì những người này thích cái cảm giác do việc hút thuốc mang lại. Chỉ có thế. Nếu như tâm bạn bén nhạy, hiểu thấu suốt cái ngu xuẩn của việc hút thuốc cũng như bạn hiểu rõ nỗi đau đớn do cây kim đâm vào da thịt thì bạn sẽ bỏ hút thuốc ngay tức khắc. Nhưng cái tâm của bạn không muốn nhìn thấu suốt, vì nó đã quen với thú vui do việc hút thuốc đem lại. Ðối với lòng tham và bạo lực cũng vậy. Nếu như bạn hiểu rõ lòng tham lam sẽ tác hại như thế nào bạn sẽ không tìm cách biện minh, che đậy cho nó để mà tiếp tục dung dưỡng nó. Khi bạn ăn một món gì khiến bị đau bụng, nếu bạn vẫn tiếp tục ăn nữa thì quả là bạn đã quá yếu đuối và si mê, lầm lạc rồi! Tương tự như vậy, một khi bạn biết rõ tánh đố kỵ, lòng tham lam là độc dược bạn sẽ thức tỉnh để lánh xa ngay. Nhưng bạn thấy đó, thường là tâm bạn hay tìm cách né tránh không chịu nhìn gần, hay quán chiếu sâu vào tận gốc rễ của vấn đề, nó không chịu nhìn nhận tính cách độc hại của dục vọng, đố kỵ, tham lam. Có sự hiện hữu của những thói tật đó đầy dẫy khắp nơI, nên người ta cứ phải hô hào những câu đại để như hãy thảo luận về việc chấm dứt bạo lực, chấm dứt dục vọng thấp hèn gây ra tội ác, hoặc họ đề ra lý tưởng này, lý tưởng kia. Việc duy nhất mà bạn cần làm là tìm hiểu thấu đáo về tính cách độc hại, tính cách hủy diệt của những thói tật này như thế nào để rồi từ bỏ chúng. Chứ nếu bạn cứ luôn miệng nói chúng ta không nên xử dụng bạo lực, chúng ta không nên theo đuổi tham vọng mà thực tế thì cứ làm những chuyện đó thì bạn thuộc loại đạo đức giả rồi!
Chẳng hạn mỗi người đều hiểu rõ là hút thuốc có hại nhưng nhiều người vẫn tiếp tục hút. Tại sao? Bởi vì những người này thích cái cảm giác do việc hút thuốc mang lại. Chỉ có thế. Nếu như tâm bạn bén nhạy, hiểu thấu suốt cái ngu xuẩn của việc hút thuốc cũng như bạn hiểu rõ nỗi đau đớn do cây kim đâm vào da thịt thì bạn sẽ bỏ hút thuốc ngay tức khắc. Nhưng cái tâm của bạn không muốn nhìn thấu suốt, vì nó đã quen với thú vui do việc hút thuốc đem lại. Ðối với lòng tham và bạo lực cũng vậy. Nếu như bạn hiểu rõ lòng tham lam sẽ tác hại như thế nào bạn sẽ không tìm cách biện minh, che đậy cho nó để mà tiếp tục dung dưỡng nó. Khi bạn ăn một món gì khiến bị đau bụng, nếu bạn vẫn tiếp tục ăn nữa thì quả là bạn đã quá yếu đuối và si mê, lầm lạc rồi! Tương tự như vậy, một khi bạn biết rõ tánh đố kỵ, lòng tham lam là độc dược bạn sẽ thức tỉnh để lánh xa ngay. Nhưng bạn thấy đó, thường là tâm bạn hay tìm cách né tránh không chịu nhìn gần, hay quán chiếu sâu vào tận gốc rễ của vấn đề, nó không chịu nhìn nhận tính cách độc hại của dục vọng, đố kỵ, tham lam. Có sự hiện hữu của những thói tật đó đầy dẫy khắp nơI, nên người ta cứ phải hô hào những câu đại để như hãy thảo luận về việc chấm dứt bạo lực, chấm dứt dục vọng thấp hèn gây ra tội ác, hoặc họ đề ra lý tưởng này, lý tưởng kia. Việc duy nhất mà bạn cần làm là tìm hiểu thấu đáo về tính cách độc hại, tính cách hủy diệt của những thói tật này như thế nào để rồi từ bỏ chúng. Chứ nếu bạn cứ luôn miệng nói chúng ta không nên xử dụng bạo lực, chúng ta không nên theo đuổi tham vọng mà thực tế thì cứ làm những chuyện đó thì bạn thuộc loại đạo đức giả rồi!
H: Sự khác biệt giữa ông và tôi là gì?
