PHÁP ĐƠN GIẢN

… Hãy chọn phương cách để lắng nghe, Pháp chỉ như thế này, Pháp không có gì khác. Pháp có màu sắc không? Có hình thể không? Có góc cạnh? Có ngắn, dài? Không có cách gì để biết ngoài những so sánh như thế này. Nếu quý vị hiểu những điều này, quý vị hiểu Pháp”.
“Đừng nghĩ rằng Pháp nằm ở đâu xa. Pháp ở ngay cạnh bạn; Pháp là về bản thân bạn. Hãy quán sát. Lúc buồn, lúc vui, lúc tự tại, lúc bất mãn, lúc giận, lúc oán trách người: Tất cả đều là Pháp…

Tu tập là ngay ở nơi đó

Trong giây phút này, mỗi kinh nghiệm của chúng ta đều có hai phương diện. Thứ nhất là nội dung của kinh nghiệm ấy, điều mà ta nhận biết và ý thức được; và thứ hai là tác ý (intention) của mình, cái phản ứng cảm xúc của ta đối với nó. Với cái nhìn của thiền quán thì cái thứ nhất hoàn toàn không đáng kể, trong khi điều thứ hai lại quan trọng vô cùng.
Kinh nghiệm: Nội dung và Phản ứng
Theo tâm lý học Phật Giáo, kinh nghiệm của chúng ta được tạo dựng lên hoàn toàn mới toanh trong từng mỗi giây phút, khi cái biết về một trong sáu đối tượng (một hình ảnh, một âm thanh, một mùi hương, một vị nếm, một xúc chạm hoặc một tư tưởng) khởi lên rồi lập tức mất đi. 

KHÔNG GIAN CHUNG QUANH NHỮNG TƯ TƯỞNG - CÁI THẤY VÀ BIẾT CỦA TÂM PHẬT

KHÔNG GIAN CHUNG QUANH NHỮNG TƯ TƯỞNG


Hãy lấy một câu nói đơn giản, "Tôi là," rồi bắt đầu ghi nhận, quán sát, và suy tưởng trên vùng không gian nằm chung quanh hai chữ "tôi là" nầy. Thay vì đi tìm một cái gì khác, bạn hãy duy trì sự chú ý trên vùng không gian bao chung quanh hay chữ nầy. Bạn hãy nhìn tiến trình tư duy, thật sự xem xét và tìm hiểu quá trình ấy. Bây giờ, bạn sẽ thấy là bạn không thể thấy được con người đang suy nghĩ ở trong bạn, vì ngay giây phút mà bạn ghi nhận là bạn đang suy nghĩ, tiến trình suy nghĩ chấm dứt và biến mất ngay. Bạn có thể tiếp tục lo nghĩ, "Tôi không biết là điều này sẽ xảy ra hay không. Nếu điều nầy xảy ra thì sự việc sẽ như thế nào? Ồ, tôi lại đang suy nghĩ rồi. "và khi bạn biết là bạn đang suy nghĩ, tiến trình suy nghĩ lại chấm dứt.

MƯỜI MỘT MAHA PARITTA SUTTA (Minh Hộ Kinh)

Trong các loại Kinh bảo hộ, quan trọng nhất là tuyển tập mười một Minh Hộ Kinh ( Paritta Sutta). Những Paritta Sutta này được tụng niệm một mình hoặc tập thể nhiều người. Một số hoặc tất cả những Kinh ( sutta) này được tụng niệm như một phần của những sùng mộ thông thường của Phật tử, nhằm chống lại những hiểm nguy và tai hoạ, dù chúng tự nhiên hay siêu nhiên. Phòng tránh những biến cố không hay đang diễn ra và vô hiệu hoá các rủi ro từng xảy ra là hai mục đích chính của việc tụng niệm trong những dịp đặc biệt.
Một điều quan trọng cần phải lưu ý là mỗi Paritta Sutta có một chức năng đặc trưng, mặc dù bất cứ paritta nào cũng có thể được tụng niệm như một biện pháp bảo hộ thông thường. Do đó, ví dụ như Angulimala paritta phải được tụng trong trường hợp sinh khó; Khandha paritta đề phòng việc rắn cắn và nhiễm độc; Vatta paritta nhằm dập tắt ngọn lửa hung dữ; Mora paritta nhằm giải thoát một người khỏi ngục tù; Bojjhanga paritta nhằm chữa trị các bệnh nhân bị bệnh nguy kịch vv..