Chân lý - Thực tại - Thượng đế

Chân lý

Chân lý là chân lý, một mình, đơn độc; không lề, không lối; không hề có nẻo vào. Chân lý thì chẳng lối để vào, song nó phải đến với bạn. Chân lý chỉ tới được bạn khi trí bạn thật giản dị, trong sáng, và tâm bạn có yêu thương; chứ nó không đến khi tâm bạn chất chứa đầy ký ức. Rồi khi tâm trọn yêu thương, bạn sẽ không nói gì đến kết tạo tình huynh đệ; bạn không nói về đức tin, bạn không nói về sự phân biệt, chia rẽ hoặc những thứ quyền lực tạo nên chia cách, bạn cũng không cần gì theo đuổi sự hòa giải, hòa hợp chi nữa cả. Và bạn là một Người-giản-dị không nhãn mác, chẳng hề có quốc gia. Nghĩa là, bạn phải giải thoát chính bạn ra khỏi tất cả những thứ đó để cho phép sự thật, chân lý đi vào hiện thể; do chân lý chỉ có thể đến khi thức tâm rỗng rang, khi trí óc ngừng tạo tác.

Chân Lý - Sức mạnh chân lý


Satya (Đạo/Chân Lý)


Trong cuốn tự truyện duy nhất của Gandhi mang tên “The Story of My Experiments with Truth” (tạm dịch: Câu chuyện trải nghiệm của tôi về Sự thật) nêu bật phương châm sống của ông: Chân lý chính là Chúa trời. 

TẠO MỘT NỀN TẢNG TỐT CHO THIỀN QUÁN


Nhiều người cứ nghĩ rằng chỉ cần thêm một chút thiền quán vào trong thời khoá sinh hoạt hàng ngày của mình thì những tác dụng tốt đẹp của thiền định sẽ tràn ngập toàn thể cuộc sống của họ mà chẳng cần phải làm thêm bất kỳ việc gì khác. Chỉ cần đưa thêm thiền quán vào cái hỗn hợp đời sống của ta thì điều đó sẽ thay đổi tất cả những hợp phần khác - đó là điều chúng tathường nghĩ; nhưng thực sự thiền quán không tác động theo lối đó. Chúng ta phải làm cho đời sống của mình trở thành một nơi thích hợp để thiền quán thấm vào, vì lẽ một số hành động và trạng thái tâm thức của ta thực sự chống lại việc tiếp nhận bất kỳ ảnh hưởng nào của thiền quán.