K: Có thực có sự khác biệt giữa chúng ta hay không? Có thể là da bạn trắng còn da tôi đen hơn. Hay là bạn thông minh và biết nhiều hơn tôi. Hoặc giả tôi thì suốt đời sống ở miền quê trong khi bạn đi cùng khắp thế giới... Ðương nhiên chúng ta có khác nhau về hình dáng, ngôn ngữ, kiến thức, phong tục, tập quán...Nhưng cho dù là người Mỹ, người Nga, người Tàu, hay người Nhật hoặc gì gì khác nữa, chúng ta không phải đều giống nhau ở những điểm cơ bản đó hay sao? Ai trong chúng ta cũng đều có nổi bất an, đều muốn được an toàn, muốn được thương yêu, được no ấm và nhất là được hạnh phúc, sung sướng. Nhưng chúng ta đã vô tình dựng lên những khác biệt giả tạo và khiến cho những điểm tương đồng của chúng ta bị hủy diệt đi. Nếu chúng ta tháo bỏ được những xiềng xích phân chia đó, để lộ ra những điểm giống nhau, có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng yêu thương nhau, quan tâm đến nhau nhiều hơn. Khổ thay, phần đông chúng ta bị trói buộc trong sự giả tạo đó để rồi phân chia ra những cái gọi là khác màu da, khác chủng tộc nhất là khác đức tin. Sự phân chia đức tin này là một bất hạnh lớn cho nhân loại, nó chia cách con người với con người và tạo ra nhiều chống đối, nhiều phe phái. Chỉ có một cách duy nhất là làm sao vượt ra khỏi giới hạn của mọi đức tin, mọi dị biệt, vượt ra cả những điểm tương đồng khiến cho tâm bạn được tự do, tự tại. Lúc ấy bạn mới dễ dàng khám phá đâu là chân lý!
Hỏi: Tại sao chúng ta luôn luôn bị mắc kẹt vào cái tôi và cái của tôi? Tại sao chúng ta cứ tiếp tục bàn cãi mãi về đề tài này?
Krishnamurti: Bạn thực sự muốn biết hay sao? Cái tôi hay cái của tôi là một vấn đề mà hầu như tất cả chúng ta ai cũng bị dính mắc vào đó. Nó là đề tài muôn đời của nhân loại. Chúng ta cứ nói hoài, nói mãi về nó, chỉ có khác là mỗi lần chúng ta lại dùng những danh từ khác nhau, trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, tâm trạng khác nhau. Có khi thì thấy thỏa mãn, sung sướng, có lúc lại khổ đau, chán chường. Ước muốn được hạnh phúc trường cửu, nổi sợ hãi về cái chết hay lo lắng bị mất mát tài sản, của cải, hoặc là khoan khoái khi được khen tặng, thù ghét khi bị nhục mạ, tranh cãi nhau về thượng đế của tôi hay thượng đế của anh, nên đi theo đường lối của anh hay cách thức của tôi..v..v.. Ðầu óc bạn không ngừng bị cột chặt vô chuyện này và chỉ chuyện này mà thôi. Cũng có khi tâm bạn giả vờ suy tư tới những chuyện cao quí hơn, chẳng hạn như là chuyện vận động cho hòa bình, cổ vũ cho việc xem nhau như anh em, sống lương thiện, yêu thương đồng loại..v..v...Nhưng đằng sau những chiêu bài tốt đẹp nầy luôn luôn có sự tranh chấp của cái tôi và cái của tôi. Và đó chính là nguyên nhân của tất cả mọi vấn đề mà chúng ta cứ lôi ra mổ xẽ mỗi khi chúng ta gặp nhau.
H: Làm sao ông biết được những điều mà ông nói, ông học từ đâu ra?
K: Câu hỏi này rất hay. Ðây này, nếu như tôi nói về bản thân tôi, tôi đâu cần đọc sách gì. Nếu bạn quan sát cái tâm của bạn, bạn sẽ thấy tất cả đều nằm trong đó. Cho nên khi bạn khởi sự cuộc hành trình tự học, sách vở không còn cần thiết nữa! Nó giống như bạn đi vào một thế giới khác lạ, nơi đó bạn sẽ tìm thấy nhiều điều mới mẻ, và khám phá nhiều chuyện bất ngờ. Bạn sẽ thấy một khi bạn đặt tầm quan trọng vào chuyện nầy, thì trái lại nó sẽ không giá trị gì nữa! Chính vào giây phút bạn tuyên bố tôi chính là người đã khám phá ra điều này, tôi là người vĩ đại, tôi là người biết nhiều là bạn thua rồi! Khi ta muốn thực hiện một chuyến đi lâu dài, ta chỉ nên mang theo một ít hành trang mà thôi. Khi ta dự định leo lên một ngọn núi thật cao, dĩ nhiên ta mang theo đồ nhẹ cho khỏi vướng víu. Cho nên câu hỏi này rất quan trọng, bởi vì khám phá và hiểu biết xuất phát từ việc tự học hỏi nơi mình qua việc quán chiếu cái tâm của mình. Khi bạn nói với người hàng xóm câu gì, bạn nói như thế nào, bạn đi đứng ra làm sao, cách bạn nhìn bầu trời hay bạn ngắm đàn chim, cách bạn đối xử với mọi người, cách bạn chặt một cành cây..v..v... tất cả những sự kiện nầy đều quan trọng, bởi vì chúng chính là tấm gương phản chiếu con người của bạn, và nếu như bạn luôn tỉnh thức đối với từng hành động của mình. Qua mỗi một giây phút bạn sẽ khám phá thấy tất cả mọi chuyện dưới một hình thức mới mẻ.
H: Sự cần thiết và sự tham lam khác nhau như thế nào?
K: Bạn thực sự không biết hay sao? Bạn quả thực không biết khi nào thì bạn cần, và lúc nào là bạn tham? Ta hãy bắt đầu từ trình độ thấp nhất và bạn sẽ thấy rõ mọi sự. Bạn biết khi bạn có đầy đủ quần áo, nữ trang hay là bất cứ món gì đó, bạn không cần phải triết lý biện minh cho nó. Ðó là sự cần thiết. Nhưng khi sự cần thiết này tiến lên một bực khiến bạn phải tìm cách triết lý, biện minh cho nó, tìm cách giải thích lung tung đó là lúc bạn bắt đầu đi vào chỗ tham lam. Thí dụ, một bệnh viện cần nhiều giường cho bệnh nhân, cần tiêu chuẩn vệ sinh nào đó, cần món này, món nọ...Một người khách du lịch có thể cần một chiếc xe, một áo lạnh...Ðó là nhu cầu cần thiết. Bạn cần một kiến thức hoặc chuyên môn nào đó để làm việc. Nếu bạn là kỹ sư, bạn cần biết một số kiến thức về máy móc. Nhưng kiến thức đó có thể trở thành công cụ để phục vụ cho lòng tham lam. Tâm bạn rất là khéo léo, khôn ngoan trong việc dùng những chiêu bài thích hợp để biện minh cho lòng tham lam. Nếu như bạn có một ý thức rõ ràng về nhu cầu cần thiết thực sự của bạn, bạn cũng sẽ biết ngay được lúc nào tâm bạn vượt qua khỏi sự cần thiết để trở thành tham lam.
H: Tại sao chim chóc bay đi mất khi ta đến gần chúng?
K: Tôi hiểu ý bạn. Một câu mới thoạt nghe mọi người đều nghĩ nó thật tầm thường nhưng thực sự mang tầm quan trọng rất sâu xa. Tôi cũng nghĩ như bạn là nếu ta đến gần mà chim không bay đi, để yên cho ta có thể sờ chúng, vuốt ve chúng thì thật là thú vị biết bao! Nhưng bạn có công nhận chúng ta là một giống dã man? Chúng ta giết hại chim chóc, hành hạ thú vật; chúng ta dùng lưới bắt rồi nhốt vô chuồng. Bạn hãy tưởng tượng, một chú két xinh đẹp bị giam cần trong chiếc lồng! Mỗi chiều, nó cứ kêu gọi tìm đàn và buồn bã nhìn những cánh chim khác đang bay lượn trong bầu trời bao la rộng mở! Chúng ta làm những chuyện như vậy đối với loài chim, thử hỏi làm sao chúng không sợ hãi khi ta đến gần? Nhưng nếu bạn thử ngồi yên lặng ở một nơi vắng vẽ, nên nhớ là phải thật yên nhé! Chẳng bao lâu bạn sẽ thấy vài chú chim xà xuống tới gần gần bạn. Bạn sẽ có cơ hội quan sát chúng. Bạn sẽ thấy chúng có những động tác luôn luôn cảnh giác, những đôi chân bé xíu nhưng nhanh thoăn thoắt, những bộ lông đẹp đẽ. Nhưng muốn đạt được chuyện nầy bạn cần lòng nhẫn nại vô biên, cần một tình thương rộng lớn, và nhất là trong tâm bạn cần an nhiên tự tại, nghĩa là không có vẫn lên một nỗi sợ hãi nào. Vì dường như thú vật rất nhạy cảm với tâm trạng của ta. Nếu trong lòng bạn có nỗi bất an, thì nỗi bất an đó sẽ lây sang lũ chim, khiến chúng sợ hãi mà tìm cách bay đi xa. Bạn cố tìm cách ngồi yên dưới một gốc cây, không phải chỉ trong 2 hay 3 phút, vì chim chóc không đến làm quen với ta trong một thời gian ngắn ngủi như vậy. Mỗi ngày bạn cứ chịu khó đến ngồi yên ở một chổ giống nhau. Không bao lâu bạn sẽ khám phá ra một điều là tất cả mọi sự vật chung quanh bạn đều sống động. Ngọn cỏ lấp lánh dưới ánh mặt trời, những con chim không ngừng nhảy nhót, những đóa hoa lung linh muôn màu, hay một cánh diều bay bổng trên trời cao. Nhưng để thấy được tất cả những điều này, và cảm nhận hết những nguồn vui do sự thấy biết đó đem lại, bạn cần giữ tâm bạn ở trạng thái an bình, không sóng gió.
Tác giả: KRISNAMURTI
Phỏng dịch: Diệu Quế
Tác giả: KRISNAMURTI
Phỏng dịch: Diệu Quế